imageimage

FRT – Kiên trì với mục tiêu xây dựng “hệ sinh thái sức khỏe” với một số lợi thế nhất định

image
image04-07-2025
: FRT
: Bán lẻ
: Anh Tran
Tags:  FRT, Long Châu

  • Thị trường bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa và Long Châu vẫn là chìa khóa tăng trưởng của FRT trong thời gian tới với số lượng nhà thuốc mở mới vượt nhẹ kế hoạch và doanh thu trên mỗi cửa hàng tăng 5% so với năm trước.
  • Chiến lược tăng chi tiêu đề mở rộng thị phần với chính sách miễn phí giao hàng của Long Châu góp phần tích cực vào việc gia tăng nhận diện thương hiệu, mở rộng tệp khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu toàn hệ thống.
  • FPT Long Châu định hướng tập trung mở rộng độ phủ dịch vụ tiêm chủng. Chiến lược hiện tại chưa đặt trọng tâm vào việc giành thị phần, mà ưu tiên hoàn thiện hệ thống vận hành, chuẩn hóa quy trình và từng bước xây dựng nền tảng vững chắc cho tăng trưởng bền vững trong tương lai.
  • Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng của chuỗi TTTC Long Châu trong dài hạn dựa trên một số lợi thế nhất định về ứng dụng công nghệ, mức độ dễ tiếp cận và giá thành cạnh tranh. 

image
imageimageimage 11

Báo cáo thị trường trái phiếu Việt Nam 06/2025 - Hoạt động phát hành tăng tốc

image
image03-07-2025
: VDS
: Vĩ mô
: Toàn Võ
Tags:

  • Phát hành TPCP sơ cấp phục hồi mạnh, đạt 30.473 tỷ đồng (+68,8% so với tháng trước), tỷ lệ trúng thầu cải thiện lên 61,6% nhờ cầu đầu tư tăng trở lại. KBNN nâng quy mô gọi thầu lên 49.500 tỷ đồng, củng cố nỗ lực đẩy nhanh tiến độ huy động vốn sau tháng 5 chậm nhịp. Lũy kế 6 tháng đầu năm, quy mô TPCP phát hành đạt 201.330 tỷ đồng, hoàn thành 40,3% kế hoạch năm. 
  • Lãi suất trúng thầu TPCP kỳ hạn 10 năm trung bình trong tháng 6/2025 là 3,14%/năm, tăng lần lượt 7 và 40 điểm cơ bản so với tháng trước và cùng kỳ, phản ánh kỳ vọng lạm phát và chi tiêu công tăng.
  • Thanh khoản thị trường TPCP thứ cấp duy trì tích cực, bình quân đạt gần 17.000 tỷ đồng/phiên (+17,3% so với tháng trước); giao dịch sôi động nhất ở nhóm kỳ hạn dài (15–30 năm). Đường cong lợi suất tiếp tục dịch chuyển lên trên, lợi suất TPCP 10 năm tăng lên 3,31% vào cuối tháng 6.
  • Khối ngoại mua ròng 340 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt gần 2.440 tỷ đồng, tạo lực đỡ quan trọng cho thị trường TPCP, góp phần kiềm hãm đà tăng lợi suất.
  • Hoạt động phát hành TPDN tăng tốc mạnh, với 72 đợt phát hành mới trong tháng 6/2025 với quy mô đạt 95.303 tỷ đồng (+37,8% so với tháng trước, +30,1% so với cùng kỳ); nhóm ngân hàng chiếm 82,4% tổng giá trị, chủ yếu là kỳ hạn 2–10 năm. Các thương vụ đáng chú ý: ACB (24.850 tỷ đồng), MB (14.750 tỷ đồng), TCB (13.500 tỷ đồng); lãi suất từ 4,95% – 6,48% tùy kỳ hạn.
  • Hoạt động mua lại trước hạn tăng vọt, đạt 39.264 tỷ đồng (+80,6% so với tháng trước); ngân hàng chiếm 90,4%, chủ yếu nhằm thay thế trái phiếu lãi suất cao cũ bằng nguồn vốn rẻ hơn. 
  • Thị trường thứ cấp TPDN cải thiện, giao dịch đạt 116.184 tỷ đồng (+6,6% so với tháng trước); nhóm bất động sản dẫn dắt với giao dịch tập trung ở kỳ hạn trên 3 năm.
  • Rủi ro tín dụng vẫn hiện hữu ở nhóm DN bất động sản, với 8 doanh nghiệp công bố chậm trả gốc/lãi trong tháng, tiêu biểu: Hưng Thịnh (4.000 tỷ), R&H (3.000 tỷ), BNP Global (2.100 tỷ). Tháng 7/2025 dự kiến đáo hạn 17.500 tỷ đồng, trong đó bất động sản chiếm ~10.000 tỷ đồng.

