Tuần qua, các doanh nghiệp BĐS niêm yết đã lần lượt công bố KQKD quý 3 và 9 tháng đầu năm 2016. Trong xu hướng cải thiện chung, chúng tôi nhận thấy sự phân hóa lớn về doanh thu và lợi nhuận giữa các doanh nghiệp. Trong khi các công ty có sản phẩm đã và đang kinh doanh tốt tiếp tục ghi nhận sự cải thiện về KQKD, các doanh nghiệp chậm chân trong việc triển khai dự án lại gặp khó khăn trong cả việc kinh doanh cũng như ghi nhận doanh thu, lợi nhuận.
Hôm nay là ngày giao dịch đầu tiên của Habeco (BHN – Upcom), một trong hai công ty bia với thị phần đứng thứ 2 cả nước (thị phần 18%). Cũng như Sabeco, tiến trình niêm yết và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp này nhận được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư.
Trong các cách để xem xét hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, đánh giá suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) là cách đơn giản và tốt nhất được sử dụng. Chúng tôi sử dụng phương pháp Dupont 5-bước để làm một so sánh ngắn về hiệu quả kinh doanh của Sabeco, Habeco và các nước trong khu vực.
CTD vừa kết thúc một Q3 khá ổn định so với quý trước, ghi nhận hơn 5.300 tỷ đồng DT và 366 tỷ đồng LNST, tăng trưởng so với cùng kỳ lần lượt 39% và 74%. Như vậy luỹ kế 3Q, CTD đạt mức tăng trưởng ấn tượng 64% DT và 114% LNST so với cùng kỳ.
Gần đây, Rồng Việt Research đã có buổi trao đổi với đại diện của công ty cổ phần bao bì Biên Hòa (HSX: SVI), một trong những công ty đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bao bì ở khu vực Đông Nam Bộ (bên cạnh Box-Pak và Vĩnh Hưng). Các khách hàng của công ty chủ yếu hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng như Unilever (chiếm khoảng 16% doanh thu), Pepsi, Cocacola (mỗi công ty chiếm 2-3% doanh thu). Trong năm 2015, SVI cũng có thêm 1 số khách hàng mới, trong đó nổi bật nhất là Sabeco (chiếm 5-6% doanh thu).
Bình Điền là doanh nghiệp sản xuất NPK chất lượng cao sở hữu thương hiệu “Đầu Trâu” có thị phần đứng đầu cả nước. Với lịch sử hoạt động lâu năm, công ty đã xây dựng được một hệ thống phân phối rộng khắp không chỉ trong nước mà đang vươn ra các nước trong khu vực.
Năm 2016 là năm hoạt động không thuận lợi của PPC do (1) việc đàm phán PPA cho nhà máy PL1 kéo dài ngoài mong đợi, (2) thực hiện đại tu 2 tổ máy và (3) giá điện thị trường giảm so với năm 2015. Tuy vậy, với hợp đồng đã được ký kết, chúng tôi kỳ vọng PL1 có thể hoạt động với mức công suất 82 – 85% trong năm 2017 (2016: so với mức khoảng 63%) với phần đóng góp doanh thu từ Qc sẽ tăng mạnh. Do vậy, chúng tôi cho rằng PPC đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất và bắt đầu phục hồi về mức khả quan hơn trong năm 2017. Với mức giá đóng cửa 14.900 đồng/cp hôm nay, PPC đang được giao dịch thấp hơn mức giá mục tiêu của chúng tôi khoảng 24%.
Công ty Cổ phần FPT (FPT – HSX) vừa mới công bố KQKD cho 9 tháng đầu năm 2016. Doanh thu tiếp tục tốc độ tăng trưởng âm với -2,7% yoy trong khi LNST cho cổ đông công ty mẹ đã có sự tăng trưởng nhẹ +4,7% yoy. Tổng doanh thu và LN tương ứng lần lượt đạt 28.468 tỷ đồng và 1.330 tỷ đồng. Theo đó, LNST đã đạt được mức tăng trưởng dương sau khá nhiều tháng chứng kiến KQKD sụt giảm so với cùng kì. RongViet Research duy trì khuyến nghị MUA trong DÀI HẠN với cổ phiếu FPT với giá mục tiêu là 58.000 đồng/cp.
CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCT-HSX) đã công bố KQKD quý 3 năm 2016. So với quý cùng kỳ, doanh thu của NCT đạt 162,8 tỷ đồng (giảm 13,8%) và LNST giảm 15% đạt 62,8 tỷ đồng. Lũy kế 9T2016, NCT ghi nhận tổng doanh thu gần 512 tỷ đồng (-14,6%yoy) nhưng LNST giảm tới 19,4% yoy đạt 205 tỷ đồng. Kết quả này không nằm ngoài dự đoán của Rong Viet Research khi thị phần của NCT tại Nội Bài trong năm 2016 bắt đầu chịu ảnh hưởng rõ rệt khi ALS bắt đầu tham gia thị trường từ giữa năm 2015. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong chính cơ cấu nguồn hàng, rõ hơn là sự dịch chuyển của một số hãng vận tải hàng không quốc tế lớn sang ALS, khiến lợi nhuận của NCT suy giảm mạnh hơn doanh thu. Thực tế, biên lợi nhuận hoạt động đã giảm gần 3,6 điểm phần trăm trong 9T2016 so với cùng kỳ.
Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội xi măng, tổng sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker ước dạt 55,55 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tiêu thụ nội địa duy trì tỷ trọng cao (78,7%) và tốc độ tăng trưởng tốt khoảng 10%. Do cạnh tranh với Trung Quốc và Thái Lan ngày càng khốc liệt hơn, sản lượng xuất khẩu có phần chững lại và tăng trưởng âm nhẹ ở mức 2%. Dù tình trạng dư cung vẫn còn nhưng nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành vẫn giữ vững được xu hướng kết quả kinh doanh khá tích cực, điển hình là CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên (HSX: HT1).
IMP vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3, với doanh thu thuần đạt 215 tỷ đồng (+17%) và lợi nhuận sau thuế đạt 23 tỷ (+31%). Tính lũy kế cả 3 quý, tổng doanh thu và LN trước thuế lần lượt đạt mức 59% và 62% kế hoạch cả năm.
Gần đây trên các phương tiện truyền thông liên tiếp đề cập đến vấn đề lũ lụt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn chưa xuất hiện bất kỳ một sản phẩm bảo hiểm nào cho loại thiên tai này.
Trong chuyến công tác ở Hải Phòng đầu tháng 10, RongViet Research có cơ hội tiếp xúc với đại diện CTCP Cảng Hải Phòng (PHP-HNX) và xin được gửi đến NĐT một số quan điểm như sau. Được thành lập từ 1874, cảng Hải Phòng (khu vực phía Bắc) và TCT Tân cảng Sài Gòn (khai thác cảng Cát Lái) là hai nhà khai thác cảng biển hàng đầu Việt Nam thông quan gần ½ lượng hàng hóa qua cảng hàng năm của cả nước. Riêng với khu vực Hải Phòng, hàng hóa thông quan qua hệ thống cảng của PHP chiếm gần 1/3 thị phần tại đây.