IMP là nhà sản xuất thuốc tân dược lớn thứ ba về vốn hóa và giá trị hàng sản xuất trong số các DN niêm yết, với triết lý kinh doanh khác biệt tập trung vào chất lượng sản phẩm. Do tỷ trọng phân phối thuốc vào kênh điều trị (ETC) trước năm 2013 ở mức cao, hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế. Tuy nhiên, với 2 nhà máy được nâng chuẩn trong cuối năm nay, doanh thu bán thuốc từ kênh điều trị (ETC) dự kiến sẽ hồi phục, đặc biệt là từ năm 2017.
Là một doanh nghiệp logistics lớn của Việt Nam, CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (VSC-HSX) đã thiết lập một vị thế vững vàng ở Hải Phòng, cửa ngỏ XNK hàng hóa chủ lực khu vực phía Bắc. Nối tiếp chủ đề về các doanh nghiệp Vận tải và Cảng biển, RongViet Research tiếp tục cập nhật về tình hình kinh doanh năm 2016 và đánh giá về triển vọng của doanh nghiệp này trong năm tới.
Ngành BĐS là một trong những nhóm ngành ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về KQKD trong 6 tháng đầu năm 2016. Hôm qua, chuyên viên ngành của RongViet Research vừa tham gia buổi trao đổi với đại diện CTCP Tập đoàn Vingroup (HSX-VIC) về tình hình hoạt động của Công ty 6 tháng đầu năm. Là cổ phiếu BĐS có vốn hóa lớn nhất thị trường, KQKD của VIC có tác động chi phối đến kết quả chung toàn ngành.
Cạnh tranh trên thị trường mảng ống nhựa xây dựng đang ngày càng khốc liệt, đặc biệt khi một số tên tuổi lớn như Tập đoàn Hoa Sen bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực này. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh của CTCP Nhựa Bình Minh (HSX: BMP), “đầu tàu” của thị trường ống nhựa phía Nam, vẫn có sự tăng trưởng nhảy vọt.
Chúng tôi cho rằng mức giá trị sổ sách/cổ phiếu (BVPS) hiện tại của VNR là 19.832 đồng hiện đang bị đánh giá thấp bởi ngoài tiền gửi, danh mục đầu tư của VNR còn có rất nhiều khoản khác như đầu tư góp vốn, đầu tư vào công ty liên kết, ủy thác đầu tư cũng chiếm tỷ trọng khá lớn. Do đó, RongViet Research sẽ tiến hành đánh giá lại NAV của các khoản đầu tư này, qua đó xác định lại mức BVPS cho VNR.
Hôm nay, chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với doanh nghiệp PAC về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 mà doanh nghiệp công bố trong tuần trước. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận của PAC vẫn theo sát với kế hoạch đã được đặt ra hồi đầu năm, các nhà đầu tư trên thị trường phần nào thất vọng với mức tăng trưởng doanh thu khiêm tốn cũng như sự sụt giảm trong biên lợi nhuận gộp so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp niêm yết trong ngành đều đã công bố BCTC 6 tháng đầu năm. Điểm sơ qua về kết quả, bức tranh chung về ngành trong quý 2 và 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp trong ngành phân bón chưa có nhiều khởi sắc.
RongViet Research tuần qua đã có cơ hội tiếp xúc với CTCP Cáp Nhựa Vĩnh Khánh (VKC – HNX). Doanh nghiệp hoạt động trong 3 phân khúc chính là (1) sản xuất cáp viễn thông, (2) phân phối săm lốp và (3) sản xuất ống nhựa. Về kết quả kinh doanh Q2/2016, doanh thu và LNST của VKC lần lượt đạt 276 tỷ đồng (+14,6% yoy) và 15 tỷ đồng (+315,4% yoy). Tính chung cả 6 tháng đầu năm, LNST đạt mức tăng trưởng ấn tượng +206,2% yoy, tương ứng ~25 tỷ đồng.
CTCP Đầu Tư Thế Giới Di Động (MWG – HSX) đã công bố KQKD Q2 và 6 tháng đầu năm 2016 với mức tăng trưởng ấn tượng. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế Q2 của MWG lần lượt đạt 10.088 tỷ đồng (+87,0% yoy) và 417 tỷ đồng (+87,2% yoy). Tính chung trong nửa đầu năm, hai chỉ số trên tiếp tục có sự bứt phá mạnh với +81,1% yoy và +83,2% yoy, tương ứng 19.775 tỷ đồng và 834 tỷ đồng.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2016, hầu hết các doanh nghiệp đều ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Tính tổng 13 công ty sản xuất và phân phối dược phẩm, tăng trưởng doanh thu và LNST lần lượt là 6,1% và 14,9%. Như vậy, bất chấp những lo ngại về sự cạnh tranh gay gắt trên cả thị trường thuốc OTC lẫn ETC, thực tế cho thấy thị trường vẫn còn dự địa để tăng trưởng, miễn là các công ty dược tìm được cách tiếp cận hợp lý. Chẳng hạn DHG phải thay đổi chiến lược bán hàng, hoặc DMC tiến hành tái cơ cấu danh mục thuốc dẫn đến doanh thu tăng trưởng âm trong năm 2015, nhưng những chiến lược này đã phần nào phát huy hiệu quả trong năm 2016. Hay như TRA đổi mới hệ thống phân phối từ bán buôn sang bán lẻ cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng và biên lợi nhuận được cải thiện. Ở chiều ngược lại, IMP ghi nhận tăng trưởng âm so với cùng kỳ do doanh thu kênh OTC không tăng trưởng và doanh thu hàng nhượng quyền sụt giảm. Tuy nhiên, với 2 nhà máy sắp được công nhận đạt tiêu chuẩn EU-GMP, 2017 hứa hẹn sẽ là một năm tăng trưởng bùng nổ với IMP, đặc biệt là ở kênh ETC.
Trong 5 phiên giao dịch đầu tiên của tháng Tám thì VNIndex đã giảm đến 4 phiên. Câu chuyện của TTF-DRH-KSB và Tân Liên Phát chỉ là chất xúc tác để thị trường giảm điểm khi các cổ phiếu không còn nhận được sự hỗ trợ cả về thông tin lẫn thanh khoản. Càng về cuối tháng Bảy diễn biến phân hóa trên thị trường càng thể hiện rõ nét. Trong đó, những cổ phiếu có KQKD 6 tháng đầu năm tích cực tiếp tục tăng giá hoặc ít nhất thì cũng trụ vững trong những phiên biến động mạnh, điển hình là nhóm Xây dựng và VLXD với HSG, HPG, CTD, NNC, vv. Ở chiều ngược lại, việc giá dầu thô trên thị trường thế giới rơi về mức thấp nhất trong 3 tháng trở lại đây khiến các đại diện ngành dầu khí như GAS, PVD và PVS tiếp tục lao dốc.
CTCP Kỹ Nghệ lạnh (SRF-HSX) là doanh nghiệp hàng đầu ở cả hai mảng hoạt động là cơ điện công trình (M&E) và lạnh công nghiệp (LCN), SRF đang được hưởng lợi đáng kể từ sự sôi động của hoạt động xây dựng và lĩnh vực chế biến thực phẩm. Với khối lượng công việc dồi dào, tốc độ ký mới hợp đồng đúng với kỳ vọng, năm 2016 sẽ là năm tăng trưởng mạnh đối với hoạt động thi công Cơ điện của SRF.