image
imageimageimage 51

Dự báo thay đổi danh mục VN30 & VNFIN LEAD kỳ Q3/2025

image
image02-07-2025
: VDS
: Dịch vụ tài chính
: Hương Lê
Tags:  ETF VN30 VNFINLEAD

  • Quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE-Index, phiên bản 4.0, được ban hành ngày 30/12/2024 và chính thức hiệu lực trong đợt cơ cấu danh mục HOSE – Index kỳ Q3/2025.
  • Danh mục chỉ số VN30 ước tính sẽ thêm mới cổ phiếu DGCloại ra cổ phiếu BVH. Theo đó, chúng tôi ước tính các quỹ đang mô phỏng chỉ số này sẽ mua vào 1,9 triệu cổ phiếu DGC và bán ra gần 500 nghìn cổ phiếu BVH trong kỳ cơ cấu lần này.
  • Danh mục chỉ số VNFIN LEAD ước tính sẽ loại ra cổ phiếu LPB & SSB không thêm mới cổ phiếu. Quỹ ETF duy nhất mô phỏng chỉ số VNFIN LEAD ghi nhận hiệu suất 11,7% tính từ đầu năm nay.


image
imageimageimage 72

SAB – Cổ tức tiền mặt là điểm nhấn chính

image
image01-07-2025
: SAB
: Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
: Hưng Nguyễn
Tags:  SAB

  • KQKD SAB Q1-2025 ảm đạm với doanh thu thuần 5.811 tỷ đồng (-34,9% QoQ, -19,1% YoY), LNST-Cty Mẹ đạt 793 tỷ đồng (-20,5% YoY), do doanh số mùa vụ tết tập trung vào Q4-2024 khi 2025 đón tết sớm (T1) đi kèm chi tiêu bia trong dân bị siết chặt hơn từ Nghị Định 168. SAB cũng hoàn tất thương vụ “Sabibeco” làm phát sinh chi phí tài chính một lần 91 tỷ đồng.
  • Đốm sáng trong làn sương mờ KQKD Q1 của Công ty đến từ việc tiết giảm được chi phí đầu vào khi SAB đã sử dụng hết phần nguyên vật liệu có giá cao trong năm 2024, và bước sang năm 2025, giá nguyên liệu đầu vào đã quay trở lại vùng giá trung bình. Yếu tố này sẽ được phản ánh rõ nét hơn trong KQKD các quý tới khi chi phí tài chính một lần hết phát sinh.
  • Với triển vọng kinh doanh bước vào pha bão hòa từ sau Covid-19 và các tác động từ gia tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn phía trước, điểm nhấn đầu tư chủ yếu ở mức chia cổ tức tiền mặt ngày càng tăng cao. SAB có động thái gia tăng tỷ lệ chia cổ tức (payout ratio) mạnh dần từ sau Covid-19 (thời điểm ngành bia bắt đầu ảm đạm) với 60-120%, với nguồn lấy từ LNST mỗi năm của Công ty và khoản lợi nhuận chưa phân phối (~9.200 tỷ đồng).
  • SAB phù hợp với phương pháp đầu tư cổ tức (tỷ suất cổ tức 10,4%/năm) và đầu tư cổ phiếu bị định giá thấp sau những đợt sụt giảm mạnh của thị trường, đặc biệt khi giá thị trường SAB dần dịch chuyển về mức hợp lý (48.000đ/cổ phiếu), phản ánh những yếu tố tiêu cực của năm 2025.

