imageimage

Chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant – CW) là chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua hoặc được quyền bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.


Chứng quyền được chia làm 2 loại chính:

  • Chứng quyền mua: Là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
  • Chứng quyền bán: Là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.


undefined

Hiện tại chỉ triển khai CW mua với tài sản cơ sở là cổ phiếu và thực hiện quyền khi đáo hạn. Phương thức thanh toán là tiền mặt.

 MụcDiễn giải
Call/ PutC (Call): Chứng quyền mua, P (Put): Chứng quyền bán
UnderlyingMã chứng khoán cơ sở 
YearNăm phát hành
Round

Thứ tự đợt phát hành trong năm của một CW trên cùng một tài sản cơ sở:

Ví dụ:

  • CFPT1901 là đợt phát hành đầu tiên của CW mua FPT trong năm 2019.
  • CFPT1903 là đợt phát hành thứ 3 của CW mua FPT trong năm 2019.

 

 

Thông tinÝ nghĩaVí dụ
Tên Tổ chức phát hành Công ty chứng khoán phát hành CWRồng Việt
Tài sản cơ sở Các mã chứng khoán cơ sở do Sở quy địnhCổ phiếu FPT
Giá chứng quyền Khoản chi phí nhà đầu tư bỏ ra để sở hữu CW 1,000 VNĐ/CW
Giá thực hiện Mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở khi CW đáo hạn50,000 VNĐ
Tỷ lệ chuyển đổi Số lượng CW tương đương với chứng khoán cơ sở 2:1
Thời hạn chứng quyền 3 – 24 tháng03 tháng
Ngày giao dịch cuối cùng Hai (02) ngày trước ngày đáo hạn của CW07/10/2019
Ngày đáo hạn Ngày cuối cùng hiệu lực của CW 09/10/2019
Loại chứng quyền CW mua/ CW bán, hiện tại chỉ mới triển khai CW mua CW mua
Kiểu thực hiện Kiểu Châu Âu/ kiểu Mỹ, hiện tại triển khai theo kiểu Châu Âu - tức thực hiện quyền khi đáo hạn Kiểu Châu Âu
Thời gian thanh toán• Giao dịch trên thị trường thứ cấp tại Sở GDCK: Thời gian CW và tiền về tài khoản là T+2 như CKCS;
• Giữ CW đến khi đáo hạn: nếu CW ở trạng thái lãi, được thanh toán vào ngày T+5 kể từ ngày đáo hạn.
 
Giá thanh toán (khi thực hiện quyền) Bình quân giá chứng khoán cơ sở 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn CW 60,000 VNĐ
Phương thức thanh toán (khi thực hiện quyền)Chuyển giao CKCS/ Thanh toán tiền mặt (hiện tại chỉ triển khai thanh toán tiền mặt)(60,000 – 50,000)/2 = 5,000 VNĐ/CW

 

Ví dụ: Nhà đầu tư mua 10,000 chứng quyền mua của cổ phiếu FPT với các thông tin như bảng trên:
          (Lưu ý ví dụ này nhằm minh họa cho các thông tin và cách tính toán cơ bản của một CW, chưa đề cập đến phí giao dịch và thuế có thể phát sinh trong quá trình giao dịch CW)

  • Vậy số tiền nhà đầu tư phải trả để mua 10,000 CW FPT là: 10,000 * 1,000 = 10,000,000 VNĐ.
  • Do CW này được thực hiện theo kiểu Châu Âu nên trường hợp nhà đầu tư muốn thực hiện quyền, nhà đầu tư chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn.
  • Vào ngày 09/10/2019, thay vì nhận cổ phiếu FPT nếu nhà đầu tư thực hiện quyền mua, Rồng Việt sẽ thanh toán cho nhà đầu tư số tiền là: 10,000/2x(60,000 – 50,000) = 50,000,000 VNĐ.
  • Mức lời của nhà đầu tư = 50,000,000 – 10,000,000 = 40,000,000 VNĐ.
  • Giả sử: Trường hợp giá thanh toán đối với cổ phiếu FPT là 45,000 VNĐ < Giá thực hiện (50,000 VNĐ)
  • Khi đó CW sẽ không được thực hiện và nhà đầu tư trong trường hợp này sẽ mất số tiền đầu tư vào 10,000 CW là 10,000,000 VNĐ.
undefined
Trạng tháiChứng quyền muaChứng quyền bán
Có lãi – ITM Giá CKCS > Giá thực hiện Giá CKCS < Giá thực hiện
Lỗ – OTM Giá CKCS < Giá thực hiện Giá CKCS > Giá thực hiện
Hòa vốn – ATM Giá CKCS = Giá thực hiện Giá CKCS = Giá thực hiện

Tại ngày đáo hạn các chứng quyền với trạng thái Có lãi - ITM được thanh toán:

Chứng quyền mua:
Số tiền được thanh toán = (Giá thanh toán - Giá thực hiện)/ Tỷ lệ chuyển đổi * Số lượng chứng quyền 

 

Chứng quyền bán:
Số tiền được thanh toán = (Giá thực hiện - Giá thanh toán)/ Tỷ lệ chuyển đổi * Số lượng chứng quyền

Nhà đầu tư cá nhân và Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được áp dụng mức thuế suất 0.1% trong các trường hợp sau:

Thời điểmDiễn giải
Trước ngày đáo hạn (NĐT giao dịch bán CW trên HSX)0.1% x Giá khớp lệnh CW x Số lượng CW
Trước ngày đáo hạn (CW bị hủy niêm yết trước đáo hạn)0.1% x Giá mua lại theo mức giá thị trường của TCPH thông qua hoạt động tạo lập thị trường x Số lượng CW (trước ngày hủy niêm yết có hiệu lực)
Hoặc:
0.1% x Giá thanh toán chứng quyền do TCPH công bố x Số lượng CW (sau ngày hủy niêm yết có hiệu lực)
Vào ngày đáo hạn (CW có trạng thái lãi – ITM)0.1% x Giá thanh toán của CKCS x (Số lượng CW/ Tỷ lệ chuyển đổi)
Ví dụNhà đầu tư cá nhân A mua 100 CW mua có tài sản cơ sở là VNM với giá 9,000 VNĐ/CW, tỷ lệ chuyển đổi 2:1, giá thực hiện 123,000 VNĐ:
1. Trước ngày đáo hạn, NĐT cá nhân A bán trên thị trường thứ cấp với giá 10,000 VNĐ/CW
→ Thuế: 10,000 x 100 x 0.1% = 1,000 VNĐ
2. Trước ngày đáo hạn, CW bị hủy niêm yết trước hạn, TCPH công bố giá thanh toán chứng quyền là 11,000 VNĐ/CW
→ Thuế: 11,000 x 100 x 0.1% = 1,100 VNĐ
3. Vào ngày đáo hạn, Giá thanh toán của tài sản cơ sở VNM là 140,000 VNĐ
→ Thuế: 140,000 x 100/2 x 0.1% = 7,000 VNĐ

 

