Quốc Hội đã thông qua dự toán về NSNN trong năm 2017 trong tháng 11 vừa qua, theo tài liệu vừa được công bố, các chỉ tiêu thu và chi ngân sách trong năm tới sẽ tăng trưởng khoảng 16-17% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, kế hoạch ngân sách cũng đặt ra mục tiêu khá tham vọng là phân bổ lại cơ cấu chi NSNN, cụ thể, giảm tỷ trọng chi thường xuyên từ mức 85% (ước tính cho năm 2016) xuống còn 74%, đồng thời nâng tỷ trọng chi đầu tư phát triển lên tương ứng (từ mức 15% trong tổng nguồn chi của năm 2016 lên 26% trong năm sau). Những khó khăn của ngân sách sẽ được chúng tôi đề cập trong những nhận định dưới đây:
Tuần qua, RongViet Research có dịp tiếp xúc với CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SAS – UPCOM) nhằm cập nhật KQKD cũng như triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. SAS hoạt động chính trong phân khúc phân phối bán lẻ và các mặt hàng miễn thuế cùng với các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực du lịch và nghỉ dưỡng.
Ngày mai, Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn SABECO sẽ chính thức niêm yết 641,281 triệu cổ phiếu lên Sàn chứng khoán Hồ Chí Minh với mã chứng khoán SAB. Hiện tại, Bộ Công Thương và Heineken là hai cổ đông lớn nhất tại SABECO và nắm giữ lần lượt 89,59% và 5% cổ phần, tương đương với 606,59 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ free-float ước tính của công ty là 5,41%, tương đương với 34,69 triệu cổ phiếu. Theo kế hoạch, sau khi niêm yết, Nhà nước dự kiến sẽ thoái 53,59% vốn điều lệ của SABECO trong năm 2016, phần 36% còn lại sẽ tiến hành trong năm 2017. Tỷ lệ sở hữu tối đa của Nhà đầu tư nước ngoài tại công ty là 49%. Sau khi niêm yết, công ty có kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN lên 100% trong ĐHCĐ sắp tới. Tỷ lệ free-float thấp, câu chuyện thoái vốn và nới room sẽ là điểm nhấn giúp giao dịch cổ phiếu SABECO sôi động về giá trong những phiên đầu mới niêm yết.
Một điểm khá thú vị là, ngoại trừ VCB, chỉ tiêu về Vốn hóa/Tiền gửi của các ngân hàng đồng loạt giảm và thậm chí đã thiết lập vùng đáy mới kể từ khi các ngân hàng này niêm yết. Chỉ tiêu này phản ánh sự ưa thích của NĐT đối với cổ phiếu ngân hàng so với gửi tiền tiết kiệm. Thông thường, chỉ tiêu này càng thấp (so với quá khứ và so với trung bình) là một chỉ báo về “sự sợ hãi” đối với cổ phiếu ngành ngân hàng và là thời điểm để đưa cổ phiếu vào vòng xem xét.
Trong cuộc họp vào thứ 4 vừa qua, OPEC đã bất ngờ đạt được một sự đồng thuận về cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong vòng 8 năm. Theo đó, các nước thuộc khối OPEC sẽ cắt giảm tổng sản lượng với 1,2 triệu thùng/ngày, về mức 32,5 triệu thùng/ngày. Sau khi thông tin được công bố, giá dầu thô (Brent) đã có bước nhảy vọt lên 50,47 USD/thùng, tăng 8,8% so với phiên trước đó và tiệm cận với mức cao nhất tính từ đầu năm.
Mảng BĐS hiện chiếm 47% doanh thu công ty mẹ và ~25% doanh thu hợp nhất. Trong đó, tỷ trọng đóng góp của mảng BĐS KCN vào khoảng 70% và có xu hướng gia tăng khi quỹ đất phát triển các dự án dân cư của VGC giảm dần. Tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, VGC đã tích lũy được một quỹ đất lớn với giá vốn thấp để phát triển các khu công nghiệp. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành (KBC, ITA, LHG), quỹ đất của VGC có diện tích lớn hơn khá nhiều. Hiện tại, Công ty có 12 KCN ở các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Bình, Phú Thọ, Hà Nam và Huế với tổng diện tích cấp phép lên đến 4.032 ha. Ngoại trừ KCN Yên Phong và KCN Tiên Sơn, các KCN còn lại có tỷ lệ lấp đầy tương đối thấp do mới chỉ mới đưa vào khai thác. Diện tích sẵn sàng cho thuê lớn với độ phủ rộng cũng là một thuận lợi không nhỏ trong việc thu hút các khách hàng mới.