image
imageimageimage 37

Luật hóa Nghị quyết 42: Tác động và cơ hội cho ngành Ngân hàng

image
image30-06-2025
: ACB, VIB, VPB, STB
: Ngân hàng
: Tùng Đỗ
Tags:

  • 3 quy định cốt lõi của Nghị quyết 42 gồm (1) Quyền thu giữ TSBĐ, (2) Kê biên tài sản của bên phải thi hành án đang được sử dụng làm TSBĐ cho khoản nợ xấu và (3) Hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự đã được Quốc hội thông qua trong Kỳ họp thứ 9 – khóa XV vào ngày 27/6/2025 vừa qua và có hiệu lực từ 15/10/2025.
  • Chúng tôi cho rằng ý nghĩa quan trọng nhất của việc luật hóa liên quan đến quy định về quyền thu giữ TSBĐ là nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng, đặc biệt đối với các khoản nợ xấu khi có áp lực pháp lý về việc bàn giao TSBĐ. Khi khoản vay được xác định là nợ xấu và nếu KH không trả được, KH cần tự nguyện bàn giao tài sản đảm bảo để ngân hàng xử lý (tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện về thu giữ) hoặc tự xử lý tài sản để trả nợ. Từ đó, ngân hàng tránh phải khởi kiện, trong trường hợp bên bảo đảm không hợp tác, và đẩy nhanh quá trình xử lý TSBĐ.
  • Quy định về kê biên TSBĐ liên quan đến thi hành án góp phần hài hòa quyền chủ nợ của bên nhận bảo đảm là các TCTD với việc thực thi các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tránh trường hợp cơ quan thi hành án dân sự kê biên cả tài sản cầm cố, thế chấp trong trường hợp người phải thi hành án không còn TSBĐ nào khác để thi hành án hoặc có mà không đủ, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ nợ.
  • Về Quy định hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự, vật chứng sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là TSBĐ của khoản nợ xấu theo đề nghị của bên nhận bảo đảm. Điều này giúp bảo vệ quyền xử lý TSBĐ của TCTD (bên nhận bảo đảm) và thúc đẩy tiến độ thu hồi nợ xấu TSBĐ và xử lý nợ xấu.
  • Việc luật hóa NQ 42 sẽ mang lại lợi ích chung cho toàn ngành Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ xấu. Bên cạnh đó, chúng tôi kỳ vọng các ngân hàng có hàm lượng bán lẻ cao có thể hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình thu giữ và xử lý TSBĐ (với điều kiện các TSBĐ có pháp lý rõ ràng, đầy đủ, không có tranh chấp hoặc hạn chế pháp lý) nhờ vào tính chất ít phức tạp, dễ xử lý hơn của TSBĐ của các khoản vay bán lẻ, và tiết giảm được đáng kể chi phí xử lý nợ xấu do không còn phải phân bổ nhiều nguồn lực tại nhiều vị trí địa lý cho quá trình tố tụng để thu giữ TSBĐ như khi NQ 42 hết hiệu lực.

image
imageimageimage 140

Thị trường cao su 4T2025 – Điều chỉnh ngắn hạn do tác động của thuế quan

image
image27-06-2025
: DPR, PHR
: Hóa chất
: Giao Nguyễn
Tags:  Caosu

  • Giá cao su thế giới đầu quý II/2025 điều chỉnh giảm do tác động từ căng thẳng thuế quan Mỹ - Trung. Tuy nhiên, ảnh hưởng chỉ mang tính ngắn hạn và giá đã có dấu hiệu phục hồi trở lại.
  • Nguồn cung cao su toàn cầu nhìn chung vẫn tiếp tục ở mức thấp với sản lượng sụt giảm tại các quốc gia xuất khẩu chính (Indo, Malay, Vietnam,…). Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ vẫn giữ ổn định, duy trì sự mất cân đối cung – cầu.
  • Trong bối cảnh giá cao su tiếp tục hồi phục sau ảnh hưởng ngắn hạn của thuế quan, cùng với dụ báo nguồn cung tiếp tục thiếu hụt trong khi nhu cầu vẫn giữ ổn định là những lý do chúng tôi cho rằng giá cao su nhiều khả năng sẽ tiếp tục hồi phục và neo giữ ở mức cao trong nửa cuối 2025.

