imageimage

Chứng khoán phái sinh (CKPS)

Là một dạng công cụ tài chính mà giá trị phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở. CKPS được thể hiện dưới nhiều kiểu hình thức hợp đồng, trong đó quy định quyền lợi và/ hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia đối với việc thanh toán bằng tiền và/ hoặc chuyển giao tài sản cơ sở tại mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.


CKPS được chia làm 4 loại chính:

  • Hợp đồng kỳ hạn
  • Hợp đồng tương lai
  • Hợp đồng quyền chọn
  • Hợp đồng hoán đổi


undefined

Rồng Việt là thành viên giao dịch, thành viên bù trừ thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ liên quan trên cơ sở bảo mật, trung thực, chính xác và nhanh chóng nhất, giúp Khách hàng dễ dàng tiếp cận với công cụ tài chính này.


   Ký quỹ ban đầu


Là giá trị ký quỹ tối thiểu mà Khách hàng cần phải có đối với các vị thế dự kiến mở/ đã mở trước khi thực hiện giao dịch, trừ giao dịch đối ứng.



 

Ký quỹ ban đầu (IM) = Số lượng Hợp đồng * Giá thị trường * Hệ số nhân Hợp đồng * Tỷ lệ ký quỹ 

 

 Nội dungHợp đồng tương lai chỉ sốHợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ (HĐTL TPCP)  
Hệ số nhân hợp đồng100,00010,000
Tỷ lệ ký quỹ tại Rồng Việt17% 2.5%


   Ký quỹ biến đổi


Là lãi lỗ vị thế trong phiên giao dịch của các vị thế mở trên tài khoản.


 

Ký quỹ biến đổi (VM) = Chênh lệch giá * Số lượng Hợp đồng * Hệ số nhân Hợp đồng 

 

Quy ước ngày giao dịch hiện tại là T, chênh lệch giá được xác định như sau:

 Nội dungVị thế hiện cóVị thế đóng trong ngày
 Đã mở trước ngày TGiá thị trường ngày T – Giá thanh toán cuối ngày T-1 Giá thanh toán đóng vị thế ngày T –
Giá thanh toán cuối ngày T-1
 Mở mới trong ngàyGiá thị trường ngày T – Giá thanh toán mở vị thế ngày TGiá thanh toán đóng vị thế ngày T –
Giá thanh toán mở vị thế ngày T


   Ký quỹ đảm bảo thực hiện và Thanh toán HĐTL TPCP


 

 NgàyKhách hàng nắm giữ vị thế đáo hạn bên MUAKhách hàng nắm giữ vị thế đáo hạn bên BÁN
Ngày E-3Tỷ lệ ký quỹ đảm bảo 2.5% Tỷ lệ ký quỹ đảm bảo 2.5%
Ngày E-2Tỷ lệ ký quỹ đảm bảo 2.5%
 Tỷ lệ ký quỹ đảm bảo 2.5%  
Ngày E-1Tỷ lệ ký quỹ đảm bảo 2.5%
Tỷ lệ ký quỹ đảm bảo 2.5%
Khách hàng nộp trái phiếu để thực hiện hợp đồng, sau thời hạn này Rồng Việt thực hiện đóng vị thế tương ứng. Trường hợp không đóng được vị thế được xem là mất khả năng thanh toán và phải nộp bồi thường theo quy định. 
Ngày E (Ngày đáo hạn)Tỷ lệ ký quỹ đảm bảo 5%
Khách hàng nộp tiền thực hiện hợp đồng trước 15h, sau thời hạn này được xem là mất khả năng thanh toán và phải nộp bồi thường theo quy định 
Tỷ lệ ký quỹ đảm bảo 5%

 

Ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP (DM) =
Số lượng Hợp đồng * Giá thanh toán * Hệ số nhân Hợp đồng * Tỷ lệ ký quỹ đảm bảo

 

Giá trị thanh toán HĐTL TPCP = Số lượng Hợp đồng * Hệ số nhân Hợp đồng * (Giá thanh toán * Hệ số chuyển đổi
của trái phiếu chuyển giao + Lãi tích lũy * 100.000)

 

Giá trị bồi thường theo quy định = 5% * Giá thanh toán * Hệ số nhân Hợp đồng * Số hợp đồng mất khả năng thanh toán

 


   Ký quỹ duy trì


Là tổng giá trị ký quỹ mà Khách hàng cần phải có để duy trì các vị thế trong phiên giao dịch.


 

Ký quỹ duy trì (MR) = Ký quỹ ban đầu (IM) + Ký quỹ biến đổi (VM lỗ ròng) + Ký quỹ bảo đảm thực hiện HĐTL TPCP (DM)

 

Lưu ý: chỉ có VM lỗ ròng mới được tính vào MR.

Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ (TLSDTSKQ)

Là tỷ lệ giữa giá trị ký quỹ yêu cầu (MR) với tổng giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ.


 

 Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ = MR/Tổng Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ  

 

Các ngưỡng cảnh báo


Mức xử lý

85% ≤ TLSDTSKQ, Rồng Việt thực hiện đóng bớt vị thế bắt buộc để đưa TLSDTSKQ về mức an toàn

Mức cảnh báo

75%  ≤ TLSDTSKQ < 85%, Rồng Việt tự động điều chuyển tiền từ tài khoản của Khách hàng tại Rồng Việt lên Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam hoặc ngược lại để đưa TLSDTSKQ về mức an toàn

Mức an toàn

TLSDTSKQ  < 75%

Giới hạn vị thế 

Là số lượng tối đa các hợp đồng tương lai có cùng tài sản cơ sở nhưng khác tháng đáo hạn mà Khách hàng được nắm giữ trên từng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh.


 

Loại tài khoảnHợp đồng tương lai chỉ số Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 
Nhà đầu tư cá nhân5,000 Hợp đồngChưa thực hiện
 Nhà đầu tư tổ chức10,000 Hợp đồng5,000 Hợp đồng
 Nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp
20,000 Hợp đồng
10,000 Hợp đồng


Thuế = Giá chuyển nhượng từng lần * Thuế suất 

Thuế suất 0.1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần = (Giá thanh toán HĐ * Hệ số nhân HĐ * Số lượng HĐ * Tỷ lệ ký quỹ ban đầu VSD)/2

 Nội dungHợp đồng tương lai chỉ số

Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ

 Tỷ lệ ký quỹ ban đầu VSD 17%2.5%

 

Để biết thêm chi tiết, hãy click vào đây để xem chi tiết biểu phí
MụcDiễn giải 
Đóng vị thếMở một vị thế mới đối ứng với một vị thế đang nắm giữ có cùng tài sản cơ sở và cùng kỳ hạn.
Giá hợp đồngMức giá được khớp giữa các lệnh của nhà đầu tư thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán và là mức giá giao dịch của hợp đồng.
Giá thanh toán cuối cùngMức giá của tài sản cơ sở do Sở giao dịch chứng khoán phối hợp với Trung tâm bù trừ xác định vào ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở đó, dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng.
Giá thanh toán cuối ngàyMức giá hợp đồng phái sinh do Sở giao dịch chứng khoán xác định để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh cuối ngày của từng hợp đồng.
Giới hạn vị thế Số lượng tối đa các hợp đồng tương lai có cùng tài sản cơ sở nhưng khác tháng đáo hạn mà nhà đầu tư được nắm giữ trên từng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh.
Gọi ký quỹ Việc yêu cầu nhà đầu tư nộp bổ sung tiền khi tài khoản ký quỹ xuống mức thấp hơn ký quỹ duy trì.
Hạch toán theo giá
hàng ngày
Là quy trình diễn ra hàng ngày sau khi kết thúc giao dịch, theo đó Sở giao dịch sẽ xác định một mức giá thanh toán cuối ngày cho mỗi một hợp đồng. Tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư sẽ được điều chỉnh lại; các khoản lỗ, lãi theo danh mục đầu tư, các vị thế đang nắm giữ.
Hệ số nhân hợp đồngHệ số quy đổi giá trị của hợp đồng tương lai chỉ số thành tiền. Đối với hợp đồng tương lai trên chỉ số, do đơn vị là điểm chỉ số nên cần phải có một hệ số để quy đổi giá trị chỉ số này thành tiền.
Ký quỹ Khoản tiền và chứng khoán được chấp nhận đặt cọc để tham gia giao dịch, đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh toán hợp đồng của nhà đầu tư.
Ký quỹ ban đầu Số tiền mà nhà đầu tư phải đặt cọc với công ty môi giới đối với mỗi hợp đồng trước khi giao dịch.
Ký quỹ duy trìSố tiền ký quỹ tối thiểu trong tài khoản đối với mỗi vị thế mở mà nhà đầu tư đang nắm giữ.
Ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP Giá trị ký quỹ mà nhà đầu tư phải nộp từ sau ngày giao dịch cuối cùng (ngày E+1) và duy trì cho đến ngày thanh toán cuối cùng (E+3) để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, thay cho khoản ký quỹ ban đầu.
Mở vị thế Tham gia vào một bên của hợp đồng phái sinh.
Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày cuối cùng một hợp đồng được giao dịch trong tháng đáo hạn của hợp đồng đó. Hết ngày giao dịch cuối cùng, tất cả các vị thế đang nắm giữ đối với hợp đồng đáo hạn sẽ được thanh toán, hợp đồng này sẽ được hủy niêm yết và một hợp đồng mới cùng tài sản cơ sở có kỳ hạn xa nhất theo quy định sẽ được niêm yết mới.

Tài sản cơ sở Tài sản là đối tượng được thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh.
Tài sản ký quỹ Các tài sản được chấp nhận sử dụng làm ký quỹ để giao dịch hợp đồng phái sinh.
Tháng đáo hạn Tháng mà hợp đồng chứng khoán phái sinh được đáo hạn và hủy niêm yết.
Thanh lý vị thế/ tất toán
vị thế
Thực hiện thanh toán theo đúng hợp đồng khi đáo hạn.
Thành viên bù trừ Các tổ chức được trung tâm bù trừ chấp thuận làm thành viên để thực hiện nghiệp vụ bù trừ.
Thành viên giao dịch Các tổ chức được Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận làm thành viên để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Thị trường cơ sở Là thị trường giao dịch của các loại tài sản cơ sở.
Trung tâm bù trừTổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ và thanh toán cho các giao dịch chứng khoán phái sinh, là Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Vị thế Là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng khoán phái sinh mà nhà đầu tư đang nắm giữ tại thời điểm đó.
Vị thế mua Nhà đầu tư mua một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế mua.
Vị thế bánNhà đầu tư bán một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế bán.

 

[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object]
undefined

Hợp đồng Tương lai tồn tại hai bên: bao gồm Bên Mua và Bên Bán Hợp đồng. Nhà đầu tư được coi là Bên Mua (tham gia vị thế mua) hoặc Bên Bán (tham gia vị thế bán) của hợp đồng khi đặt lệnh mua/bán hợp đồng trên thị trường và được khớp lệnh đối ứng trên cơ sở giá và khối lượng. Nếu nhà đầu tư có nhu cầu mua tài sản cơ sở, hoặc/và kỳ vọng giá của tài sản cơ sở sẽ tăng trong tương lai, thì nhà đầu tư sẽ tham gia vị thế mua Hợp đồng; ngược lại, nếu nhà đầu tư có nhu cầu bán tài sản cơ sở hoặc/và kỳ vọng giá của tài sản cơ sở sẽ giảm trong tương lai, thì nhà đầu tư sẽ tham gia vị thế bán hợp đồng.

Khi hợp đồng được mở trên thị trường (lệnh mua và lệnh bán được khớp), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) sẽ bắt đầu thực hiện thanh toán bù trừ cho hợp đồng đó theo cơ chế Đối tác Bù trừ Trung tâm. Theo đó, vào cuối ngày giao dịch, dựa vào các mức giá thanh toán hàng ngày và giá mà nhà đầu tư đã tham gia vị thế mua/bán hợp đồng, TTLKCK sẽ tính toán lãi/lỗ của vị thế mà nhà đầu tư  nắm giữ và thực hiện chuyển giao tiền từ bên lỗ cho bên lãi. Hoạt động này được gọi là Hạch toán hàng ngày và được diễn ra trong suốt quá trình nhà đầu tư tham gia hợp đồng.

Trong trường hợp đến ngày đáo hạn vẫn tồn tại vị thế mua/bán hợp đồng thì bên Bán và bên Mua có nghĩa vụ thực hiện thanh toán cuối cùng. Trường hợp việc thanh toán là chuyển giao vật chất thì bên mua phải thanh toán tiền còn bên bán phải giao tài sản cơ sở theo hướng dẫn và quy định của TTLKCK.