Để biết thêm chi tiết, hãy click vào đây để xem chi tiết biểu phí 

Lợi ích khi đầu tư CW


  • Vốn đầu tư thấp:  Giá giao dịch của mỗi CW thông thường là khá thấp. Vì vậy, khi tham gia nhà đầu tư chỉ bỏ ra số tiền khá nhỏ.
  • Đòn bẩy tài chính cao: CW đem đến cho nhà đầu tư lợi thế đòn bẩy so với chứng khoán cơ sở.
  • Ví dụ: Nhà đầu tư có số vốn là 50,000,000 VNĐ, nhà đầu tư nhận định giá cổ phiếu FPT tăng trong tương lai, nhà đầu tư có thể có các phương án đầu tư như sau:
    • Phương án A: 1,000 cổ phiếu FPT (giá 50,000 VNĐ/cổ phiếu) hoặc;
    • Phương án B: 25,000 CW mua (Chứng khoán cơ sở: cổ phiếu FPT; giá CW: 2,000 VNĐ/CW; tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 60,000 VNĐ)
    Khi giá cổ phiếu FPT tăng lên 65,000 VNĐ/cổ phiếu, lợi nhuận của nhà đầu tư như sau:
    • Phương án A: Lợi nhuận = (65,000 – 50,000) * 1,000 = 15,000,000 VNĐ
    Tỷ suất lợi nhuận = 15,000,000/50,000,000 = 30%
    • Phương án B: Lợi nhuận = (65,000 – 60,000 – 2,000) * 25,000 = 75,000,000 VNĐ
    Tỷ suất lợi nhuận = 75,000,000/50,000,000 = 150%
    Mức tỷ suất sinh lời 150% của CW là nhờ tác động của đòn bẩy.
  • Cố định khoản lỗ tối đa: Khi giá chứng khoán cơ sở biến động không như kỳ vọng, nhà đầu tư có thể không thực hiện quyền và chịu khoản lỗ tối đa bằng khoản phí (giá) của CW mà nhà đầu tư phải trả để sở hữu CW.
  • Không cần ký quỹ: Không giống như quyền chọn trong chứng khoán phái sinh, khi tham gia giao dịch CW nhà đầu tư không phải ký quỹ bất kỳ khoản tiền nào dù là chứng quyền mua hay bán.
  • Giao dịch và thanh toán dễ dàng: CW được giao dịch và thanh toán tương tự như cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, do đó nhà đầu tư có thể giao dịch trên tài khoản thường một cách dễ dàng.
  • Phòng ngừa rủi ro: Đối với nhà đầu tư, ngoài việc mang lại lợi nhuận không giới hạn, CW còn là sản phẩm tài chính mang tính phòng ngừa rủi ro khi đầu tư chứng khoán.

 

Rủi ro khi đầu tư CW


  • Vòng đời giới hạn: Một đặc điểm của CW là chỉ có thời hạn nhất định (Tối thiểu 3 tháng, tối đa 2 năm).
    Vào thời điểm đáo hạn, nhà đầu tư sẽ không được tiếp tục nắm giữ CW như đầu tư cổ phiếu mà sẽ được thanh toán tiền hoặc mất khoản phí mua CW ban đầu.
  • Biến động giá của chứng khoán cơ sở: Giá của chứng khoán cơ sở ảnh hưởng tới dao động giá của CW. Nếu giá chứng khoán cơ sở biến động trái chiều với kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ dẫn đến thực tế là CW có thể sẽ vô giá trị và không được thực hiện khi đáo hạn.
  • Tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán: Rủi ro có thể phát sinh khi tổ chức phát hành CW bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán dẫn đến không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán hoặc chuyển giao chứng khoán cơ sở khi người sở hữu CW có yêu cầu thực hiện quyền.
  • Đòn bẩy: CW là công cụ đầu tư tài chính có thể giúp nhà đầu tư gia tăng tỷ suất sinh lợi nhưng cũng đồng thời làm tăng tỷ lệ lỗ cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với nhận định của nhà đầu tư.
  • Sơ cấp: Đăng ký mua CW vào thời điểm tổ chức phát hành chào bán tại thị trường sơ cấp.
  • Thứ cấp (CW niêm yết trên HSX): Nhà đầu tư được dùng chính tài khoản giao dịch cổ phiếu để mua/bán CW.Tham khảo Hướng dẫn giao dịch Chứng quyền có bảo đảm tại đây

Theo lý thuyết, giá của một CW khi chưa đáo hạn bao gồm 2 phần: giá trị nội tại và giá trị thời gian, trong đó:

Giá chứng quyền = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian

Giá trị nội tại của một CW: Là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện của CW. Giá trị này bị ảnh hưởng khi giá chứng khoán cơ sở thay đổi, và chỉ các CW nào ở trạng thái có lãi (ITM) thì mới có giá trị nội tại. Tại các trạng thái OTM và ATM , CW không có giá trị nội tại mà chỉ có giá trị về thời gian.

Giá trị thời gian của CW: Là chênh lệch giữa giá của CW trên thị trường và giá trị nội tại của CW. Giá trị thời gian của CW sẽ giảm theo thời gian và bằng 0 vào ngày đáo hạn của CW.

