Trong nhật kí chuyên viên ngày 01/12/2016, chúng tôi có đưa ra những nhận định về việc nhu cầu dầu thô trong năm 2017 có khả năng sẽ vượt qua nguồn cung và tạo động lực cho đà cải thiện của giá dầu. Trong GCV hôm nay, RongViet Research sẽ đi sâu hơn vào hiện trạng hiện tại của thị trường cũng như đưa ra đánh giá về triển vọng giá dầu trong năm 2017.
CTCP Thế giới số (DGW – HSX) hoạt động chính trong ngành phân phối công nghệ. Trong thời điểm hiện tại, quy mô thị trường này đang ở mức trên 155 nghìn tỷ đồng với CAGR trong giai đoạn 2011 – 2015 là 15,02%. Có thể nhận thấy đây vẫn là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp gạo cội như DGW (gần 20 năm trong ngành) tiếp tục khai thác với vai trò là một nhà phân phối công nghệ. Tuy vậy, nhìn về tương lai, DGW đã và đang chuyển mình trở thành doanh nghiệp cung cấp Dịch vụ phát triển thị trường đầu tiên tại Việt Nam với những kế hoạch táo bạo hơn nhằm mở rộng hoạt động sang các sản phẩm khác.
Mới đây, chúng tôi đã có cuộc gọi trao đổi với CEO của NT2 để cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, trong tháng Mười Một vừa qua, do tình hình thủy văn có phần thuận lợi hơn dự báo và nhu cầu điện của hệ thống cũng giảm so với các tháng liền trước khiến sản lượng điện kinh doanh của NT2 chỉ đạt khoảng 87% kế hoạch sản lượng của tháng. Mặc dù vậy, sản lượng điện thương phẩm có thể sẽ tăng trở lại trong tháng cuối năm, khi các nhà máy thủy điện lớn hạn chế phát điện để tích nước cho mùa khô năm sau.
Diễn biến giá cổ phiếu CTCP VTXD Vitaco (VTO-HSX) trong năm 2016 chứng kiến khá nhiều biến động. Sau giai đoạn tăng mạnh giữa năm, giá cổ phiếu VTO đã điều chỉnh về mức mà chúng tôi cho rằng đang mở ra cơ hội cho các NĐT đến sau.
Ngày mai, thị trường sẽ đón nhận kết quả từ cuộc họp cuối cùng trong năm 2016 của FED. Kết quả dường như đã được đoán định với xác suất gần như 100% FED sẽ nâng lãi suất điều hành thêm 0,25% trong cuộc họp lần này. Điều thị trường chờ đợi có lẽ là những gợi ý của FED trong năm tới sau khi nền kinh tế Mỹ có những thay đổi rất cơ bản về cả yếu tố vĩ mô và chính trị trong năm 2016.
Tính đến hết tuần qua, VNIndex đã tăng 17,76% so với mức đóng cửa tại ngày 31/12/2015. Tuy nhiên tính trên cả 2 sàn, khối ngoại lại bán ròng rất mạnh 6.731 tỷ đồng. Kể từ năm 2007, đây là năm đầu tiên khối ngoại bán ròng nếu tính theo giá trị tích lũy trong cả năm. Việc bán ròng mạnh của khối ngoại bắt đầu từ giai đoạn cuối năm 2015 khi thị trường ngày một xác nhận việc FED sẽ nâng lãi suất trở lại lần đầu tiên kể từ năm 2008. Việc bán ròng kéo dài trong xuyên suốt tháng Một, đó cũng là một tín hiệu gây quan ngại cho các thành viên tham gia thị trường khi trong quá khứ, hầu chưa chưa có giai đoạn nào khối ngoại “mở hàng” năm mới bằng việc bán ròng mạnh tay. Tuy nhiên, mọi việc bắt đầu đảo chiều kể từ ngày 18/02 khi họ mua ròng nhẹ trở lại, đánh dấu việc mua ròng liên tục cho đến ngày 12/08. Thực ra có giai đoạn khoảng tháng Tư, khối này cũng bán ròng nhưng chủ yếu bị thiên lệch bởi việc bán chốt lời trái phiếu chuyển đổi của VIC.
Tổng công ty Viglacera là nhà sản xuất VLXD và BĐS hàng đầu tại Việt Nam. Với mảng VLXD, thương hiệu Viglacera ở các sản phẩm kính, sứ vệ sinh và gạch đã khá quen thuộc với nhiều người tiêu dùng phân khúc trung cấp và phổ thông. Đối với lĩnh vực BĐS, VGC là tên tuổi lớn trong các dự án nhà ở xã hội ở Hà Nội, đồng thời sở hữu hơn 4.000ha quỹ đất KCN.
Tăng trưởng kinh tế lạc quan
Đi theo xu hướng của nền kinh tế toàn cầu năm 2016 với tăng trưởng yếu hơn kì vọng và các hoạt động thương mại giảm, theo ước tính của RongViet Research, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm xuống còn 6,25% trong năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng mạnh của hạn hán đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giảm sản lượng sản xuất dầu và tăng trưởng trong thương mại.
Ở khía cạnh cung, trong bối cảnh các sản xuất nông nghiệp và ngành khai khoáng giảm nhiều, tăng trưởng GDP được thúc đẩy bởi tăng trưởng ổn định ở khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ở khía cạnh cầu, cầu nội địa tăng mạnh, được củng cố bởi các chính sách tiền tệ nới lỏng. Đầu tư tăng khá trong năm 2016 do được củng cố bởi đầu tư tư nhân, nguồn vốn FDI và tăng trưởng tín dụng.
Một trong những ưu tiên hàng đầu khi đầu tư chứng khoán đó là lựa chọn doanh nghiệp tốt, hay thậm chí là tuyệt vời. Mỗi nhà đầu tư đều có một quan điểm của riêng mình về định nghĩa doanh nghiệp tốt. Nếu chỉ cho phép chọn một tiêu chí, có người sẽ thích tỷ suất lợi nhuận (margin, ROE) cao, có người đề cao tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, còn có người lại chọn doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Đối với Joel Greenblatt, ông cho rằng doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng (Return on Capital Employed) càng cao, doanh nghiệp càng tốt.
Sau giai đoạn tăng mạnh, giá cổ phiếu của CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (CTI-HSX) gần đây đã có những sự điều chỉnh đáng kể. Theo chúng tôi, nếu HĐKD và triển vọng doanh nghiệp không thay đổi, biến động giá cổ phiếu trong ngắn hạn sẽ là cơ hội mua tốt cho NĐT có ý định nắm giữ lâu dài đối với CTI.
Là doanh nghiệp đầu ngành trong ngành bia Việt Nam, SABECO sở hữu nhiều lợi thế vượt trội so với các doanh nghiệp còn lại về (1) Thương hiệu nổi tiếng, (2) Hệ thống kênh sản xuất và phân phối rộng khắp cả nước. Tuy vậy, việc mang trong mình sứ mạng là “Gã khổng lồ” khiến doanh nghiệp có phần tăng trưởng chậm so với các đối thủ nước ngoài, đặc biệt là Heineken, trong việc giành và mở rộng thị phần ở phân khúc trung-cao cấp. Nhìn ở khía cạnh khác, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu thâm nhập vào phân khúc bia cao cấp, việc SABECO vẫn giữ ổn định thị phần ở mức cao trong ba năm qua có thể coi là một thành tích. Do đó, chúng tôi kỳ vọng động lực tăng trưởng vẫn còn nhờ lấy thị phần ở phân khúc thấp-trung bình trong khi vẫn nghiên cứu để xâm nhập vào phân khúc cấp cao.