imageimage

HND – Triển vọng kém khởi sắc nửa cuối năm

image
image12-09-2023
: HND
: Tiện ích công cộng
: Hoài Trịnh
Tags:

  • HND ghi nhận sản lượng điện sản xuất 6T/2023 đạt 3.528 triệu kWh (-10,0% YoY. Trong khi đó doanh thu thuần ghi nhận 5.938 tỷ đồng (+14,4% YoY), do giá bán trung bình ở mức cao (do giá than đầu vào vẫn ở mức cao svck). Tuy nhiên, dù doanh nghiệp đã thay đổi cách hoạch toán chi phí sửa chữa lớn (không trích trước 50% và đã hoàn nhập 150,4 tỷ đồng sau soát xét), LNST đạt 341 tỷ đồng (-36,5% YoY) chủ yếu do (1) nguồn cung than thiếu hụt trong Q1 dẫn đến sản lượng 6T/2023 giảm svck, và (2) giá than đầu vào neo ở mức cao cản trở doanh nghiệp có lợi nhuận trên thị trường điện và làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận trong hợp đồng điện. 
  • Triển vọng sẽ kém khởi sắc trong nửa cuối năm. HND cho biết nửa cuối năm sản lượng điện sản xuất sẽ ảnh hưởng bởi (1) công tác đại tu tổ máy S1 (từ 20/9 đến 10/11- lùi 20 ngày so với dự kiến), và (2) trung tu tổ máy S3 (từ 2/8 đến 31/8). Về vấn đề than đầu vào, theo trao đổi với doanh nghiệp, giá than trộn đầu vào đã hạ đáng kể trong T8/2023. Nguồn cung và mức tồn kho than vẫn duy trì đảm bảo cung ứng đủ cho mức sản lượng trong nửa cuối năm. Thêm vào đó, do ghi nhận chi phí SCL trong Q4/2023, chúng tôi dự đoán LNST sẽ thấp trong Q3 và ghi nhận lỗ trong Q4.
  • Cho cả năm 2023, chúng tôi hạ dự báo doanh thu và lợi nhuận, dự kiến đạt lần lượt 11.170 tỷ đồng (+6,3% YoY) và 417 tỷ đồng (-23,8% YoY) do điều chỉnh giảm sản lượng điện dự báo và điều chỉnh tăng chi phí sửa chữa lớn. Mức EPS tương ứng trong 2023 là 855 đồng/cổ phiếu.
  • Chúng tôi đưa ra khuyến nghị TÍCH LŨY với giá mục tiêu là 15.500/cp cho tầm nhìn một năm. Với kỳ vọng mức cổ tức tiền mặt 800 đồng/cp trong 12 tháng tới, tương đương mức sinh lời kỳ vọng 15% dựa trên giá đóng cửa ngày 12/09/2023.

image
imageimageimage 42 image 0

MSN - Lợi nhuận được kỳ vọng sẽ phục hồi kể từ nửa cuối năm 2023 (2H2023)

image
image11-09-2023
: MSN, MCH, MSR, MML
: Bán lẻ thực phẩm và hàng thiết yếu, Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
: An Nguyễn
Tags:  Cập nhật KQKD Q2 2023