Giới hạn vị thế được đặt ra nhằm ngăn ngừa việc một cá nhân hoặc tổ chức có thể nắm giữ số lượng hợp đồng quá lớn, qua đó gây ảnh hưởng đáng kể lên giao dịch của chứng khoán phái sinh. Việc sử dụng giới hạn vị thế sẽ giúp duy trì thị trường ổn định và công bằng, qua đó đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.

Sau khi tham gia vào hợp đồng, nhà đầu tư có thể nắm giữ hợp đồng cho đến thời điểm đáo hạn hoặc thoát khỏi hợp đồng trước khi hợp đồng đáo hạn. Để thoát khỏi vị thế đang tham gia, ví dụ vị thế bán, thì nhà đầu tư cần đặt lệnh đối ứng (vị thế mua) trên thị trường. Nếu lệnh này được khớp, thì nhà đầu tư được coi là đã thoát khỏi vị thế của mình.

Việc thoát khỏi hợp đồng (hay còn gọi là đóng vị thế) được nhà đầu tư thực hiện trong nhiều trường hợp:

  • Khi nhà đầu tư không có nhu cầu nắm giữ hợp đồng;
  • Khi nhà đầu tư có nhu cầu chốt lãi/ lỗ;
  • Khi nhà đầu tư đang nắm giữ số lượng vị thế vượt quá mức quy định;
  • Khi nhà đầu tư không đủ khả năng bổ sung ký quỹ theo yêu cầu.

Nguyên tắc thanh toán đối với HĐTL sẽ được quy định tại mẫu hợp đồng, theo đó việc thanh toán có thể được thực hiện dưới một trong hai hình thức sau:

Thanh toán bằng tiền: hình thức này thường được áp dụng cho một số loại HĐTL có tài sản cơ sở không thể chuyển giao (chỉ số cổ phiếu, lãi suất, thời tiết, kết quả bầu cử, v.v...) hoặc do tính chất phù hợp khi thiết kế sản phẩm nên  được lựa chọn làm phương thức thanh toán cho sản phẩm đó. Giá trị tiền thanh toán sẽ được tính trên lãi/ lỗ của khoản ký quỹ của nhà đầu tư khi giá hợp đồng biến động trên thị trường.

Thanh toán bằng hình thức chuyển giao vật chất: áp dụng cho một số loại HĐTL có tài sản cơ sở có thể chuyển giao (cổ phiếu đơn lẻ, trái phiếu, hàng hóa, v.v….) hoặc do tính chất phù hợp khi thiết kế sản phẩm. vào thời điểm đáo hạn, bên mua của HĐTL sẽ thực hiện chuyển tiền và bên bán HĐTL sẽ thực hiện chuyển giao tài sản cơ sở theo yêu cầu của Trung tâm Thanh toán Bù trừ, thông qua hệ thống thanh toán của Trung tâm.

Nguyên tắc giao dịch Hợp đồng tương lai có nhiều đặc điểm tương tự giao dịch của chứng khoán cơ sở (cổ phiếu, trái phiếu). Tuy nhiên, hợp đồng tương lai có một số đặc điểm khác biệt sau đối với chứng khoán cơ sở:

  • Tổng số lượng Hợp đồng Tương lai lưu hành không bị giới hạn: khác với cổ phiếu hay trái phiếu, Hợp đồng tương lai không có khái niệm tổ chức phát hành. Số lượng hợp đồng lưu hành trên thị trường phụ thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư.
  • Nhà đầu tư có thể tham gia vị thế bán hợp đồng tương lai mà không cần sở hữu tài sản cơ sở của hợp đồng đó. Nhà đầu tư không cần phải có đủ tiền bằng tổng giá trị của Hợp đồng để tham gia mua hợp đồng.
  • Nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một số tiền bằng một phần giá trị của Hợp đồng mà nhà đầu tư muốn tham gia. Đây chính là Lợi thế đòn bẩy của Hợp đồng Tương lai.

Với đặc điểm Lợi thế đòn bẩy, không bị giới hạn về số lượng hợp đồng lưu hành, có thể tham gia mua/ bán mà không cần sở hữu tài sản cơ sở/ đủ tiền, Hợp đồng Tương lai là một sản phẩm ưa thích của những nhà đầu tư với mục đích:

Phòng hộ rủi ro: nhà đầu tư có thể giảm thiểu các rủi ro về biến động giá của một loại tài sản bằng việc tham gia Hợp đồng Tương lai.

