Lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu của Công ty ghi nhận 870 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2016 và thực hiện 86% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 368 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, sau 9 tháng doanh nghiệp đã vượt kế hoạch lợi nhuận 2%. Tính riêng trong quý 3/2017, HCM đạt doanh thu hơn 341 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 169 tỷ đồng, tăng lần lượt 49% và 66% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong một bài viết vào ngày 10/10/2016, RongViet Research từng thử tính toán chỉ số vốn hóa thị trường/GDP. Chúng tôi tiếp tục cập nhật chỉ số này sau khi chứng kiến kết quả tăng trưởng GDP Q3 tích cực.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, thu NSNN đạt 843,1 nghìn tỷ đồng (+13,9% YoY); trong khi đó, chi NSNN đạt 904,6 nghìn tỷ đồng (+6,6% YoY). Bội chi NSNN ước đạt 61,5 nghìn tỷ đồng, giảm 43,2% so với cùng kỳ năm trước và chỉ tương đương với 34,5% dự toán năm. Thâm hụt ngân sách giảm so với cùng kỳ phần lớn nhờ thặng dư trong NSĐP, tính đến cuối tháng 9/2017, NSĐP ghi nhận bội thu 57,5 nghìn tỷ đồng, tốt hơn so với dự toán bội chi 6 nghìn tỷ đồng. Ngược lại, bội chi NSTW đạt 69,1% dự toán, tương đương với 119 nghìn tỷ đồng.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) là đơn vị phát điện lớn thứ hai tại Việt Nam. Theo thông tin công bố gần đây, doanh nghiệp cho biết sẽ chào bán 29% cổ phần ra công chúng (IPO) và nhà đầu tư chiến lược trong tháng 12 năm nay. Với hoạt động sản xuất điện chiếm khoảng 96% trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận gộp, mảng này đóng vai trò then chốt trong KQKD của PV Power.
CTCP Seoul Metal Việt Nam thuộc Seoul Metal- tập đoàn công nghiệp phụ trợ gồm 12 nhà máy đặt trên toàn thế giới chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác dùng trong sản xuất các thiết bị điện tử. Hiện tại, Seoul Metal Việt Nam đang sản xuất đinh vít, ốc vít và nhập khẩu các sản phẩm trục và lò xo và là nhà cung cấp thuộc chuỗi cung ứng của các tập đoàn công nghiệp lớn như Samsung, LG và Daikin. Nhìn chung, SMV đang trong giai đoạn tăng trưởng khả quan, có năng lực mở rộng quy mô cũng như có tình hình tài chính khoẻ mạnh để tận dụng làn sóng công nghiệp hoá. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 145 tỷ đồng này có dự định niêm yết trên sàn GDCK trong năm 2017 với mức giá dự kiến trên 40.000đồng/CP.
Cũng như các ngân hàng quốc doanh khác, gánh nặng về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản khiến khả năng tăng trưởng của CTG gặp giới hạn. Với yêu cầu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống phải đạt trên 20%, tăng trưởng tín dụng năm 2017 của CTG được điều chỉnh lên mức 18%. Nhờ có nguồn tiền gửi của KBNN, chúng tôi dự báo tăng trưởng tiền gửi khách hàng năm nay của CTG chỉ ở mức khoảng 13%. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (trước trích lập dự phòng) dự báo đạt 16.167 tỷ đồng (+19,3% YoY). Ngoài ra, với kỳ vọng CTG sẽ ưu tiên trích lập DPRR trái phiếu đặc biệt trong năm 2017, chi phí DPRR dự báo tăng trưởng 43,7%. LNTT theo đó dự báo đạt 8.950 tỷ đồng (+4,9% YoY), tương ứng cao hơn kế hoạch khoảng 1,7%. Ở mức giá đóng cửa 19.150 đồng/cp hôm nay, CTG đang được giao dịch ở mức PB khoảng 1,1 lần, thấp hơn đáng kể so với mức bình quân khoảng 1,5 lần hiện tại của ngành ngân hàng, và thấp hơn mức giá mục tiêu 23.500 đồng của chúng tôi khoảng 22,6%. Do vậy, chúng tôi cho rằng NĐT có thể MUA cổ phiếu CTG cho mục tiêu nắm giữ DÀI HẠN.
CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HSX:HAX) vừa công bố KQKD Q3/2017 chính thức sau buổi gặp gỡ các nhà đầu tư vào ngày 12/10/2017.
HPG đã công bố sản lượng tiêu thụ thép tăng trưởng tốt trong 9 tháng đầu năm 2017. Trong đó sản lượng thép xây dựng đạt gần 1,6 triệu tấn, tăng 31% so với cùng kỳ; ống thép tiêu thụ hơn 400.000 tấn, tăng 18% so với cùng kỳ. Như vậy tại thị trường thép nội địa 9T2017, Hoà Phát đang chiếm gần 24% thị phần thép xây dựng và hơn 26% thị phần ống thép, dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ và bỏ xa các đối thủ trong cả hai phân khúc sản phẩm.
Từ năm 2012 đến nay, doanh thu và sản lượng sản xuất của CSV gần như ổn định ở mức 1.550 tỷ đồng và 250 ngàn tấn. Xu hướng này được dự kiến sẽ còn tiếp diễn cho đến năm 2022 dựa trên hai lý do sau:
Giảm chi phí thuốc, thu hẹp chênh lệch giá thuốc giữa các tuyến bệnh viện là xu hướng tất yếu. Có thể nói đây chính là thời điểm bản lề để các doanh nghiệp nội bứt phá.
Theo số liệu chính thức của GSO, tăng trưởng tín dụng tính đến hết tháng 7/2017 đạt 9,58% so với cuối năm trước. Mức tăng này thấp hơn một chút so với tăng trưởng tín dụng của cùng kỳ năm 2016 là 9,64%. Tuy nhiên, số liệu cập nhật nhất từ UBGSTCQG cho thấy tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 9 chỉ đạt 12,9% so với cuối năm 2016, cao hơn mức tăng của cùng kỳ. Như vậy, mặc dù tăng trưởng tín dụng Q3 có chững lại nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. RongViet Research ước tính tín dụng trong Q3 giảm 16,1% so với quý trước nhưng tăng 33,8% so với cùng kỳ. So với mục tiêu mà Chính phủ đề ra là tăng trưởng tín dụng 21%, tăng trưởng tín dụng trong Q4 phải đạt mức 45,1% so với cùng kỳ và gấp 2,1 lần so với quý 3. Đáng lưu ý, tăng trưởng tín dụng cho vay lĩnh vực khác đã chững lại khá nhiều so với trước, tính đến hết tháng 7/2017, cho vay khác chỉ tăng có 3,2% so với cuối năm 2016, đây cũng là mức thấp nhất trong nhiều năm. Bù lại, tín dụng cho lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng đột biến, tăng 22,1% so với cuối năm 2016. Trong đó, cho vay lĩnh vực xây dựng tăng 26,2% so với cuối năm 2016.
Gần đây, dự án BOT tuyến tránh Biên Hòa của CTCP ĐTPT Cường Thuận IDICO (HSX:CTI) cũng vấp phải sự phản đối của nhiều lái xe. Tương tự trường hợp tại Cai Lậy, Bộ GTVT và chủ đầu tư cũng đã thống nhất giảm 20% giá vé thu phí cho các loại xe qua trạm từ 1/11/2017. Tuy nhiên, vấn đề vị trí đặt trạm thu phí, điều mà người dân cho là bất hợp lý lại chưa được đề cập đến. Mặc dù không thể đáp ứng 100% “yêu cầu” của lái xe, phương án giảm giá vé trên được xem là giải pháp tốt nhất trong thời điểm hiện tại khi cân bằng được lợi ích giữa Người sử dụng - Chủ đầu tư - Ngân hàng tài trợ vốn - Bộ GTVT.