Bốn tháng đầu năm 2017, TTCK chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá của các cổ phiếu BĐS dân dụng chẳng hạn như SCR, PDR, NLG, DXG, DIG, TDH, NBB, LDG... Sự tăng giá này đang phản ánh kỳ vọng của NĐT đối với triển vọng ghi nhận lợi nhuận trong năm 2017 của các doanh nghiệp này.
Trong ngắn hạn, diễn biến giá cổ phiếu PTB có sự điều chỉnh đáng kể, từ mức 142.500 đồng/cp vào giữa tháng 3 xuống chỉ còn 125.400 đồng/cp. Chúng tôi cho rằng có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự điều chỉnh trên: Thứ nhất, kết quả kinh doanh Q12017 với mức tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng làm giảm đi sự lạc quan của các nhà đầu tư. Thứ hai, như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo chiến lược năm 2017, lượng cổ phiếu ESOP được chính thức giao dịch vào cuối tháng 4 cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến diễn biến giá cổ phiếu PTB. Tuy nhiên, theo đánh giá của RongViet Research, triển vọng trong dài hạn của PTB vẫn tích cực, đặc biệt là với thương vụ M&A gần nhất giúp công ty sở hữu thêm hai mỏ đá và các kế hoạch đầu tư mở rộng khác đang diễn ra theo kế hoạch. Hiện tại, chúng tôi duy trì khuyến nghị TÍCH LŨY đối với cổ phiếu PTB với mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng là 22%.
Trong Q1/2017, HĐKD của TCT CP Vận tải dầu khí (PVT-HSX) duy trì đà tăng trưởng tích cực mặc cho sự hồi phục yếu ớt của giá dầu. Về kết quả hợp nhất, PVT ghi nhận doanh thu quý tăng 7,8% YoY và LNST (của CĐ Cty mẹ) tăng mạnh 44% so với cùng kỳ. Trong đó, trụ cột kinh doanh vận tải dầu khí (đóng góp 60-70% LNG) ghi nhận doanh thu tăng trưởng 16%YoY và biên LNG đạt 16,5% (tăng 3 điểm phần trăm so với Q1/2016). Điều này một mặt đến từ khối lượng vận tải tăng do NMLD Dung Quất đẩy mạnh sản xuất dự trù cho giai đoạn nghỉ bảo dưỡng 52 ngày từ ngày 5/6/2017. Mặt khác, diễn biến giá nhiên liệu đầu vào thấp và công tác siết chặt chi phí hoạt động vận tải trong các năm vừa qua bắt đầu cho kết quả. Mảng hoạt động dịch vụ FSO và O&M (đóng góp 25-30% LNG) mang tính ổn định cao và không có biến động so với cùng kỳ.
Sau khoảng thời gian tăng mạnh của giá dầu lên trên 55 USD/thùng đối với dầu Brent, đi ngang hay điều chỉnh giảm là những diễn biến quen thuộc trong thời gian gần đây đối với giá dầu thô thế giới. Lý giải cho việc này, những tác nhân trái chiều từ thị trường tạo nên tâm lý thận trọng và không mấy tích cực, từ đó khiến giá dầu khó có sự bứt phá mạnh. Nhìn về triển vọng trong tương lai, RongViet Research đánh giá giá dầu sẽ duy trì tình trạng hiện tại đến hết Q2 2017 với mức giá xung quanh 52 USD/thùng. Về dài hạn, 60 USD/thùng vẫn là mức giá chúng tôi kỳ vọng vào cuối năm nay.
Trong tháng Tư vừa qua, dù thị trường diễn biến không thật sự quả thuận lợi, nhà đầu tư ngoại nhìn chung vẫn giao dịch tích cực.
Từ mức đỉnh 84.700 đồng (giá đã điều chỉnh) vào tháng 7 năm 2016, giá của DQC đã sụt giảm mạnh tới 44%, phiên giao dịch 4/5 hôm nay chỉ còn 47.800 đồng. Nếu ước tính theo mức lợi nhuận kế hoạch của doanh nghiệp thì hiện tại định giá theo P/E của DQC là 13,6 lần, vẫn còn cao hơn đáng kể so với mức P/E của doanh nghiệp cùng ngành RAL là 9 lần. Điều này có thể phần nào giải thích cho biến động giá của DQC và RAL trong thời gian vừa qua, và hoàn toàn có khả năng tiếp diễn trong thời gian tới.
Cổ phiếu MBB của Ngân hàng Quân đội đã tăng giá bốn phiên liên tiếp. Chúng tôi cho rằng việc tăng giá này đang phản ánh kết quả kinh doanh Q1/2017 khả quan của MBB.
Theo BCTC quý 1/2017 của VCB, trong khi huy động khách hàng chỉ tăng trưởng 3,2% YoY thì cho vay khách hàng tăng trưởng xấp xỉ 8,4% YoY, cao gần gấp đôi mức tăng bình quân của toàn hệ thống. Tỷ lệ tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) do vậy tăng nhẹ lên mức 82% song vẫn thấp hơn giới hạn tối đa 90% của NHNN. Nhờ tín dụng tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lãi biên ròng (NIM) tăng nhẹ lên 2,8% (2016: 2,7%) và thu nhập lãi thuần tăng trưởng hơn 16% YoY, đóng góp 72% trong cơ cấu thu nhập hoạt động của ngân hàng.
Nhìn lại KQKD 2016
Năm 2016, HSC ghi nhận mức doanh thu 824 tỷ đồng (+39% YoY), vượt kế hoạch 12%, và chi phí ở mức 440 tỷ đồng, tăng 38% YoY. Do đó, lợi nhuận trước và sau thuế tăng lần lượt 42% và 43% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 353 tỷ và 305 tỷ đồng.
Hôm nay VLC cũng thu hút sự bàn luận của nhà đầu tư khi KQKD Q1/2017 được công bố do tình hình giá thịt lợn đang là tâm điểm dư luận gần đây.
Sáng nay, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HSX: PNJ), cổ phiếu nằm trong danh sách ưa thích cua chúng tôi, vừa mới tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2017. Ở đại hội, đại diện của Công ty đã chia sẻ nhiều thông tin về KQKD tích cực của năm 2016 và định hướng phát triển cho giai đoạn tới.
Có thể nói 2016 là một năm thành công với BFC khi LNST ghi nhận mức tăng trưởng 21%, trong khi lợi nhuận của phần đa các công ty phân bón khác tăng khá chậm hoặc thậm chí giảm. Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, các kết quả đạt được của BFC trong năm 2016 và quý 1 năm 2017 rất đáng ghi nhận: