imageimage

Chỉ số VNMID & VNSML qua góc nhìn hiệu suất và dòng tiền

image19-03-2025

Sau giai đoạn thanh khoản bùng nổ trong tháng 3/2025, thị trường bắt đầu ghi nhận sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, mang đến nhiều cơ hội mới. Khi dòng tiền dịch chuyển linh hoạt giữa VN30, Mid Cap và Small Cap – Đâu là nhóm ngành hưởng lợi? Cùng xem qua góc nhìn của chuyên gia Rồng Việt trong báo cáo Mid & Small Cap mới nhất!

1. Thanh khoản bùng nổ và có sự luân chuyển giữa VN30 và VNMID

Tháng 3/2025 chứng kiến thanh khoản thị trường tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Sau khi chạm đáy vào ngày 09/01, giá trị khớp lệnh trung bình trên HSX đã đạt gần 22 nghìn tỷ đồng/phiên (tính đến 11/03), tiệm cận mức đỉnh 24 nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Dòng tiền có sự luân chuyển rõ rệt giữa VN30 và VNMID. Trong khi VN30 duy trì sự dẫn dắt với thanh khoản bùng nổ ở các mã cổ phiếu lớn như VCB, BCM, VIC, VHM, VRE, nhóm Mid Cap vẫn chứng tỏ đà tăng tốt với tỷ trọng giao dịch cao. Ngược lại, nhóm Small Cap (VNSML) chưa thu hút dòng tiền mạnh mẽ, phản ánh sự thận trọng từ Nhà đầu tư.

undefined

Phân bổ tỷ trọng GTGD khớp lệnh nhóm Mid SmallCap (Nguồn: FiinX, CTCK Rồng Việt) 

2. Xu hướng dòng tiền theo các nhóm ngành

Dù có đợt giảm nhẹ trong tuần đầu tháng 3 nhưng nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa (Midcap) vẫn ghi nhận hiệu suất sinh lời vượt trội. Cụ thế tính đến 11/03, chỉ số VNMID tăng 5,43% từ đầu năm, vượt trội so với VNINDEX (+4,95%) và VNSML (+3,78%). Có thể thấy, nhóm Mid Cap giữ vững vai trò dẫn dắt, trong khi cổ phiếu nhóm Small Cap hạ nhiệt sau đà tăng từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. 

undefined

Hiệu suất các cổ phiếu Mid-Small Cap theo nhóm ngành ICB cấp 2 từ đầu năm 2025 (Nguồn: FiinX, CTCK Rồng Việt) 

2.1. Chứng khoán: Tăng tốc nhờ KRX & thanh khoản tăng 

Các thông tin về hệ thống KRX sắp đưa vào vận hành trong tháng 5/2025 và triển vọng nâng hạng thị trường là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy đà tăng của nhóm này. Ngoài ra, diễn biến thanh khoản phục hồi của thị trường chứng khoán từ sau Tết Nguyên đán và áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sẽ giảm dần trước thời điểm nâng hạng thị trường là điểm tựa vững chắc của Nhà đầu tư cho kỳ vọng tăng trưởng trong kết quả kinh doanh của các Công ty chứng khoán. 

Những mã dẫn đầu về hiệu suất từ đầu năm: FTS (+22%), VIX (+20%), VCI (+17%), VND (+14%), HCM (+11%)

2.2. Xây dựng & Vật liệu: Chững lại sau đà tăng nóng 

Sau đợt tăng mạnh từ cuối 12/2024, nhóm Xây dựng & Vật liệu đang có sự điều chỉnh nhẹ. Tuy nhiên với thanh khoản các cổ phiếu nhóm này vẫn đang duy trì ở mức cao so với bình diện chung của năm 2024 và với kỳ vọng tiến độ giải ngân đầu tư công sẽ mạnh hơn từ giữa tháng 4/2025 trở đi, Rồng Việt cho rằng các mã đầu ngành như VCG, CTD, CII và HHV sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền của thị trường trong thời gian tới. 

>>> Khuyến nghị mua cổ phiếu VCG. 

