Theo số liệu chính thức của GSO, tăng trưởng tín dụng tính đến hết tháng 7/2017 đạt 9,58% so với cuối năm trước. Mức tăng này thấp hơn một chút so với tăng trưởng tín dụng của cùng kỳ năm 2016 là 9,64%. Tuy nhiên, số liệu cập nhật nhất từ UBGSTCQG cho thấy tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 9 chỉ đạt 12,9% so với cuối năm 2016, cao hơn mức tăng của cùng kỳ. Như vậy, mặc dù tăng trưởng tín dụng Q3 có chững lại nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. RongViet Research ước tính tín dụng trong Q3 giảm 16,1% so với quý trước nhưng tăng 33,8% so với cùng kỳ. So với mục tiêu mà Chính phủ đề ra là tăng trưởng tín dụng 21%, tăng trưởng tín dụng trong Q4 phải đạt mức 45,1% so với cùng kỳ và gấp 2,1 lần so với quý 3. Đáng lưu ý, tăng trưởng tín dụng cho vay lĩnh vực khác đã chững lại khá nhiều so với trước, tính đến hết tháng 7/2017, cho vay khác chỉ tăng có 3,2% so với cuối năm 2016, đây cũng là mức thấp nhất trong nhiều năm. Bù lại, tín dụng cho lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng đột biến, tăng 22,1% so với cuối năm 2016. Trong đó, cho vay lĩnh vực xây dựng tăng 26,2% so với cuối năm 2016.
Gần đây, dự án BOT tuyến tránh Biên Hòa của CTCP ĐTPT Cường Thuận IDICO (HSX:CTI) cũng vấp phải sự phản đối của nhiều lái xe. Tương tự trường hợp tại Cai Lậy, Bộ GTVT và chủ đầu tư cũng đã thống nhất giảm 20% giá vé thu phí cho các loại xe qua trạm từ 1/11/2017. Tuy nhiên, vấn đề vị trí đặt trạm thu phí, điều mà người dân cho là bất hợp lý lại chưa được đề cập đến. Mặc dù không thể đáp ứng 100% “yêu cầu” của lái xe, phương án giảm giá vé trên được xem là giải pháp tốt nhất trong thời điểm hiện tại khi cân bằng được lợi ích giữa Người sử dụng - Chủ đầu tư - Ngân hàng tài trợ vốn - Bộ GTVT.
Chúng tôi nhận thấy thị trường chung thể hiện phong độ khá ấn tượng trong 5 năm vừa qua và thực sự để đánh bại thị trường là một việc không phải dễ dàng gì. Lợi nhuận hàng năm (annualized return) dựa trên mức lợi nhuận trung vị theo tháng trong từng 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm và 5 năm từ 2012 – 2017 được xem xét như sau
Vừa qua, Bộ Công Thương đã gửi tới các nhà máy trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) Quyết định số 3698/QĐ-BCT về việc tạm ngừng CGM trong Q4 2017. Lý do được nêu trong Quyết định là nhằm ưu tiên huy động từ các nhà máy nhiệt điện khí. Sau đây là một số cập nhật và đánh giá của RongViet Research về tác động của Quyết định nói trên.
Chúng tôi đánh giá cao LPB bởi mô hình kinh doanh khác biệt và hiệu quả hoạt động ngày càng được cải thiện của ngân hàng. LNTT 9T2017 của LPB ước đạt 1.450 tỷ đồng (+68% YoY), tương ứng hoàn thành 97% kế hoạch kinh doanh của năm 2017. Với khả năng tăng trưởng tín dụng tiếp tục cao trong năm 2018 và hơn 90% thu nhập của ngân hàng đến từ lãi thì khả năng tăng trưởng lợi nhuận cao của LPB vẫn có thể duy trì trong năm 2018. Tại mức giá đóng cửa 14.200 đồng/cp hôm nay, LPB đang được giao dịch ở mức PB khoảng 1,04 lần, thấp hơn mức trung bình ~1,5 lần của các ngân hàng đang niêm yết. Mặc dù vậy, áp lực pha loãng đối với cổ phiếu LPB là vấn đề NĐT cần lưu tâm khi mà ngân hàng đang có kế hoạch tăng vốn gồm (1) Tăng vốn từ 6.460 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng, gồm ESOP và phát hành cho cổ đông hiện hữu; (2) 2.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi dự kiến phát hành cuối năm 2017 và có thể chuyển đổi từ cuối 2018-2019; và (3) Phát hành 25% vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài. Trong các kế hoạch tăng vốn trên thì phát hành cho đối tác chiến lược nước ngoài có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Cập nhật tình hình bất động sản tại khu vực quận 2, Hồ Chí Minh
Tiếp nối bài viết xu hướng giảm chi phí mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập, Rồng Việt Research tiến hành thống kê nhu cầu một số hoạt chất kháng sinh tiêm tại các cơ sở y tế. Các hoạt chất này đều nằm trong danh sách được yêu cầu không chào thầu thuốc biệt dược gốc trong thời gian tới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các sản phẩm nội chiếm lấy thị phần này.