image
imageimageimage 94

POW – KQKD Q1/2025 được dẫn dắt bởi cụm điện khí Đông Nam Bộ

image
image26-06-2025
: POW
: Năng lượng
: Nguyễn Đức Chính
Tags:

  • Trong Q1/2025, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cổ đông mẹ của POW tăng lần lượt 31% và 60% YoY.
  • Sản lượng huy động của Công ty tăng 20% YoY, được dẫn dắt bởi sự hồi phục của Nhơn trạch 1 (+3.446% YoY) và Nhơn Trạch 2 (+291% YoY).
  • Giá bán trung bình toàn Công ty tăng 8% YoY dù giá thị trường điện toàn phần giảm 17% YoY, đến từ sản lượng hợp đồng được thanh toán của Công ty tăng 55% YoY.
  • Giá nhiên liệu khí và nhiên liệu than ổn định, giúp lợi nhuận gộp của POW cải thiện 117% YoY, tương đương biên lợi nhuận gộp tăng 4 pps YoY.

image
imageimageimage 66

CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THÁNG 06/2025: THANH KHOẢN VND DỒI DÀO, CUNG-CẦU NGOẠI TỆ CĂNG THẲNG

image
image25-06-2025
: VDS
: Vĩ mô
: My Trần
Tags:

  • NHNN hút ròng thanh khoản tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 6/2025. Điểm đáng chú ý trong tháng này là NHNN bán tín phiếu trở lại sau hơn ba tháng tạm dừng, nguyên nhân là do lãi suất cho vay qua đêm giảm sâu.
  • Tăng trưởng tín dụng tăng tốc mạnh từ cuối Q1 và duy trì nhịp độ đều đặn trong hai tháng đầu của Q2. Trong khi mặt bằng lãi suất huy động tương đối ổn định và tín dụng tăng trưởng mạnh, các NHTM đã tích cực huy động vốn qua kênh trái phiếu với quy mô gấp đôi quy mô cùng kỳ.
  • Tỷ giá USDVND vẫn đang đi ngược với xu hướng với các đồng tiền châu Á khác trong tháng 6/2025. Thời hạn gia hạn thuế đối ứng gần kề cùng với chênh lệch âm lãi suất VND-USD trở lại trong tháng 6 đã làm gia tăng áp lực lên triển vọng tỷ giá USDVND, tuy nhiên, mức mất giá hiện tại vẫn đang trong tầm kiểm soát kèm với sự chủ động của NHNN. Những áp lực này có thể được gỡ bỏ dần nếu kết quả đàm phán trong kỳ vọng và NHNN can thiệp trên thị trường mở để thu hẹp chênh lệch lãi suất VND-USD.
  • Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2025, cân đối cung-cầu ngoại tệ vẫn sẽ căng thẳng khi 1. Thặng dư thương mại đã giảm dần trong các tháng gần đây; 2. Dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển khi câu chuyện thuế quan rõ ràng hơn và 3. Áp lực tăng trưởng dẫn đến việc thúc đẩy tín dụng và đầu tư công, từ đó quan ngại về kỳ vọng lạm phát tăng trong tương lai có thể khiến nhu cầu tích trữ USD gia tăng

image
imageimageimage 111

Ngành phân bón – Diễn biến giá bán phân bón trong sự căng thẳng ở Trung Đông

image
image24-06-2025
: DCM, DPM, BFC, DDV, LAS
: Phân bón
: Hiển Lê
Tags:

  • Căng thẳng Trung Đông đẩy giá phân bón tăng, đặc biệt trong ngắn hạn. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào diễn biến xung đột và có sự khác nhau giữa các loại phân. Nếu chiến tranh leo thang, giá dầu tăng sẽ kéo theo giá khí và ure, từ đó tác động dây chuyền đến các loại phân bón khác do mối liên hệ với phân Ure. Tuy nhiên, phân Ure chịu ảnh hưởng mạnh nhất, trong khi các loại phân khác như phosphate và NPK ít biến động hơn.
  • Giá bán Ure tăng dần kể từ khi căng thẳng Iran-Isarel xảy ra dẫn đến chi phí khí đốt tăng và nguồn cung sản xuất Ure bị thiếu hụt 16% từ Ai Cập và Iran. Tuy nhiên, so với cuộc chiến Nga-Ukraine (2/2022), tác động lần này thấp hơn do Trung Quốc nối lại xuất khẩu và chưa phải mùa vụ tiêu thụ phân cao điểm.
  • Giá bán phân Phosphate (MAP, DAP, LAS) dự kiến tăng chậm hơn giá Urea nhờ chi phí đầu vào tương đối ổn định do giá axit sulfuric giảm bù đắp phần nào cho giá ammonia lỏng tăng.
  • Giá bán NPK gặp khó trong việc tăng giá mặc dù giá phân đơn, phân kép đầu vào tăng nhanh. Nguyên nhân do sự cạnh tranh mạnh từ các quốc gia như Trung Quốc và Nga. Bên cạnh đó, từ 1/7/2025, thuế nhập khẩu 40% của EU áp lên Nga sẽ khiến Nga đẩy mạnh sang các thị trường khác như Việt Nam.
  • Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp phân Ure như DCM, DPM ảnh hưởng về giá bán nhiều hơn các doanh nghiệp kinh doanh phân DDV, LAS và phân NPK như BFC.

image
imageimageimage 163

Ngành thép – Thép xanh, xu hướng cần quan tâm

image
image23-06-2025
: HPG, HSG, GDA
: Nguyên vật liệu
: Đỗ Thạch Lam, CFA
Tags:  Thép

  • Các thị trường quy mô lớn như EU, cơ chế CBAM (Carbon Border Adjustment Mechanism), và việc các nhà nhập khẩu mua tín chỉ carbon (dựa trên lượng phát thải) sẽ là một yếu tố thu hẹp lợi thế về giá thành của các công ty sản xuất thép tại Châu Á sử dụng công nghệ lò cao. Các nhà sản xuất sẽ hướng đến xu hướng thép xanh: thay thế công nghệ hiện nay để có thể giảm lượng khí thải carbon (CO2) trong quá trình sản xuất, và hướng tới mục tiêu giảm mức phát thải về 0 (đến 2050)
  • Với Việt Nam, một số công ty có vị thế trên thị trường xuất khẩu đã có những biện pháp đầu tiên nhằm kiểm soát và giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính, qua đó duy trì lợi thế cạnh tranh tại các thị trường lớn, bao gồm: 1/ Kiểm kê mức phát thải tại nhà máy; 2/ Tối ưu mức tiêu thụ nhiên của hoạt động sản xuất (trực tiếp và gián tiếp).

image
imageimageimage 150

OCB – Triển vọng lợi nhuận 2Q2025 tích cực hơn nhờ tổng thu nhập hoạt động cải thiện

image
image20-06-2025
: OCB
: Ngân hàng
: Trang Tô
Tags:  OCB

  • Dự phóng LNTT 2Q25 tăng trưởng tích cực, đạt gần 990 tỷ đồng (+11% QoQ và +10% YoY) với tăng trưởng tín dụng 7% YTD, và NIM cải thiện 5bps QoQ lên 3,2%. Thu nhập ngoài lãi mở rộng so với mức nền thấp của quý trước (+260% QoQ và +38% YoY). Chi phí trích lập dự phòng được tăng cường (94% QoQ và 75% YoY), tương đương tỷ lệ chi phí tín dụng 0,4% (1Q24: 0,2%).
  • Cho năm 2025, chúng tôi dự phóng LNTT đạt 4,6 nghìn tỷ đồng (+14% YoY) nhờ thu nhập ngoài lãi tăng trưởng tích cực (+84% YoY) trong khi đó NIM 2025F thu hẹp khoảng 30 bps YoY về 3,2% khiến thu nhập lãi thuần giảm tốc (+8% YoY) và chi phí tín dụng tăng 15% YoY.

image
imageimageimage 86

Ngành cảng biển – Đánh giá vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng hàng hóa

image
image19-06-2025
: GMD, HAH, VSC
: Cảng biển
: Quân Cao
Tags:  Cảng biển

  • Thuế đối ứng của Mỹ áp dụng lên hàng hóa của Việt Nam làm giảm khả năng cạnh tranh nhưng mức chênh lệch chưa đủ khiến chuỗi cung ứng rời khỏi Việt Nam.
  • Chúng tôi kỳ vọng nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng container như hàng dệt may vẫn được sản xuất tại Việt Nam, giúp duy trì tăng trưởng sản lượng thông quả cảng.