  • Quý 2/2023, MSN ghi nhận doanh thu khả quan với 18.609 tỷ đồng (-0,5% QoQ; +4,3% YoY) bất chấp môi trường kinh doanh đầy thách thức. Động lực chính hỗ trợ doanh thu tích cực là kết quả kinh doanh khỏe mạnh của mảng kinh doanh tiêu dùng. LNST CĐCTM trong Q2 2023 giảm xuống mức thấp nhất trong 12 quý vừa qua với 105 tỷ đồng (-51,2% QoQ; -89,3% YoY). Nguyên nhân chính là chi phí phi hoạt động tăng đột biến (chi phí lãi vay, thuế và lợi ích cổ đông thiểu số).
  • Chúng tôi tính toán lợi nhuận ròng của MSN sẽ cải thiện kể từ nửa cuối năm 2023. Hỗ trợ chính là việc giảm chi phí lãi vay. Chúng tôi dự báo doanh thu và LNST CĐCTM năm 2023 sẽ đạt 78.320 tỷ đồng (+2,8% YoY) và 1.228 tỷ đồng (-65,6% YoY), tương đương với EPS năm 2023 là 863 đồng (-65,6% YoY). So với dự báo trước đây, chúng tôi hạ LNST CĐCTM xuống khoảng 10% do MSN ghi nhận mức thuế suất cao hơn và tỷ lệ cổ đông thiểu số cao hơn trong 6T2023.
  • Dựa trên phương pháp định giá SOTP và dự phóng mới của chúng tôi, giá mục tiêu mới của chúng tôi cho cổ phiếu MSN là 95.700 đồng. Trên quan điểm 1) MSN sẽ thành công trong việc khai thác các cơ hội tăng trưởng của ngành tiêu dùng trong dài hạn; và 2) lợi nhuận sẽ được cải thiện kể từ nửa cuối năm 2023, chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu này trong dài hạn.

image
imageimageimage 79 image 0

Ngành Phân bón - Hồi hộp với các tín hiệu từ Trung Quốc

image
image08-09-2023
: DPM, DCM, BFC
: Phân bón
: Ngan Le
Tags:

  • Sau khi Trung Quốc thành công trong việc chốt thầu 1,1 triệu tấn ure với Ấn Độ, Chính quyền nước này yêu cầu một số nhà sản xuất tạm dừng xuất khẩu ure trong tháng 9. Động thái này làm dấy lên lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung tại Trung Quốc – như vào cuối năm 2021.
  • Than nhiệt nội địa Trung Quốc tính đến thời điểm hiện tại tăng 3% so với tháng 8. Kết quả là, một số nhà sản xuất ure tại phía bắc nước này tăng lượng hàng tồn kho.
  • Đối với các nhà sản xuất ure tại Việt Nam, động lực xuất khẩu chưa quá rõ rang ít nhất là trong quý 3 này. Tuy nhiên các công ty vẫn có thể hưởng lợi nhờ gia tăng sản lượng gieo trồng lúa.

 

image
imageimageimage 129 image 0

KBC – Bối cảnh vẫn còn thuận lợi

image
image07-09-2023
: KBC
: BĐS KCN
: Hưng Lê
Tags:

  • Trong 6 tháng đầu năm 2023, KBC đã ghi nhận doanh thu là 4.551 tỷ đồng, tăng gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 6% so với con số trước kiểm toán. LNST của KBC trong nửa đầu năm đạt 1.921 tỷ đồng, tăng 16% so với con số trước kiểm toán và đạt 57% so với dự báo lợi nhuận cả năm của chúng tôi.
  • KBC dự kiến có thể hoàn thành việc bàn giao 193 ha trong năm 2023,và sẽ ghi nhận 8.241 tỷ đồng tổng doanh thu, hoàn thành 92% kế hoạch năm. Ngoài ra, LNST dự kiến ​​sẽ đạt 3.344 tỷ đồng, hoàn thành 84% so với kế hoạch đã đặt ra.
  • Dựa trên phương pháp định giá tổng hợp các thành phần (SOTP), chúng tôi đã điều chỉnh giá mục tiêu lên 40.000 đồng/cổ phiếu do phản ánh triển vọng tích cực của Dự án khu đô thị Phúc Ninh, cùng với việc điều chính giá đất thị trường xung quanh Dự án Phúc Ninh (tăng hơn 2 lần so với khi KBC lần đầu mở bán giai đoạn 2). Suất sinh lợi dự kiến trong 12 tháng tới sẽ là +16,3% (dựa trên giá đóng cửa ngày 6/9/2023).

image
imageimageimage 125 image 0

ACB – Chất lượng tài sản vững vàng trước khó khăn

image
image06-09-2023
: ACB
: Ngân hàng
: Chính Nguyễn
Tags:

  • ACB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 8 nghìn tỷ đồng (+16% yoy) trong Q2/23 nhờ tăng trưởng thu nhập lãi thuần (NII) đạt 6,24 nghìn tỷ (+11% YoY) kết hợp với sự đóng góp mạnh mẽ của các nguồn thu ngoài lãi. Mặc dù tổng thu nhập hoạt động vẫn duy trì tăng trưởng ở mức cao +16% yoy, Ngân hàng đã bình thường hóa chi phí dự phòng rủi ro ở mức 706 tỷ đồng so với việc hoàn nhập của nợ tái cơ cấu trong Q2/2022 đã làm LNTT của ACB trong Q2/2023 giảm 1,7% yoy khoảng 4,8 nghìn tỷ đồng.
  • Tỷ lệ nợ xấu từ cho vay khách hàng của ACB là 1,07% tăng khoảng 10 bps so với quý trước và 30 bps so với cùng kỳ, trong khi đó nợ xấu nội bảng chỉ ghi nhận 0,96%, mức tăng còn lại được Ngân hàng ghi nhận khi đối chiếu CIC (phần nợ xấu của Khách hàng ACB ở ngân hàng khác). Chi phí dự phòng ghi nhận 706 tỷ đồng trong Q2/23, theo chia sẻ của Ngân hàng phần trích lập của ACB tăng cao đến từ phần trích lập dự phòng nợ xấu của CIC, ACB kỳ vọng 6 tháng cuối năm sẽ hoàn nhập lại đối với khoản trích lập CIC này.
  • Với chiến lược tăng trưởng phù hợp, ACB có thể mở rộng cho vay thận trọng để duy trì bảng cân đối lành mạnh và phân bổ vốn hiệu quả, dẫn đến chi phí rủi ro và lợi nhuận được kiểm soát tốt, đồng thời giúp ngân hàng trụ vững trong các kịch bản khác nhau, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế có thể chưa thoát khỏi khó khăn trong năm 2023. Chung tôi vẫn giữ nguyên quan điểm MUA đối với ACB với giá mục tiêu 29,000 VND/cp, tương đương mức sinh lời 26% so với giá đóng cửa ngày 06/09/2023 với giả định dự phóng LNTT cho năm 2023-2024 lần lượt là 19.979 tỷ đồng (+16.7%) và 23.164 tỷ đồng (+16%).

image
imageimageimage 92 image 0

Cập nhật hoạt động các hãng hàng không – Chờ đợi một cơn gió thuận

image
image05-09-2023
: HVN
: Hàng không
: Tùng Đỗ
Tags:

  • Sản lượng vận tải quốc tế phục hồi tốt giúp doanh thu vân tải và phụ trợ tăng trưởng nhanh
  • Các hãng hàng không đã giảm lỗ đi đáng kể nhưng CP nhiên liệu và CP tài chính đang là trở ngại để có lợi nhuận ổn định
  • Việc tối ưu hóa hoạt động đội bay với việc tăng cường mở rộng đường bay quốc tế có thể giúp bức tranh lợi nhuận của các hãng dần khởi sắc hơn trong nửa cuối năm nay
  • KH tái cơ cấu đội bay và chuyện nhượng vốn Skypec của HVN trong thời gian tới có thể là chất xúc tác giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi lợi nhuận của Công ty.

image
imageimageimage 74 image 0

PPC – Triển vọng lợi nhuận đặt vào cổ tức từ ctlk & tổ máy S6 vận hành lại

image
image31-08-2023
: PPC
: Tiện ích công cộng
: Hoài Trịnh
Tags:

  • PPC ghi nhận sản lượng điện 6T/2023 đạt 1.357 triệu kWh (-7,7% YoY), trong khi đó doanh thu thuần ghi nhận 2.708 tỷ đồng (+14,4% YoY), do giá bán trung bình ở mức cao (do giá than đầu vào vẫn ở mức cao svck). Tuy nhiên, LNST đạt 201 tỷ đồng (+29,7% YoY), tăng mạnh svck chủ yếu nhờ (1) ghi nhận khoản thu nhập cổ tức 99,8 tỷ dồng từ CTLK trong quý này trong khi Q2/2022 không ghi nhận và (2) sự thay đổi phương pháp hạch toán chi phí SCL dẫn đến chi phí SCL tài sản cố định trong Q2 ghi nhận 5,1 tỷ đồng (-94% YoY).
  • Lợi nhuận trong nửa cuối 2023 chủ yếu nhờ khoản thu nhập cổ tức từ CTLK. Chúng tôi kỳ vọng phần lợi nhuận cổ tức này sẽ hỗ trợ KQKD của PPC khi trong Q3/2023 công ty dự kiến phải ghi nhận phần doanh thu thoái hoàn là 161 tỷ đồng (do sai sốt thiết bị đo từ T12/2018-T3/2022). Đồng thời, tổ máy S6 vận hành trở lại trong Tháng 9/2023 kỳ vọng sẽ tăng sản lượng điện cho PPC. Trong năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và LNST của PPC lần lượt là 6.089 tỷ đồng (+15,4% YoY) và 309 tỷ đồng (-37,8% YoY), tương ứng với mức EPS là 864 đồng/cổ phiếu.
  • Chúng tôi đưa ra khuyến nghị TÍCH LŨY với giá mục tiêu là 15.500/cp cho tầm nhìn một năm. Với kỳ vọng mức cổ tức tiền mặt 800 đồng/cổ phiếu trong 12 tháng tới, tương đương mức sinh lời kỳ vọng 12% dựa trên giá đóng cửa ngày 31/08/2023.

image
imageimageimage 47 image 0

HPG – Điểm sáng từ HRC bù đắp thiếu hụt từ thị trường nội địa

image
image30-08-2023
: HPG
: Nguyên vật liệu
: Đỗ Thạch Lam
Tags:  steel HPG

  • Trong Quý 2/2023, HPG ghi nhận doanh thu 29,5 nghìn tỷ đồng (-21%YoY, +11%QoQ), với sản lượng tiêu thụ 1,8 triệu tấn (-12%YoY, +13%QoQ). Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng vẫn đang ở mức thấp, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ HRC đã có sự cải thiện (~255.000 tấn/tháng, cao hơn 16% so với giai đoạn 2021-2022), nhờ việc: 1/ HRC Việt Nam đang ko có thuế nhập khẩu vào các Đông Nam Á, 2/ Nhu cầu tiêu thụ HRC và các sản phẩm hạ nguồn (tôn mạ, ống thép) có dấu hiệu hồi phục tại các thị trường Đông Nam Á và Châu Âu.
  • Biên lợi nhuận gộp (GPM) quý 2 đã tăng lên 11% (từ mức thấp 6,3% trong quý 1 năm 23) và lợi nhuận gộp đạt 3.195 tỷ đồng (+91%QoQ, -51% YoY), khi nguyên liệu chính (than cốc, quặng sắt) đã giảm lần lượt 19% và 11% trong quý 2. Xét về lợi nhuận sau thuế (LNST), HPG ghi nhận LNST công ty mẹ quý 2 là 1.702 tỷ đồng (-61% YoY, -+278%QoQ); và trong 1H23, LNST công ty mẹ đạt 1.831 tỷ đồng (-85%YoY), hoàn thành ~25% dự báo cả năm của chúng tôi.
  • Cho nửa sau năm 2023 (2H2023), về thị trường nội địa, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng có thể đạt 1,7 triệu tấn (tương đương 1H23), khi thị trường BĐS trong nước vẫn sẽ chỉ chính thức phục hồi từ cuối quý 4/2023. Về thị trường xuất khẩu thép cuộn cán nóng (HRC), công ty đã có đơn hàng tiêu thụ cho đến hết tháng 09, và chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiệu thụ HRC của công ty có thể đạt 1,1 triệu tấn trong 2H2023 (tương đương so với nửa đầu năm). Qua đó, chúng tôi kỳ vọng doanh thu của HPG trong 2H23 có thể đạt 49.250 tỷ đồng (giảm 13% so với nửa đầu năm). Lợi nhuận ròng 2H23 của HPG là 5.436 tỷ đồng (cải thiện so với mức lỗ ròng 3.784 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022). Cho cả năm 2023, chúng tôi kỳ vọng HPG có thể ghi nhận lợi nhuận ròng 7.267 tỷ đồng (-14%YoY).
  • Chúng tôi sử dụng hai phương pháp (FCFE và PB) để định giá cổ phiếu; giá trị hợp lý của chúng tôi là 24.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tổng mức sinh lời -9,6% tính theo giá đóng cửa vào ngày 30/8/2023, tương ứng với khuyến nghị TRUNG LẬP cho cổ phiếu HPG.

image
imageimageimage 107 image 0

VSC – Khó khăn vẫn còn dai dẳng

image
image29-08-2023
: VSC
: Cảng biển
: Cao Ngọc Quân
Tags:

  • Trong 6T2023, thông lượng container xếp dỡ của VSC đạt 460 nghìn TEU (-3% YoY), trong đó sản lượng cảng VIP Green, Green, và Nam Hải Đình Vũ (NHĐV) lần lượt là 302 nghìn TEU (-9% YoY), 140 nghìn TEU (-3% YoY) và 18 nghìn TEU. Tổng số chuyến tàu cập cảng đạt 320 chuyến, ít hơn 19 chuyến so với cùng kỳ.
  • Trong 6T2023, doanh thu và LNTT lần lượt đạt 998 tỷ đồng (+2% YoY) và 105 tỷ đồng (-61% YoY), tương ứng hoàn thành 44%/47% kế hoạch năm, và hoàn thành 48%/47% dự phóng của chúng tôi.
  • Dự phóng thông lượng container của VSC (không bao gồm NHĐV) đạt 922 nghìn TEU (-3% YoY), đà giảm dự kiến chậm lại bởi kỳ vọng nhu cầu giao thương khu vực nội Á sẽ dần hồi phục. Chúng tôi điều chỉnh tăng doanh thu lên 2.062 tỷ đồng (+3% YoY) bởi giá cước dịch vụ xếp dỡ cải thiện và điều chỉnh giảm LNST cổ đông công ty mẹ xuống 75 tỷ đồng (- do những dự án đầu tư mới liên tiếp như ICD QBS, VIMC Đình Vũ, Nam Hải Đình Vũ (NHĐV) hoạt động chưa hiệu quả và lãi vay tăng nhanh.
  • Chúng tôi sử dụng phương pháp FCFF (WACC: 10%, g: 1%) và EV/EBITDA (@ EV/EBITDA 10,4x), chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY với giá mục tiêu là 29.700 VNĐ/cổ phiếu.

image
imageimageimage 56 image 0

Cập nhật thị trường tiền tệ tháng 08/2023

image
image28-08-2023
: VDS
: Vĩ mô
: Hà My
Tags:  Thị trường tiền tệ

  • Thanh khoản hệ thống ngân hàng dư thừa
  • Tỷ giá tăng mạnh trong tháng 8/2023
  • NHNN đi dây giữa hỗ trợ và kiểm soát an toàn hệ thống

image
imageimageimage 86 image 0

VHC – Phục hồi dần

image
image25-08-2023
: VHC
: Thủy sản
: Loan Nguyễn
Tags:  Cập nhật KQKD tháng Triển vọng nửa cuối 2023