Trong Q3 2017, trong khi các dự báo về lượng mưa ở khu vực miền Trung chỉ trên mức trung bình nhiều năm (TBNN) từ 15 – 25% thì tình hình thực tế ở riêng Thừa Thiên Huế, nơi đặt nhà máy thủy điện A Lưới của CHP, lại cho thấy những bất ngờ. Tính riêng trong tháng 7/2017, lượng mưa ở khu vực này đã cao hơn mức TBNN khoảng 300%. Trong khi vào tháng 09/2017, tuy chưa có số liệu chính thức nhưng rõ ràng những ảnh hưởng từ bão Doksuri (bão số 10) đã mang lại mưa lớn ở miền Trung và giúp nhà máy A Lưới vận hành ở mức cao trong tháng. Nhờ đó, tổng sản lượng của CHP trong Q3 2017 ước tính tăng trưởng 54% YoY lên 203 triệu kWh.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường phân bón, chúng tôi không đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng của mảng phân urê từ nay đến hết năm 2018. Bước chuyển mình của Doanh nghiệp có thể rơi vào năm 2019, thời điểm giao thoa của nhiều sự kiện có tính chất quan trọng: DCM (đối thủ chính của DPM) không còn được hỗ trợ giá khí nguyên liệu, khả năng cao DPM sẽ bắt đầu được hoàn thuế VAT đầu vào, cùng lúc dự án NPK được kỳ vọng sẽ hoạt động ổn định và bắt đầu mang lại lợi nhuận. Chúng tôi dự phóng DPM có thể ghi nhận doanh thu và LNST tăng lần lượt 9% và 60% trong năm 2019.
Theo GSO, nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn số liệu sơ bộ trong Q2, tăng lên 6,28% so với mức 6,2% công bố trước đó. Trong khi đó, tăng trưởng GDP tiếp tục cải thiện mạnh trong Q3, ghi nhận mức tăng cao nhất trong hơn 6 năm (+7,46% so với cùng kỳ năm trước). Trong 3 quý đầu năm nay, tăng trưởng GDP đạt 6,41%, cao hơn kỳ vọng của chúng tôi cho cả năm 2017. Số liệu chi tiết cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp hơn 1/3 vào mức tăng chung. Nhưng điểm đáng lưu ý cho diễn biến tốt hơn kỳ vọng chính là nhờ khu vực FDI. Cụ thể, sự mở rộng của Samsung ở Việt Nam đã thúc đẩy sản lượng của các mặt hàng điện tử tăng mạnh trong năm nay, đặc biệt là mặt hàng ti vi với mức tăng 31,6% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, việc nhà máy Formosa đi vào hoạt động cũng giúp cho tổng sản lượng các mặt hàng thép đạt 13,3 triệu tấn trong 9 tháng của năm 2017 (+21,2% so với cùng kỳ).
ACV gần đây đã công bố KQKD 6T2017 soát xét với Doanh thu hợp nhất đạt 6918 nghìn tỷ đồng và LNST hợp nhất đạt 1711 nghìn tỷ đồng. Nếu so với kết quả sơ bộ (chưa kiểm toán) đăng tải trước đó, LNST hợp nhất sau soát xét 6T2017 đã giảm 382 tỷ đồng. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy sự “sụt giảm” về lợi nhuận trước và sau kiểm toán chủ yếu đến từ các nguyên nhân sau:
Trong giai đoạn 2014-2016, tăng trưởng nhu cầu xây dựng là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng sản lượng tiêu thụ các loại vật liệu xây dựng, trong đó ống nhựa đạt mức tăng trưởng ấn tượng 15-18%/năm. Tại thị trường ống nhựa Việt Nam, hai nhà sản xuất lâu đời bao gồm BMP và NTP dù có công suất hoạt động tăng trưởng mạnh nhưng không đáp ứng được sức giãn nở của thị trường, vì vậy tạo điều kiện cho những “tay chơi” xâm nhập ngành sản xuất có biên lợi nhuận hấp dẫn này như HSG và Tân Á Đại Thành.