image
imageimageimage 149

Tags

Cập nhật KQKDTriển vọng ngànhThị trường tiền tệChính sách tiền tệXuất khẩuThủy vănFEDLãi suấtLTGCMGTNHPNJKBCVSHKDHHNDVHCPHRACVTCBCập nhật ngànhBFCDPMDCMHDGVNMDBDQNSTNGACBDPRREEFPTVĩ môThương mạiMCMNKGLHGPC1FMCELCThị trường Bất Động SảnSRCDRCCSMLốp cao suDược phẩmTRAHPGHSGSMCQTPPVDIMPMSHÔ tô và phụ tùngCập nhật kết quả kinh doanhTỷ giáNLGBất động sảnVCBSIPBĐS KCNBán lẻGMDCảng biểnMSNMCHMMLMSRdầu khíIDCPVTDệt mayTriển vọng 2023ĐHCĐ bất thườngKế hoạch kinh doanh tham vọngCập nhật KQKD 2023, Cổ tức hấp dẫnTrái phiếuVNZvận tải biểnHAHCập nhật ngành sữaGiá bột sữa nguyên liệumô hình định lượngbiên lợi nhuậnWMPCông ty sữa Việt NamNT2ĐiệnNikenFDIvay thế chấpKQKD Q4-2022Hàng khôngPPCVAMADoanh số bán xeCập nhật KQKD quý 4Thị trường khoanCập nhật KQKD Q4Giá thuê giàn tích cựcSCSVSCTrung Quốc mở cửaNgân hàngKQKD Q4Điện gió ngoài khơiSư Tử Trắng Lô BKQKD Q4/22ThépBán lẻ trang sức Cập nhật KQKD tháng CTGThông tin ngànhNgành CNTTHàng tiêu dùngVận tải dầu khíGiá cước tăngMở rộng đội tàuDự phóng KQKD quýĐịnh giáGhi chú ĐHCĐGiá phân giảmCập nhật KQKD 2023Cổ tức hấp dẫnVPBCập nhật KQKD Q4/22Kế hoạch 2023Cập nhật KQKD sơ bộĐHCĐ 2023OPEC+ cắt giảm sản lượngGiá dầu tích cựcđịnh giá hấp dẫnKQKD Cập nhật KQKD Q1/23ĐHCĐgiá thuê giàn tăng caoBĐSPháp lýDự ánBán hàngtiền tệKQKD Q1/2023Ngành đườnggiá phân bón giảmcổ tức cao vàngNgành tômtriển vọng 2H23NTCDự báo KQKDCập nhật KQKD 1Q23giá thức ăn chăn nuôiGiá lợn hơiNhu cầu phục hồiGiá đường tăngEl Ninongành thépđội tàu mở rộngngành hàng tiêu dùngngành sữatriển vọng 2H2023cập nhật KQKD Q2giá giàn duy trì mức caođền bù hợp đồngQ2 2023KQKD Q2/23KCNKQKD 2Q2023steelTriển vọng nửa cuối 2023Cập nhật HĐKDOPECNgadầu thôLuật KCNNgành KCNMercedes-BenzGDAlốp xe tảimùa mua sắmngành bán lẻvibQ3 2023OCBNợBưu chínhVTP10T2023TRUNG LẬP2024thủy sảnMWG FRTNgành dầu khíDự phóng KQKDQ4-2023ANVTLGKQKD Q4/2023VDSCPILogisticstrang sứcKQKD Q1/2024Ngành dệt mayTCHGiá cổ phiếuĐại hội cổ đôngWCM1Q2024SABTV2Mỹ-TrungVATKQKD Q2/2024BMPCao SuVận tảiXăng dầuNghị địnhPOWHDBETFVN30VNFIN LEADVNFINLEADVN DIAMONDMỹAGGNăng lượng tái tạoTDCVNDIAMONDThuế quanSăm lốpDầu BrentOPEC+Giàn khoanCaosuFRT, Long Châu