 

Yếu tố ảnh hưởng
Trạng tháiCW mua CW bán
Giá của chứng khoán cơ sởTăngTăngGiảm
Giá thực hiện quyềnTăngGiảmTăng
Thời gian đáo hạnGiảmGiảmGiảm
Biến động giá chứng khoán cơ sởTăngTăngTăng
Lãi suấtTăngTăngGiảm

Giá của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: Là hai yếu tố quan trọng để xác định giá trị nội tại của CW. Mức độ chênh lệch của hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến giá CW.
Thời gian đáo hạn: Thể hiện giá trị thời gian của CW, thời gian đáo hạn của CW càng dài thì giá trị của CW càng cao.
Biến động giá chứng khoán cơ sở: Là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (có nghĩa là nhiều khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền), do đó giá của CW cũng cao.
Lãi suất: Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của CW. Ví dụ: khi nhà đầu tư mua một CW mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho CW mua và ít hơn đối với CW bán.

[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object],[object Object]
 Nội dungChứng quyền Cổ phiếu Hợp đồng tương lai chỉ số
Thị trường giao dịch

Thị trường giao ngay

(Cash market) 

Thị trường giao ngay

(Cash market) 

Thị trường phái sinh 
Tổ chức phát hànhCông ty chứng khoán Doanh nghiệp niêm yếtSở giao dịch chứng khoán
Vòng đời3 tháng – 24 thángĐến khi công ty phá sản hoặc bị hủy niêm yếtTháng hiện tại, tháng tiếp theo, hai tháng sau cùng của hai quý gần nhất
Giao dịchGiá chứng quyềnGiá cổ phiếuChỉ số ( hiện tại là chỉ số VN30)
Giới hạn sở hữu nước ngoàiKhôngCó Không 
Lỗ lớn nhấtGiá chứng quyền + Phí giao dịch (nếu có)Giá cổ phiếu + Phí giao dịch (nếu có)Không giới hạn
Chuyển giao tài sảnGiữa công ty chứng khoán và nhà đầu tưGiữa nhà đầu tư và nhà đầu tưGiữa nhà đầu tư và nhà đầu tư
Phí giao dịchThông tư 102/2021 TT - BTCThông tư 102/2021 TT - BTCThông tư 102/2021 TT - BTC
Thời gian thanh toán
  • Thị trường thứ cấp: T+2
  • Giữ đến khi đáo hạn: T+5 được thanh toán tiền nếu CW ở trạng thái lãi
 T+2
  • T+0: Ghi nhận sở hữu vị thế
  • T+1:Thanh toán lãi/lỗ

Biên độ dao động giá

trong ngày

Ảnh hưởng bởi giá chứng khoán cơ sở• Sàn HSX: +/- 7%
• Sàn HNX: +/- 10%
• Sàn Upcom: +/- 15%
 +/- 7%

 Nội dungChứng quyền có bảo đảm (CW) Chứng quyền công ty
 Tổ chức phát hành Công ty chứng khoán Công ty Cổ phần
 Mục đích phát hành 
  • Cung cấp công cụ đầu tư và phòng ngừa rủi ro
  • Tăng doanh thu từ việc bán chứng quyền
 Huy động vốn
 Chứng khoán cơ sở Đa dạng (cổ phiếu, chỉ số, ETF,…) Cổ phiếu
 Phạm vi quyền Quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở
 Quyền mua cổ phiếu mới phát hành thêm
 Sau khi thực hiện quyền Tổng số cổ phiếu đang lưu hành không đổi
 Tổng số cổ phiếu đang lưu hành tăng

Không. Giá của CW trên thị trường sẽ không bị điều chỉnh khi chứng khoán cơ sở có sự kiện doanh nghiệp (cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu...). Tuy nhiên, giá thực hiện quyền và tỷ lệ chuyển đổi của CW sẽ bị điều chỉnh. Cách thức điều chỉnh và nghĩa vụ công bố thông tin khi thực hiện điều chỉnh CW sẽ được quy định trong bản cáo bạch của Tổ chức phát hành.