Đầu cơ: nhà đầu tư có thể kiếm lời với giá trị lớn dựa trên một khoản ký quỹ có giá trị nhỏ.

Tìm kiếm cơ hội chênh lệch giá: giá của Hợp đồng Tương lai và giá của Tài sản cơ sở của Hợp đồng thường biến động giống nhau, tuy nhiên trong một số trường hợp hai sản phẩm trên có biến động khác nhau, nhà đầu tư có thể tìm kiếm được lợi nhuận chênh lệch giá mà không phải bỏ ra bất kỳ khoản tiền nào.

Lợi thế đòn bẩy là một đặc điểm khác biệt của CKPS so với chứng khoán cơ sở. Về cơ bản, khi tham gia giao dịch HĐTL, nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra một khoản tiền (Ký quỹ) có giá trị nhỏ hơn nhiều so với giá trị của hợp đồng mà nhà đầu tư muốn tham gia (giá trị hợp đồng). Ví dụ:

Nhà đầu tư có nhu cầu tham gia vị thế mua 01 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn vào tháng 09/2017 với giá là 703 điểm. Nhà đầu tư đặt lệnh mua 01 hợp đồng và được khớp trên thị trường với giá trên. Như vậy nhà đầu tư đã được ghi nhận bởi TTLKCK là đã tham gia 01 vị thế mua với giá 703 điểm.

Nếu tại mẫu hợp đồng tương lai chỉ số VN30 quy định: hệ số nhân của 01 hợp đồng là 100.000 VNĐ/điểm chỉ số thì:
Giá trị 01 hợp đồng bằng: 703 điểm * 100,000 VNĐ/điểm chỉ số = 70.3 triệu VNĐ

Tuy nhiên, nếu mức ký quỹ ban đầu được quy định là 13% thì thay vì bỏ ra 70.3 triệu, nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra số tiền và/ hoặc tài sản có giá trị:
70.3 triệu * 13% = 9,139,000 VNĐ

Đây  được gọi là mức Ký quỹ Ban đầu.
Số tiền ký quỹ ban đầu này sẽ được TTLKCK sử dụng trong việc tính toán lãi/ lỗ của nhà đầu tư (nguyên tắc này được gọi là hạch toán theo giá thị trường). Ví dụ: khi giá hợp đồng tương lai tăng từ 703 lên 705 điểm, nhà đầu tư đang có lãi với giá trị bằng:
(705 – 703) *100,000 VNĐ/điểm chỉ số = 200,000 VNĐ

Nếu như giao dịch tại thị trường cơ sở, thì phần trăm lãi của nhà đầu tư sẽ chỉ bằng:
(705 – 703) / 703 * 100% = 0.28%

Tuy nhiên, đối với hợp đồng tương lai, thì phần trăm lãi của nhà đầu tư sẽ bằng:
(705 – 703) * 100,000 / 9,139,000 * 100% = 2.19%

Như vậy có thể thấy, một biến động nhỏ về giá của hợp đồng tương lai có thể tạo ra hiệu ứng lãi / lỗ trên khoản đàu tư lớn hơn nhiều so với việc đầu tư vào các chứng khoán cơ sở.

Lợi thế đòn bẩy cũng chính là nguyên nhân gây ra rủi ro khi đầu tư vào hợp đồng tương lai. Khi giá của hợp đồng tương lai biến động theo chiều hướng có lợi (ví dụ: giá hợp đồng tăng đối với nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua, giá hợp đồng giảm đối với nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán), thì nhà đầu tư có thể ghi nhận một khoản lãi lớn trên giá trị ký quỹ ban đầu. Nhưng ngược lại, khi giá hợp đồng biến động theo chiều hướng bất lợi, nhà đầu tư có thể sẽ phải chịu những khoản thiệt hại lớn trên tài khoản ký quỹ trong thời gian rất ngắn.

Khi giá trị ký quỹ của nhà đầu tư xuống thấp hơn mức cho phép (mức Ký quỹ yêu cầu duy trì), nhà đầu tư phải nhanh chóng bổ sung ký quỹ. Nếu không bổ sung ký quỹ kịp thời, nhà đầu tư buộc phải đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế đang nắm giữ bằng việc đặt lệnh đối ứng trên thị trường. Khi đóng được vị thế, nhà đầu tư vẫn phải thanh toán các thiệt hại cho TTLKCK và công ty chứng khoán nếu giá trị ký quỹ của nhà đầu tư không đủ để chi trả.