  • Trong 6 tháng đầu 2023, VHC đạt 4.970 tỷ đồng doanh thu và 631 tỷ đồng LNST sau CĐTS, lần lượt giảm 35% và 53% so với cùng kỳ. Q2 2023 có kết quả khả quan hơn: doanh thu đạt 2.723 tỷ đồng, giảm 35% n/n nhưng tăng 23% q/q và LNST đạt 412 tỷ đồng, giảm 48% n/n nhưng tăng 88% q/q.
  • Doanh thu tháng 7 cải thiện nhẹ so với tháng trước. Chúng tôi dự đoán doanh số các tháng tới sẽ còn phục hồi dần rõ rệt hơn khi các nước nhập khẩu đi vào mùa lễ hội.
  • Chúng tôi dự báo doanh thu thuần và LNST sau CĐTS sẽ đạt 10 nghìn tỷ đồng (-25% n/n) và 1,3 nghìn tỷ đồng (-32% n/n) trong năm 2023. EPS 2023 sẽ là 7.275 đồng (-32% n/n).
  • Thời điểm khó khăn nhất của VHC đã qua. Với kết quả lợi nhuận Q2 2023 tốt hơn kỳ vọng và nhu cầu thủy sản phục hồi rõ ràng trong nửa cuối 2023, chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu của VHC lên 79.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức  sinh lời kỳ vọng là 12% tại giá đóng cửa 24/8/2023.

image
imageimageimage 177 image 0

TCB – Kỳ vọng hồi phục từ nửa sau 2023

image
image24-08-2023
: TCB
: Ngân hàng
: Chính Nguyễn
Tags:

  • Trong quý 2/23, tổng thu nhập hoạt động của TCB là 9,3 nghìn tỷ (-16% yoy), tiếp tục bị ảnh hưởng bởi thu nhập lãi thuần khi ghi nhận 6,2 nghìn tỷ (-19% yoy, -3,6% QoQ) đến từ việc NIM (quy năm) ghi nhận giảm 160 bps YoY và giảm 26 bps QoQ trong bối cảnh Ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức tín dụng được cấp trong quý 1. Nợ xấu gia tăng đồng thời cũng áp lực lên chi phí dự phòng rủi ro của Ngân hàng khi chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ là 807 tỷ đồng (+93% yoy) khiến lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng âm 23% svck đạt 5,6 nghìn tỷ.
  • Chi phí huy động (quy năm) trong quý 2 đã tăng chậm lại ở mức 21 bps. Trong khi đó, lợi suất tài sản ghi nhận giảm 10 bps đã khiến NIM của ngân hàng tiếp tục giảm 26 bps về mức 3,9%. Lợi suất tài sản sinh lãi sụt giảm do Ngân hàng đã chuyển dịch cơ cấu cho vay sang khối khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn và thực hiện chính sách “lãi suất linh hoạt” hỗ trợ cắt giảm lãi suất cho một số khách hàng gặp khó khăn. Theo đó, lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản vay có lãi suất dưới 8% và trên 10% đã giảm đáng kể so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, các khoản hỗ trợ lãi suất này dự kiến sẽ được bù đắp khi sức khỏe tài chính của khách hàng khôi phục.
  • Tỷ lệ nợ xấu trong quý 2 là 1,07% tăng 22 bps so với quý 1 và 50 bps so với cùng kỳ trong đó nợ xấu từ nhóm KHCN và SME lần lượt là 1,96% và 1,51% và đặc biệt không xuất hiện nợ xấu ở khối Doanh nghiệp.
  • Mặc dù tiềm năng mở rộng khiêm tốn trong năm 2023 do các điều kiện khó khăn, chúng tôi đánh giá khả quan với triển vọng dài hạn cho tăng trưởng bảng cân đối nhờ vào sự tiên phong và thành công của TCB trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, với các trụ cột (1) cơ sở hạ tầng công nghệ dẫn đầu, (2) bộ đệm vốn mạnh và (3) hệ sinh thái được kết nối tốt, sẽ giúp ngân hàng tăng trưởng nhanh trong các giai đoạn kinh tế thịnh vượng, do vậy việc cải thiện ROE khi Ngân hàng sớm vượt qua giai đoạn khó khăn sẽ giúp tái định giá lại Ngân hàng. TCB đang được giao dịch ở mức P/B 0,9 lần, thấp hơn mức trung bình ngành và thấp hơn triển vọng dài hạn của Ngân hàng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY TCB với giá mục tiêu là 39.500 VND tương ứng PBR 1,1; với mức sinh lời 17% so với giá đóng cứa ngày 24/8/2023.