Ví dụ: Đơn vị tính: VNĐ

 Thời gianNgày 25/6 Ngày 26/06 VNM trả cổ tức tiền mặt 3,000 VNĐ
 Giá VNM 129,500 126,500
 Giá CW của cổ phiếu VNM 4,500 4,500
 Giá thực hiện 118,000 118,000 x (126,500 / 129,500) = 115,263
 Tỷ lệ chuyển đổi 2:1 2 x (126,500 /129,500) = 1.954
Tỉ lệ mới là 1.954:1

 

Giống như cổ phiếu, CW cũng sẽ bị tạm ngừng giao dịch trong các trường hợp:

  • Chứng khoán cơ sở của CW bị tạm ngừng giao dịch.
  • Sự cố bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự cố kỹ thuật tại hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán.
  • Các trường hợp Sở Giao dịch Chứng khoán thấy cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư (ví dụ như trong trường hợp công ty chứng khoán phát hành không tuân thủ các quy chế phòng ngừa rủi ro).

Khi tham gia giao dịch CW niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán, nhà đầu tư được dùng chính tài khoản giao dịch cổ phiếu để mua/ bán CW.

Không, theo quy định của UBCK và SGDCK HSX, nhà đầu tư không được phép giao dịch ký quỹ đối với CW.

Giống như giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư không được bán CW khi không sở hữu nó, điều này có nghĩa là nhà đầu tư phải sở hữu CW (phải mua CW) trước khi bán CW.

Việc thanh toán tiền cho nhà đầu tư được hoàn thành trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày đáo hạn.

Trường hợp nhà đầu tư không đặt lệnh yêu cầu thực hiện quyền đối với các CW ở trạng thái ITM (trạng thái có lãi), Tổ chức phát hành vẫn phải thanh toán tiền cho nhà đầu tư sở hữu các CW này.

Không. Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở không được phép đầu tư CW dựa trên chứng khoán do tổ chức đó phát hành.

. Người liên quan của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở được phép giao dịch CW phát hành trên chứng khoán cơ sở đó. Tuy nhiên,  khi giao dịch phải thực hiện công bố thông tin 3 ngày trước ngày giao dịch.

Không. Nhà đầu tư sở hữu CW sẽ không có bất cứ quyền nào đối với công ty phát hành cổ phiếu làm chứng khoán cơ sở của CW đó.

Chỉ các công ty chứng khoán đáp ứng các điều kiện về hiệu quả kinh doanh, quy mô vốn chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP mới được phép phát hành CW.

Ngoài ra, Tổ chức phát hành chỉ được chào bán CW trong hạn mức chào bán được quy định cụ thể tại Quy chế của Ủy ban chứng khoán như sau:

  • Đối với một chứng khoán cơ sở: Số lượng cổ phiếu quy đổi từ các CW đã phát hành của tất cả tổ chức phát hành không vượt quá hạn mức so với tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
  • Đối với một đợt phát hành: Số lượng cổ phiếu quy đổi từ CW trong một đợt chào bán của một tổ chức phát hành không vượt quá hạn mức so với tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
  • Đối với một công ty chứng khoán: Tổng giá trị CW đã phát hành và đăng ký phát hành của một tổ chức phát hành, không tính số CW đã hủy niêm yết hoặc đã đáo hạn, không được vượt quá hạn mức so với giá trị vốn khả dụng của tổ chức đó. Hạn mức này được áp dụng trong thời gian Ủy ban chứng khoán Nhà nước xem xét cấp giấy chứng nhận chào bán CW.

CW là một hợp đồng giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán phát hành CW, trong đó tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh toán các khoản lãi phát sinh từ việc đầu tư CW cho nhà đầu tư. Để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của tổ chức phát hành, Thông tư 107/2016/TT-BTC quy định:

  • Trước khi phát hành, tổ chức phát hành phải ký quỹ đảm bảo thanh toán tối thiểu 50% giá trị CW dự kiến phát hành, tài sản này được ký quỹ tại Ngân hàng lưu ký trong suốt thời gian có hiệu lực của CW.
  • Hàng ngày, tổ chức phát hành phải thực hiện hoạt động phòng ngừa rủi ro (hedging) cho số CW đang lưu hành và báo cáo cho Sở Giao dịch Chứng khoán. Mục đích của hoạt động phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo tổ chức phát hành có tài sản để thanh toán cho người sở hữu CW.