Nhà đầu tư có thể sử dụng HĐTL để thay thế cho việc mua chứng khoán cơ sở (cổ phiếu chứng chỉ quỹ, cổ phiếu đơn lẻ) để điều chỉnh danh mục đầu tư của nhà đầu tư. So với việc đầu tư vào các cổ phiếu đơn lẻ, hợp đồng tương lai chỉ số có một số ưu điểm sau:

  • Người đầu tư có thể “mua cả thị trường cổ phiếu” thông qua việc mua hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu, thay vì phải mua từng cổ phiếu đơn lẻ hoặc phải đầu tư qua một công ty quản lý quỹ;
  • Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu mang lại lợi thế đòn bẩy cao hơn bất kỳ cổ phiếu đơn lẻ nào;
  • Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu chỉ cần yêu cầu phần vốn đầu tư thấp so với giá trị hợp đồng;
  • Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu có rủi ro thấp hơn việc mua và nắm giữ cổ phiếu đơn lẻ;
  • Đầu tư vào HĐTL chỉ số cổ phiếu, người đầu tư chỉ phải theo dõi diễn biến một chỉ số, không cần phải theo dõi hàng trăm cổ phiếu đơn lẻ;
  • Tính ứng dụng cao: một hợp đồng tương lai trên chỉ số có thể sử dụng làm công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhiều danh mục chứng khoán khác nhau của nhà đầu tư;
  • Tính minh bạch và độ an toàn cao: do tài sản cơ sở là chỉ số cổ phiếu bao gồm nhiều cổ phiếu thành phần, các hoạt động gây thao túng chỉ số sẽ khó thực hiện;
  • Hình thức thanh toán dễ dàng và tiện lợi: do tài sản cơ sở là chỉ số cổ phiếu, không phải là một tài sản có thể chuyển giao, nên việc thanh toán hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu được thực hiện bằng tiền dựa trên lãi/ lỗ của các bên;
  • Việc thanh toán được Trung tâm Thanh toán Bù trừ thực hiện liên tục trong ngày đảm bảo giảm thiểu tối đa tính rủi ro đối tác của hợp đồng.

Với các lợi ích trên, sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu là sản phẩm được ưa chuộng nhất tại thị trường chứng khoán phái sinh trên các Sở Giao dịch Chứng khoán trên thế giới, với độ thanh khoản cao, được nhà đầu tư quan tâm.

undefined

Futures consist of two sides: Long (buy) and Short (sell). Investors are Buyers (long position) or Sellers (short position) of futures when placing long/short orders in the market and are matched with the counter orders based on price and volume. If investors intend to buy underlying assets and/or expect the price of underlying assets to increase in the future, investors will enter long position; otherwise, if investors intend to sell underlying assets and/or expect the price of underlying assets to decrease in the future, investors will enter short position.

When position is opened on the market (buy and sell orders are matched, VSD begins settlement and clearing process for that contract in accordance with the mechanism of Central Counterparty Clearing House. Accordingly, at the end of trading day, based on the daily settlement price and the price which investors open long/ short positions, VSD calculates gain/loss of the positions being held by investor and transfers money from sides which are in the red to sides which are in the black. This activity is called Daily Settlement and happens as long as the positions are still open.

In case that positions are still open on the expiration day, Buyers and Sellers have the obligations to perform final settlement. If the settlement is the transfer of physical assets, buyers pay money in exchange of underlying assets from sellers in accordance with guidances and regulations of VSD.

Position limit is set in order to prevent an individual or institution to hold a large amount of contracts which may have remarkable impact on the market. The implementation of position limit helps to maintain a stable and fair market, which ensures the rights of investors.

After entry, investors can hold the contracts until expiration or exit the positions before that. In order to cancel out open contracts, for example for short position, investors have to place an opposite order (long position) on the market. If this order is matched, investors close out their contracts.

The exit of contract (or closing position) is carried out by investors in the following cases:

  • When investors no longer want to own the contracts;
  • When investors take profit/ cut loss;
  • When investors hold the amount of contracts exceeding position limit;
  • When investors are incapable of depositing required margin.