So với các doanh nghiệp dược niêm yết trên sàn, DHG có vị thế là công ty đầu ngành cả về quy mô, hệ thống phân phối, biên lợi nhuận gộp (trên 40%) và tỷ suất sinh lợi ROE (trên 20%) hàng năm. Chúng tôi cũng đánh giá rất cao DHG ở sự cầu tiến khi công ty thường xuyên nỗ lực hoàn thiện hệ thống bán hàng và quản lý của mình. Tuy nhiên DHG hiện đang được giao dịch ở mức P/E thấp hơn đáng kể so với các công ty dược trong nước và trong khu vực. Xem xét các mức P/E lịch sử của DHG, đồng thời cân nhắc những điểm mạnh của công ty đặc biệt là sự xuất hiện của nhà đầu tư chiến lược Taisho, chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY cổ phiếu DHG với mức giá mục tiêu DÀI HẠN là 119.000 đồng, cao hơn 21% so với giá đóng cửa ngày 30/11/2016. Tại mức giá này, P/E 2017 của công ty vào khoảng 16 lần, mức mà DHG đã từng được giao dịch trong quá khứ.
Theo Bộ Xây dựng, tính đến hết tháng 10 năm 2016, giá trị sản xuất kinh doanh toàn ngành đạt 124.440 tỷ đồng, tương đương với 78,6% kế hoạch năm và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, giá trị xây lắp tăng 2,1% và giá trị sản xuất công nghiệp và VLXD tăng 9,9% so với 10 tháng năm 2015. Dù đã hạ nhiệt đáng kể so với năm 2015, thị trường BĐS hiện vẫn là động lực tăng trưởng mạnh mẽ nhất của các công ty xây dựng trong năm 2016.
CTCP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát vừa công bố thông tin về việc đăng ký bán ra hơn 28,92 triệu cổ phiếu TTF trong tổng số 72,15 triệu cổ phiếu đang nắm giữ (tỷ lệ 49,9%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 29/11 đến 28/12/2016. Tân Liên Phát (TLP) là công ty con do Vingroup (HSX – VIC). Tháng 5 năm 2016, Tân Liên Phát đã mua 49,9% cổ phần của TTF và chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này. Trước đó, TTF cũng đã phát hành hơn 1.200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho TLP. Tuy nhiên, tháng 7/2016, TLP công bố sẽ dừng việc chuyển đổi số trái phiếu này do phát hiện sai lệch nghiêm về giá trị tài sản. Quý 2/2016, TTF báo cáo lỗ hợp nhất 1.128 tỷ đồng, chủ yếu do đánh giá lại giá trị hàng tồn kho giảm 980 tỷ đồng.
Quỹ db x-trackers FTSE Vietnam ETF và quỹ Van Eck Market Vector Vietnam ETF sẽ công bố kết quả đảo danh mục vào ngày 02/12/2016 và 09/12/2016. Dựa trên số liệu cập nhật tại ngày 25/11/2016, RongViet Research dự báo như sau:
Dư địa phát triển dịch vụ cảng biển và kho vận trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam là rất lớn. Lợi thế cạnh tranh của GMD đến từ việc sở hữu cảng biển và kho bãi có vị trí đắc địa, mạng lưới khách hàng rộng. Tiềm năng đó sẽ còn phát huy cao hơn nếu GMD khai thông được “dòng máu đông” từ các khoản đầu tư ngoài ngành. Việc hoán đổi TPCĐ (40 triệu USD) năm 2017 sẽ tiết giảm ~50 tỷ đồng chi phí lãi vay hàng năm cho GMD nhưng đồng nghĩa rủi ro pha loãng của cổ đông hiện hữu sẽ tăng mạnh trong ngắn hạn (30%).
Từ đầu tháng đến nay, chỉ số đồng USD đã tăng gần 4% lên mức cao nhất kể từ năm 2003, đạt mức 101,7. Tuy nhiên, so với đầu năm, đồng USD chỉ mạnh lên khoảng 2%. Diễn biến tăng giá mạnh gần đây đến từ kỳ vọng Fed sẽ thực hiện nâng lãi suất trong tháng 12 tới, trong khi các NHTW lớn trên thế giới vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Theo CME Group’s FedWatch, xác suất Fed nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tháng 12 đã lên đến 93,5%. Việc đồng USD mạnh lên đã tạo ra áp lực giảm giá lên nhiều đồng tiền khác. Trong tháng qua, đồng yên đã mất giá mạnh so với đồng USD (~8,2%), trong khi đó, tỷ giá USDCNY cũng giảm về mức 6,9, so với thời điểm Trung Quốc thực hiện phá giá đồng nội tệ vào tháng 8 năm ngoái, đồng NDT đã mất giá khoảng 10%. Ngoài ra, các đồng tiền khác trong khu vực cũng không tránh khỏi xu hướng trên.