Với mục đích chính là cung cấp thanh khoản cho thị trường, do đó tổ chức tạo lập thị trường thông thường sẽ thực hiện chào giá mua/bán CW liên tục trên thị trường và phải bắt buộc chào giá mua/bán CW khi sổ lệnh xảy các trường hợp:

  • Chỉ có lệnh bên mua hoặc bên bán CW
  • Không có lệnh bên mua và bên bán CW
  • Tỷ lệ chênh lệch giá trên thị trường vượt quá 5%. Tỷ lệ chêch lệch giá là tỷ lệ phần trăm của (giá chào bán thấp nhất - giá chào mua cao nhất)/giá chào mua cao nhất.

Thời gian thực hiện nghĩa vụ tạo lập thị trường xảy ra trong phiên khớp lệnh liên tục (ngoại trừ 05 phút đầu), và khi chào giá phải tuân thủ:

  • Khối lượng mỗi lệnh tối thiểu 100 CW
  • Giá đặt lệnh phải đảm bảo không vượt tỷ lệ chênh lệch giá 5%
  • Thời gian tồn tại lệnh trên hệ thống tối thiểu là một (01) phút

Tổ chức tạo lập thị trường sẽ được miễn trừ nghĩa vụ khi xảy ra các trường hợp sau:

  • Chứng khoán cơ sở của CW bị tạm ngừng giao dịch.
  • Giá lý thuyết của CW được tính theo công thức nêu tại bản cáo bạch nhỏ hơn 10 đồng.
  • Số lượng CW trên tài khoản tạo lập thị trường không đủ 100 CW, tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán.
  • Chưa có CW lưu hành, tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh mua.
  • Đang hủy niêm yết CW, tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán.
  • Giá CW tăng kịch trần (dư mua trần), tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán hoặc Giá CW giảm kịch sàn (dư bán sàn), tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh mua.
  • Giá chứng khoán cơ sở tăng kịch trần, tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán đối với chứng quyền mua và lệnh mua đối với chứng quyền bán và ngược lại.
  • CW đang ở trạng thái có lãi từ 30% trở lên, tổ chức phát hành được miễn đặt lệnh bán.
  • Trong 14 ngày trước khi CW đáo hạn.
  • Khi xảy ra các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh...
  • Các trường hợp khác sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Item CW Stocks  Futures
Type of marketCash marketCash marketDerivatives
IssuerSecurities CompaniesCorporatesThe Stock Exchange
Life Time03 – 24 monthsUntil the corporate is bankrupt or delistedCurrent Month / Next Month / 02 last months of the 02 nearest quarters
Type of tradePrice of CWPrice of StockThe index points (currently the VN30 Index)
Foreign Ownership LimitNoYesNo
Maximum LossPrice of the CW and fees (if any)Price of the stock and fees (if any)No limit
Transfer of assetBetween the securities company and the investorBetween investorsBetween investors
Trading feesCircular 102/2021 TT - BTCCircular 102/2021 TT - BTCCircular 102/2021 TT - BTC
 Settlement Time 
  • Secondary market: T+2
  • Maturity: T+5 (if the CW status is ITM)
T+2 
  • T+0: Ownership recognized
  • T+1:Profit / Loss settlement
 Trading BandsAffected by the listed stock price
  • HSX: +/- 7%
  • HNX: +/- 10%
  • Upcom: +/- 15%
 +/- 7%
Item Covered WarrantCorporate Warrant
 Issuer Securities Companies Corporates
 Purpose  
  • Providing investment tools and risk hedging tools
  • Increasing revenues
 Increasing Charter Capital
 Collateral Various (ETF, stocks, etc.) Stocks
 Scope Rights to trade listed stocks Right to buy additional issuance
 After right execution Total outstanding shares unchanged Total outstanding share increase

No. The price of the CW on the market will not be adjusted when there is a corporate action (dividends, additional issuance, etc.) However, the execution price and the conversion ratio of the CW will be adjusted. The method and information disclosure when adjusting the CW will be stated in the Issuer’s prospectus.