The settlement principle of futures are stipulated in the agreement, in which it can be conducted under either one of the following methods:

Cash settlement: this method is usually applied for futures contracts whose underlying assets cannot be transferred (stock index, interest rate, weather, voting results, etc.) or is due to the relevance when designing the product. The value of cash settled is calculated based on gain/ loss of investors’ margin due to the change of the contracts’ market price.

Physical delivery: applied for futures contracts whose underlying assets are transferrable (single stock, bond, commodities, etc.) or due to the relevance when designing the product. Upon expiration, buy side of futures contracts will transfer money and sell side will transfer underlying assets as required by Central Counterparty Clearing House, via the payment system of the Clearing House.

Futures contracts’s trading principles have many similar characteristics compared to those of underlying securities (stock, bond). However, there are some differences:

  • Total amount of futures contracts in circulation is not limited: apart from stocks or bonds, Futures have no issuers. Total amount of contracts on the market depends on the demand of investors.
  • Investors can enter positions of futures without owning the underlying assets of those contracts. Moreover, investors do not need to have money equivalent to the total value of the Contracts to buy them.
  • Investors only have to put up a portion of the total value of the Contracts they want to buy. This is the benefit of leverage of Futures.

With all the abovementioned features, Futures are highly favoured by investors with the following purposes:

Hedging: investors can reduce the risk due to price volatility of one asset by entering Futures.

Speculating: investors can take a huge profit with only a small amount of margin.

Arbitrage: price of underlying assets and futures are usally correlated. However, sometimes they show differences which provide the opportunities for investors to arbitrage without putting up any money.

Leverage is a main difference between derivatives and underlying securities. Basically, when trading futures, investors only have to put up a portion of money (Margin) which is only a small fraction of the value of the contracts. For instance:

An investor wants to long 01 futures contract of VN30 Index, expiring in September 2017 with the price of 703 points. The investor places a buy order of 01 contract and is matched with the abovementioned price. As a result, the investor has been recorded by VSD as having opened 01 long position with the price of 703 points.

If the futures contract of VN30 Index stipulates that the contract multiplier is 100,000 VND for each index points, it will be:
Value of 01 contract equals to: 703 points * 100,000 VND/ index point = 70.3 mln VND

However, if the required initial margin is 13%, instead of 70.3mln, the investor only has to put up:
70.3mln VND * 13% = 9,139,000 VND

This is the Initial Margin.

This amount of initial margin will be used by VSD to calculate gain/ loss of the investor (this is called mark-to-market). For example, when futures price rises from 703 to 705 points, the investor will have a gain of:
(705 – 703) *100,000 VND/index point = 200,000 VND

If trading on the equity market, the profit margin is:
(705 – 703) / 703 * 100% = 0.28%

Meanwhile, for futures, the profit margin is:
(705 – 703) * 100,000 / 9,139,000 * 100% = 2.19%

As a result, with only a small price change of futures, it can create a higher gain/ loss than investing in underlying securities.

Levarage is also the risk factor of futures. When the price is moving in a favourable direction (for example: it increases for long position or decreases for short position), the investor can record a huge profit margin. Otherwise, when it moves unfavourably, the investor can also sustain big loss on the initial margin in a very short time.

When the investor margin is lower than required level (Margin Maintenance), the investor has to promptly deposit additional margin. If the margin is not fulfilled on time, the investor has to cancel out a portion of or all positions. After closing positions, the investor still has to settle the loss to VSD and securities company if the margin is not sufficient.

Investors can trade futures instead of buying underlying securities (single stock, fund certificate) to allocate the investment portfolio. In comparison to investing a single stock, futures have the following advantages:

  • Investors can buy “the stock market” by purchasing index futures, instead of buying each single stock or investing via asset management company;
  • Futures are highly leveraged instruments;
  • Initial capital is a small fraction of total value of the contracts;
  • Index futures have lower risk than buying and holding single stock;
  • Investors have to monitor one futures price instead of hundreds of stocks;
  • High applicability: one index futures contract can be used as hedging instrument for multiple portfolios;
  • Transparency and safety: due to the fact that underlying assets consist of many stocks, price manipulation will be difficult;
  • Easy and convenient settlement: because underlying asset is stock index, which is not transferrable, the settlement is based on mark to market. The settlement is processed by Clearing House continuously during the day to minimize the counterparty risk of the contract.

For those benefits, index futures are the most favourable products on the derivatives markets of Stock Exchanges worldwide, with high liquidity.