2.3. Bất động sản & Tài nguyên cơ bản: Sự trở lại mạnh mẽ 

Dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào nhóm Bất động sản KCN, trong khi BĐS dân cư dần khởi sắc. Từ đầu năm, nhóm BĐS vốn hóa vừa và nhỏ ghi nhận mức tăng 4,1%, trong đó nhóm KCN dẫn đầu với mức tăng 9,2%. Đặc biệt, KBC (+11%) SZC (+8%) là hai nhân tố chính thúc đẩy đà tăng của nhóm này. 

Dù chưa thực sự bứt phá, BĐS dân cư cũng cho thấy những tín hiệu tích cực hơn khi hiệu suất bình quân đã chuyển sang mức dương (+2,8%). Nhờ các chính sách tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường từ cả phía cung lẫn cầu, nhóm này được kỳ vọng tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới. 

Cùng với đó, nhóm Tài nguyên cơ bản cũng nhanh chóng hồi phục sau những phản ứng tiêu cực ban đầu của thị trường. Mức thuế 25% áp lên thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ từng tạo ra tâm lý thận trọng, nhưng nhóm Thép đã lấy lại đà tăng nhờ động thái của Bộ Công Thương trong việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ như NKG (+10%)HSG (+2%) cũng có triển vọng tích cực khi Bộ Công Thương tiếp tục điều tra các sản phẩm Tôn mạ màu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. 

>>> Cổ phiếu bất động sản 2025: Sẵn sàng đón sóng phục hồi từ chính sách mới

2.4. Công nghệ thông tin: Nhịp điều chỉnh chưa dừng lại

Nhóm Công nghệ thông tin tiếp tục đối mặt với áp lực điều chỉnh, khi đà giảm không chỉ tập trung ở cổ phiếu dẫn đầu như FPT (-10%) mà còn lan rộng sang các mã vốn hóa vừa và nhỏ như CMG (-13%) ELC (-2%)

Đà giảm của nhóm này khá tương đồng với các cổ phiếu công nghệ lớn tại thị trường Mỹ, cho thấy sự hạ nhiệt trong tâm lý của các nhà đầu tư đi theo làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI), hoặc có thể ảnh hưởng từ việc tái cấu trúc danh mục của các quỹ đầu tư ngoại. 

>>> Nhà đầu tư quan tâm đến bức tranh toàn cảnh thị trường ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể xem chi tiết báo cáo Mid & Small Cap vừa phát hành của Rồng Việt

3. Nắm bắt các cơ hội đầu tư trong giai đoạn thị trường điều chỉnh 

Nhìn chung, Rồng Việt cho rằng biến động của VNMID và VNSML thời gian qua là hợp lý vì các chỉ số đã có giai đoạn tăng tốt trước đó và nhịp điều chỉnh này sẽ là cơ hội để dòng tiền mới tham gia. Bởi lẽ: 

  • Xây dựng và Vật liệu xây dựng vẫn còn động lực bứt phá vì đầu tư công sẽ được thúc đẩy quyết liệt hơn nữa trong Quý 2 nhằm đạt được mức tăng trưởng GDP đầy tham vọng; 
  • Ngoài ra, căng thẳng thương mại do các chính sách thuế quan của Mỹ vẫn sẽ định hướng dòng tiền đến nhóm Khu công nghiệp; 
  • Và sự vận hành của KRX trong thời gian tới là chất xúc tác cho thị trường nói chung và Chứng khoán nói riêng; 
  • Đáng chú ý, Bất động sản có thể tạo bất ngờ vì các cổ phiếu vốn hóa nhỏ như: HTN, SCR, IJC, KHG… vẫn duy trì nhịp tăng tốt bất chấp ảnh hưởng chung trong khi nhóm chiếm tỷ trọng cao hơn là: DIG, PDR, DXG… đã có dấu hiệu hình thành đáy. 

Quý Nhà đầu tư đừng bỏ lỡ những khuyến nghị hấp dẫn về các mã cổ phiếu Mid & Small Cap  tại đây


Bên cạnh đó, Quý Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm các khuyến nghị đầu tư tiềm năng khác từ Trung tâm Phân tích Rồng Việt để đón đầu cơ hội và tối ưu danh mục đầu tư.  

imageimage
image 131