Example: (Unit: VND)

Time June 25June 26 VNM pay cash dividends (VND 3,000 / share) 
 Price of VNM 129,500 126,500
 Price of VNM CW 4,500 4,500
 Execution Price 118,000 118,000 x (126,500 / 129,500) = 115,263
 Conversion Ratio 2:1 2x(126,500/129,500) = 1.954
 New Ratio 1.954:1

 

Similar to listed stocks, CW will be suspended in the following cases:

  • The collateral is suspended.
  • Natural disasters and other technical issues with the trading / payment system.
  • Any case that the Stock Exchange deems necessary to protect the benefit of investors (Example: The Issuer fails to comply to risk management regulations, etc.).

When trading CW listed on the Stock Exchange, investors can use their securities trading accounts.

No. According to regulations from the State Securities Commission (SSC) and the Ho Chi Minh Stock Exchange (HSX), investors are not allowed to use margin to trade CWs.

Same principle as the listed stocks, investors are not allowed to short-sell. Investors must own the CW (buy the CW) before they can sell.

When a CW right is executed, the payment will be made within 05 business days since the maturity date.

In the case the investor does not request to execute the CW right when the status is ITM (Profit), the Issuer still has to make payment to the investor.

No. The Issuer is not allowed to trade CWs that are issued by it.

Yes. Insiders and related parties of the Issuer are allowed to trade its CWs. However, they need to disclose the information at least 03 business days prior to the trade.

No. Investors who own the CWs have no right over the stock that is used as collateral.

Only securities companies that meet the criteria regarding profitability, owner’s equity stated in the Decree No. 60/2015/ND-CP can issue CWs.

In addition, the Issuer can only offer CWs within the limit stated by the SSC. Specifically:

  • For the collateral: The total number of CWs from all issuers must not exceed the limit compared to the total outstanding shares.
  • For an issuance: The number of CW issued in a single issuance must not exceed the limit compared to the total outstanding shares of the collateral.
  • For the Issuer: Total number of CWs issued and to be issued (excluding delisted and matured CWs) must not exceed the disposable capital of the Issuer. This limit is applied during the period when the SSC processes the approval for the CW issuance.

CW is a contract between the investor and the securities company that issues CW, in which the Issuer has the obligation to pay the profits (if any) to the investor. In order to ensure the rights of the investor and the Issuer’s ability to make the payment, Circular 107/2016/TT-BTC stated:

  • Before the issuance, the Issuer must make a deposit of at least 50% of the total value of the CW. This deposit is kept at the custodian bank during the lifetime of the CW.
  • Every day the Issuer must perform hedging measures for the current outstanding CWs and report to the Exchange. The purpose is to make sure that the Issuer is capable of making the payment to the investor

With the main purpose is of providing liquidity for the market, the market maker will constantly trade on the market, and it must trade in the following cases:

  • There is only a Bid / Ask order.
  • There is no buyer / seller of the CWs.
  • The price difference on the market exceed 5%. The price difference =  (Lowest offer price – Highest bid price) / Highest bid price.

The time for the market maker to perform its duties is during the continuous matching session (except for the first 05 minutes) with the following conditions:

  • Minimum volume per order is 100 CWs.
  • Price must not exceed the price difference of 5%.
  • Orders must be valid for at least 01 minute.

Market Makers are exempted from its duties in the following cases:

  • The stock used as collateral is suspended.
  • The CW price calculated using the formula above is less than VND 10.
  • The volume of CW in the market maker is less than 100, the Issuer will not need to place an offer order.
  • When there is no outstanding CWs, the Issuer will not need to place a bid order.
  • When the CW is being delisted, the Issuer will not need to place an offer order.
  • When the CW price reaches ceiling price (excess bid), the Issuer will not need to place offer orders, when the CW price reaches floor price (excess offer), the Issuer will not need to place bid orders.
  • When the price of the stock reaches ceiling price, the Issuer will not need to place offer orders for Call CWs nor bid orders for Put CWs, and vice versa.
  • CWWhen the CW is ITM with 30% return or above, the Issuer will not need to place offer orders.
  • 14 days before maturity.
  • Under objective events such as natural disasters, fire, war, etc.
  • Others with the approval from the SSC.