Rong Viet Research đã có buổi gặp gỡ với đại điện của Đường Quảng Ngãi và chúng tôi xin trình bày một vài thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm cũng như triển vọng tương lai của công ty.
CTCP Pin Ắc quy Miền Nam (PAC – HSX) đã công bố KQKD Q2/2017 chưa kiểm toán cuối tuần trước, với kết quả khá sát kỳ vọng chúng tôi đưa ra trong báo cáo cập nhật KQKD của PAC vào ngày 28/06/2017. Cụ thể, công ty đạt được mức tăng trưởng 14,7% trong doanh thu thuần, tương ứng 680 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế gần như gấp đôi cùng kỳ, đạt 56 tỷ đồng. Tính chung nửa đầu năm 2017, công ty ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 20,8% và 53,9% đối với doanh thu và LNST, EPS 4 quý gần nhất đạt 4.277 đồng/cp, tương ứng với PE trailing khoảng 11,7x.
Sau cuộc gặp với đại diện CTCP City Auto (HSX: CTF), Rồng Việt Research xin gửi đến các nhà đầu tư một số cập nhật tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Mức P/E cao luôn đòi hỏi mức tăng trưởng lợi nhuận tương ứng trong tương lai. Chúng tôi cho rằng triển vọng của DHG, DMC và TRA vẫn sẽ cần thêm thời gian để kiểm chứng: vai trò của đối tác chiến lược liệu có chuyển hóa thành tăng trưởng lợi nhuận tại DHG và DMC, hay TRA với kế hoạch lấn sân sang mảng tân dược. Do đó, xét về mặt triển vọng, IMP là cổ phiếu ưa thích nhất của Rồng Việt Research. Thị trường có thể sớm đánh giá được thực tế của triển vọng này khi mà 2 quý cuối năm, các lô hàng sản xuất theo chuẩn EU-GMP sẽ bắt đầu đầu thầu vào kênh bệnh viện.
CTCP đầu tư Nam Long (NLG – HSX) đã công bố kết quả kinh quý 2/2017 khả quan với doanh thu và LNST (cổ đông công ty mẹ) đạt lần lượt 1.006 tỷ đồng (+45%) và 289 tỷ đồng (237%), phần lớn nhờ hạch toán doanh thu và lợi nhuận do đánh giá lại giá trị đất dự án Nguyên Sơn. Cụ thể, trong quý 2/2017, NLG đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng dự án Nguyên Sơn cho liên doanh để phát triển dự án Mizuky Park. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế từ đánh giá lại dự án ước tính lần lượt hơn 1.665 tỷ đồng và 890 tỷ đồng. Tuy vậy, NLG chỉ ghi nhận 50% doanh thu và lợi nhuận đánh lại dự án Nguyên Sơn, phần còn lại sẽ được ghi nhận theo tiến độ bàn giao sản phẩm (dự án Mizuky) trong giai đoạn 2018-2020.
Như đã trình bày trong báo cáo Cập nhật Ngành Thép, sản xuất thép là một trong những ngành công nghiệp có quy mô và được đầu tư bài bản nhất trong nền công nghiệp của Việt Nam, vì vậy đã nhận được nhiều chính sách hỗ trợ của Bộ Công thương. Chỉ trong vòng hai năm, bốn loại sản phẩm thép đã nhận được chính sách phòng vệ thương mại và thêm một sản phẩm đang trong quá trình kết luận điều tra, nhờ vậy mà các doanh nghiệp thép trong nước đã có một năm 2016 ấn tượng. Trong số các DN ngành thép, HPG, HSG và NKG thường xuyên nằm trong danh mục khuyến nghị của RongViet Research không chỉ bởi là các nhà sản xuất đầu ngành mà còn nhờ những kế hoạch mở rộng quy mô mạnh mẽ và khả năng tận dụng điều kiện thị trường.
Trong mùa KQKD nửa đầu năm 2017, chúng tôi cũng xin cập nhật tới quý Nhà đầu tư một số tin tức đáng chú ý của ba doanh nghiệp thép trên:
Sự bất đồng giữa các cổ đông lớn trong ĐHCĐ thường niên 2017 của VSH tháng 5 vừa rồi đã dẫn tới việc không có văn bản nào được thông qua và tạo ra những nghi ngại nhất định về khả năng nó có thể ảnh hưởng đến tiến độ của dự án thủy điện Thượng Kon Tum vốn đã có đủ rắc rối từ tranh chấp pháp lý với nhà thầu Hoa Đông – Trung Quốc. Rất may là các cuộc đàm phán riêng giữa hai cổ đông lớn nhất là REE và GENCO 3 trước ĐHCĐ bất thường này đã giúp các bên có được sự nhất trí và góp phần vào thành công của ĐHCĐ lần này. Dưới đây là 4 nội dung quan trọng trong ĐHCĐ bất thường vừa qua:
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG-HSX), CTCP Thép Nam Kim (NKG-HSX) và CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HPG-HSX) là các cổ phiếu ngành thép nằm trong danh sách khuyến nghị của RongViet Research bởi những điểm sáng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thời gian gần đây, ngành thép có mức tăng trưởng nổi bật không chỉ do hoạt động xây dựng sôi động mà còn nhờ nhận được nhiều chính sách hỗ trợ về phòng vệ thương mại. Là các doanh nghiệp đầu ngành đang tích cực mở rộng quy mô sản xuất, HSG, NKG và HPG có khả năng tận dụng những thuận lợi về điều kiện thị trường để cải thiện KQKD. RongViet Research cho rằng đây là những doanh nghiệp thép có mức định giá hấp dẫn và khuyến nghị MUA trong TRUNG HẠN đối với các cổ phiếu này.
Nhà đầu tư quan tâm có thể tải báo cáo tại đây.
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số toàn thị trường nửa đầu năm giảm 1% so với cùng kỳ năm 2016.
CTCP KCN Nam Tân Uyên (NTC – Upcom) đã công bố KQKD Qúy 2/2017 với doanh thu tăng 20%YoY và LNST tăng 201%YoY. Lũy kế 6T2017, NTC ghi nhận 75 tỷ đồng LNST (tăng 117% YoY và hoàn thành 138% KH2017). LNST 6T2017 tăng mạnh một mặc đến từ hoạt động cho thuê đất công nghiệp tiếp tục diễn biến khả quan. Mặt khác, Công ty còn tiết kiệm được khá nhiều chi phí lãi vay do số tiền thực vay để thanh toán tiền thuê đất cho Nhà Nước thấp hơn dự kiến ban đầu.
Thời gian gần đây, Vietstar, AirAsia và FLC đều đang tỏ ý định muốn tham gia vào thị trường hàng không Việt Nam. Sự tham gia của các hãng hàng không mới này, nếu có, sẽ tăng thêm tính cạnh tranh trong ngành vốn đang chỉ có 3 người chơi là Vietnam Airlines, VietJet Air và Jetstar Pacific. Để có cái nhìn rộng hơn về vấn đề này, Rồng Việt Research tiến hành tìm hiểu về tình hình cạnh tranh của một số thị trường hàng không trong khu vực.
CTCP Cao su Đà Nẵng là một doanh nghiệp nội địa có uy tín lớn trong ngành sản xuất săm lốp tại Việt Nam. Trong vài năm gần đây, sản phẩm mới của Công ty, lốp xe radial vẫn trong giai đoạn thâm nhập và phát triển thị trường, do đó KQKD chưa có chuyển biến đặc sắc.