image
imageimageimage 135 image 0

Tags

Cập nhật KQKDTriển vọng ngànhThị trường tiền tệChính sách tiền tệXuất khẩuThủy vănFEDLãi suấtCMGTNHPNJKBCVSHKDHHNDPHRACVHDGTCBDBDQNSTNGREEFPTVĩ môThương mạiMCMPC1VHCELCThị trường Bất Động SảnCập nhật ngànhSRCDRCCSMLốp cao suDược phẩmTRAHPGHSGSMCQTPPVDIMPMSHÔ tô và phụ tùngCập nhật kết quả kinh doanhTỷ giáVCBBán lẻGMDCảng biểnSIPBĐS KCNIDCdầu khíPVTDệt mayTriển vọng 2023ĐHCĐ bất thườngKế hoạch kinh doanh tham vọngCập nhật KQKD 2023, Cổ tức hấp dẫnTrái phiếuVNZvận tải biểnHAHNT2ĐiệnNikenFDIFMCvay thế chấpHàng khôngKQKD Q4-2022PPCCập nhật KQKD quý 4Thị trường khoanCập nhật KQKD Q4Giá thuê giàn tích cựcSCSTrung Quốc mở cửaNgân hàngKQKD Q4Điện gió ngoài khơiSư Tử Trắng Lô BCập nhật KQKD thángBán lẻ trang sức CTGKQKD Q4/22Thông tin ngànhNgành CNTTVận tải dầu khíGiá cước tăngMở rộng đội tàuDự phóng KQKD quýGhi chú ĐHCĐGiá phân giảmCập nhật KQKD 2023Cổ tức hấp dẫnVPBCập nhật KQKD Q4/22Kế hoạch 2023Cập nhật KQKD sơ bộĐHCĐ 2023OPEC+ cắt giảm sản lượngGiá dầu tích cựcThépđịnh giá hấp dẫnCập nhật KQKD Q1/23ĐHCĐgiá thuê giàn tăng caoBĐSPháp lýDự ánBán hàngtiền tệKQKD Q1/2023Ngành đườngĐịnh giáDoanh số bán xe2022VAMACập nhật ngành sữaGiá bột sữa nguyên liệuVNMmô hình định lượngbiên lợi nhuậnWMPCông ty sữa Việt NamMSNLTGHàng tiêu dùngvàngNgành tômtriển vọng 2H23Dự báo KQKDCập nhật KQKD 1Q23Giá lợn hơiNhu cầu phục hồigiá thức ăn chăn nuôiGiá đường tăngEl Ninongành thépđội tàu mở rộngngành hàng tiêu dùngngành sữagiá phân bón giảmcổ tức cao triển vọng 2H2023cập nhật KQKD Q2giá giàn duy trì mức caođền bù hợp đồngQ2 2023KCNKQKD 2Q2023steelBFCKQKD Q2/23Triển vọng nửa cuối 2023NLGCập nhật HĐKDOPECNgadầu thôLuật KCNNgành KCNKQKD Mercedes-BenzGDAlốp xe tảimùa mua sắmngành bán lẻNTCNợDCMQ3 2023Bưu chínhVTP10T2023PVSTRUNG LẬP2024thủy sảnNgành dầu khíDự phóng KQKDQ4-2023MSRTLGANVDPMKQKD Q4/2023CPILogisticsVDSFRTtrang sứcKQKD Q1/2024Ngành dệt mayTCHGiá cổ phiếuĐại hội cổ đôngMCHMMLWCM1Q2024TV2Mỹ-TrungVATKQKD Q2/2024vibMWG VSCBMP