Cập nhật KQKD các công ty bất động sản_Phần 2
Qua thống kê của 612 doanh nghiệp đã công bố kết quả quý 2 tại ngày 1/8, bức tranh KQKD các doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX cũng đã hiện rõ. Bên cạnh những nhóm mà kết quả của 1 cổ phiếu có ảnh hưởng lớn lên cả ngành như BVH (bảo hiểm), PVD (dầu khí), VJC (du lịch giải trí), thì cũng có những ngành cho thấy rõ xu hướng chung.
Kết quả kinh doanh các công ty bất động sản trong nửa đầu năm 2017 đã được công bố. Trái ngược với Đất Xanh (DXG) và Novaland (NLG), các công ty như Vingroup (VIC), Khang Điền (KDH) và Nam Long (NLG) tiếp tục ghi nhận tăng trưởng doanh thu từ việc bàn giao các dự án cốt lõi. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận có sự phân hóa. Trong khi NVL không được khả quan, thì NLG, KDH đạt tăng trưởng dương chủ yếu đến từ lợi nhuận tài chính. Trong nửa cuối năm 2017, chúng tôi kì vọng rằng kế hoạch bàn giao các dự án đã hoàn thành sẽ thúc đẩy mảng kinh doanh cốt lõi, đặc biệt đối với NLG và DXG.
Trong tuần qua, các DN vận tải xăng dầu niêm yết đã lần lượt công bố KQKD Q2/2017 và 6T2017. Nhìn chung, diễn biến thị trường vận tải biển vẫn chưa thực sự thoát khỏi tình trạng dư cung đồng thời chi phí nhiên liệu gia tăng trở lại trong các tháng đầu năm khiến lợi nhuận các DN niêm yết giảm bình quân 22%YoY mặc dù doanh thu tăng 15% trong cùng giai đoạn.
Chỉ số PMI của Việt Nam giảm xuống 51,7 điểm trong tháng 7 so với mức 52,5 điểm trong tháng trước. Sự sụt giảm chủ yếu do tốc độ tăng chậm lại của chỉ số sản lượng và đơn hàng mới.
RongViet Research gửi tới nhà đầu tư Báo cáo Cập nhật KQKD Q2/2017 đối với CTCP Xây dựng Coteccons (CTD-HSX) với quan điểm và khuyến nghị như sau:
“CTD đã chứng minh năng lực thi công và sức khoẻ tài chính vượt trội so với hầu hết các đối thủ cùng ngành để thắng được những gói thầu có giá trị lớn cũng như đáp ứng nhu cầu của các chủ đầu tư về thiết kế cũng như tiến độ. Mặc dù thị trường đang tỏ ra lo ngại khi thị trường nhà ở đang dần chững lại, chúng tôi cho rằng các phân ngành khác của thị trường xây dựng như nhà xưởng, VP&TTTM và hạ tầng sẽ đóng góp vào tăng trưởng ổn định cho nhu cầu xây dựng. Do đó, với vị thế của CTD, doanh nghiệp sẽ sớm tìm được động lực tăng trưởng mới và tiếp tục giành được những hợp đồng tốt nhất. Chúng tôi cho rằng cơ cấu doanh thu của CTD sẽ phát triển theo hướng đa dạng hơn về phân khúc để duy trì tăng trưởng trong ba năm tới.
CTCP Cao su Đà Nẵng (HSX: DRC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2017 với doanh thu thuần đạt 826 tỷ đồng (giảm 2,7% so với cùng kỳ) và LNST chỉ đạt 35 tỷ đồng (giảm 68,5% so với cùng kỳ).
BMI gần đây đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm. Theo báo cáo tổng hợp sơ bộ của doanh nghiệp, nhìn chung hoạt động kinh doanh vẫn đang ổn định và bám sát kế hoạch kinh doanh năm 2017
KQKD Q2/2017 của CTD đạt tăng trưởng khá tốt, trong đó doanh thu đạt 6.183 tỷ đồng (+24% YoY) và LNST đạt 412 tỷ đồng (+16% YoY). Tính từ đầu năm, khối lượng công việc ký mới đạt gần 14.000 tỷ đồng, nâng tổng khối lượng công việc còn lại lên hơn 26.000 tỷ đồng, cao hơn 17% so với cùng kỳ năm 2016.
Tỷ trọng hoạt động xây dựng nhà ở trong cơ cấu doanh thu cho thấy Coteccons ngày càng phụ thuộc vào thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở. Xây dựng các khu dân cư đóng góp tới hơn 70% vào tổng doanh thu luỹ kế 2 quý đầu năm của doanh nghiệp mặc dù các chuyên gia cho rằng số lượng dự án mới sẽ dần thu hẹp lại trong dài hạn. Trong xu hướng này, CTD được kỳ vọng sẽ dẫn đầu nhóm các nhà thầu xây dựng trong việc đa dạng hoá danh mục công việc bằng cách tham gia các dự án ở các phân ngành khác của thị trường xây dựng như VP&TTTM, nhà xưởng và thậm chí hạ tầng. Chúng tôi nhận thấy gần đây Coteccons có những dấu hiệu của việc “tái cơ cấu” backlog thông qua một số gói thầu xây dựng công nghiệp.
Mặt dù doanh thu chung không tăng trưởng, TCM vẫn cho thấy sự cải thiện vượt bậc về mặt lợi nhuận. Tín hiệu tích cực đến từ cả 3 mảng: sợi, vải và hàng may mặc.
DHG tỏ ra khá tự tin vào khả năng sẽ được cho phép nới room khối ngoại lên 100%. Như đã đề cập trong bài góc chuyên viên trước, vấn đề chính là công ty sẽ làm thế nào đối với quy định phân phối thuốc cho các doanh nghiệp nước ngoài.