Gần đây, các nhà đầu tư quan tâm đến ngành dệt may thường nghe về rủi ro dịch chuyển đơn hàng sang Bangladesh. So với các doanh nghiệp Việt Nam, Bangladesh có lợi thế khá rõ ràng về nhân công giá rẻ và ưu đãi thuế quan nên sự lo ngại này là có cơ sở. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những thế mạnh cũng như những tồn tại của ngành dệt may Bangladesh khi so sánh với Việt Nam.
VNIndex gần đây liên tục tăng nhờ vào các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc ngành tiêu dùng như MSN, VNM hay các cổ phiếu nhóm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán. Một cổ phiếu cũng hay góp mặt vào việc hỗ trợ chỉ số đó là BVH – thuộc ngành bảo hiểm. Tuy nhiên, cổ phiếu ngành bảo hiểm nhìn chung lại không diễn biến tích cực trong thời gian qua. Cụ thể, chỉ số ngành bảo hiểm đã giảm 3,9% trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Đến hiện tại, mặc dù giao dịch gần đây của các cổ phiếu bảo hiểm không thực sự nổi trội nhưng chúng tôi vẫn giữ quan điểm tích cực đối với ngành này. Các doanh nghiệp bảo hiểm thực sự chỉ bắt đầu hồi phục từ năm 2012 và tăng trưởng mạnh 2 con số từ năm 2014. Thị trường bảo hiểm đang đứng trước có nhiều cơ hội tiếp tục tăng trưởng nhờ tăng trưởng kinh tế ổn dịnh, gia tăng đầu tư vào hạ tầng và các hoạt động đầu tư mở rộng của khu vực tư nhân. Dưới đây là 5 luận điểm để đầu tư vào ngành bảo hiểm trong năm nay:
Trong khi thị trường trải qua một phiên giao dịch đầy hưng phấn, TCM chứng kiến phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp, sau chuỗi dài tăng điểm kể từ cuối tháng 1. Chúng tôi cho rằng đà giảm này đơn thuần chỉ mang tính chất chốt lời ngắn hạn vì tình hình sản xuất hiện nay của TCM đang diễn tiến khá tốt.
Trong Báo cáo Cập nhật KQKD CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG-HSX), RongViet Research xác định giá mục tiêu cho HSG ở mức 51.700 đồng/CP, cao hơn 9,7% so với giá đóng cửa ngày 22/03/2017 và khuyến nghị TRUNG LẬP trong TRUNG HẠN dối với cổ phiếu HSG.
Như đã giới thiệu trong báo cáo Chiến lược đầu tư năm 2017, chúng tôi đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của CTCP Viglacera Tiên Sơn (HNX: VIT) nhờ khả năng mở rộng công suất từ các nhà máy mới.
Như đã đề cập trong những bài viết trước, việc mở rộng khai thác các đường bay quốc tế là xu hướng tất yếu đối với các hãng hàng không Việt Nam. Góc chuyên viên của Rồng Việt hôm nay xin dành một chút thời gian để nhìn lại thị trường Ấn Độ, một thị trường tiềm năng với dân số hơn 1,2 tỷ người.
Tuần qua, RongViet Research đã có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD – HSX) về hoạt động kinh doanh trong thời điểm hiện tại cũng như triển vọng cho sự cải thiện KQKD trong tương lai. Như những gì đang diễn ra với thị trường dầu khí thế giới, có lẽ vẫn còn quá sớm để nhà đầu tư có thể kì vọng vào một cú hích đột biến cho nhu cầu hoạt động vốn là cốt lõi và xương sống của ngành và PVD là hoạt động khoan thăm dò và khai thác.
Cuối tuần trước, PHR vừa tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017. Dưới đây là một số cập nhật của RongViet Research:
Là một trong những doanh nghiệp đầu ngành, FPT đang có những bước chuyển mình vững chắc hơn trong việc trở thành một công ty thuần công nghệ - viễn thông. Năm 2017 được đánh giá là thời điểm đáng để chờ đợi đối với nhà đầu tư khi câu chuyện thoái vốn và tái đầu tư vào FOX có thể được hiện thực hóa. Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng từ sự cải thiện hiệu quả mảng viễn thông cũng như mở rộng của mảng gia công phần mềm sẽ là một bước đi vững chắc cho FPT trong dài hạn.
Một câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra là tại sao khi FED nâng lãi suất lần này mà đồng USD lại sụt giảm mạnh trong khi giá hàng hóa cũng như giá vàng lại được nâng đỡ? Điều này là không hợp với logic thông thường, bởi lẽ mỗi khi một quốc gia tăng lãi suất, dòng tiền sẽ đổ từ các nước có lãi suất thấp hơn để hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất, làm cho nhu cầu đồng USD tăng lên dẫn tới đà tăng của đồng tiền này. Khi NHTW nâng lãi suất, đó là một chỉ báo rằng nền kinh tế đang tăng trưởng và dần dần đến mức lạm phát mục tiêu. Nếu như nâng lãi suất dần dần trong khi lạm phát vẫn chưa đạt đến mục tiêu thì tăng trưởng kinh tế vẫn còn là điều khả thi, cho nên dòng tiền có xu hướng đổ từ các tài sản an toàn vào các tài sản rủi ro hơn. Trong thời gian qua, thị trường đã chứng kiến dòng tiền rút ra khỏi các tài sản an toàn như trái phiếu kì hạn dài, vàng và chạy sang các sản phẩm tài chính có mức độ rủi ro cao hơn như là chứng khoán, hàng hóa.
Năm 2016 được xem khá thành công với CTCP VTXD Vitaco (VTO-HSX) về mặt kinh doanh. Tuy doanh thu vận tải tăng nhẹ 3,7%YoY nhưng LNST tăng mạnh 50% so với cùng kỳ. Định phí khấu hao chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá thành giúp biên LNG tăng 3 điểm phần trăm lên 21,7% khi giá cước định hạn trung bình tăng 5% từ cuối năm 2015. Bên cạnh đó, Công ty tiết kiệm gần 30 tỷ đồng so với cùng kỳ từ chi phí lỗ tỉ giá. Thực tế, lợi nhuận ròng có thể đạt cao hơn nữa nếu Công ty không bị truy thu nghĩa vụ thuế lũy kế gần 10 tỷ đồng các năm trước (theo Kiểm toán Nhà nước thì hoạt động vận tải tàu không nằm trong diện ưu đãi thuế suất doanh nghiệp).
Với đặc điểm là ngành kinh doanh “xương sống” của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng chịu kiểm soát chặt chẽ của cơ quan điều hành. Do vậy, triển vọng kinh doanh trong năm 2017 của nhóm ngân hàng sẽ phụ thuộc vào các định hướng điều hành chính sách tiền tệ cũng như an toàn hệ thống của NHNN.