Chúng tôi đánh giá REE là một doanh nghiệp mạnh với hiệu quả kinh doanh cao, năng lực tài chính vững vàng và quản trị doanh nghiệp tốt. Kết quả LNST của Công ty năm 2015 có sự chững lại do ảnh hưởng của việc PPC ghi nhận lỗ CLTG và trích lập dự phòng đầu tư lớn. Dù vậy, các mảng kinh doanh cốt lõi của REE vẫn duy trì được hiệu quả cao.
Lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Kết thúc năm tài chính 2015 (tháng 3/2016), ITD đạt doanh thu 627,8 tỷ đồng (+40%) và LN gộp 177,2 tỷ đồng (+45%). Với đặc thù là doanh nghiệp dự án, khối lượng công việc tăng mạnh trong năm 2015 giúp ITD đạt tăng trưởng tốt về doanh thu trong khi chi phí hoạt động duy trì xấp xỉ các năm trước. Tỷ lệ chi phí quản lý/doanh thu giảm từ mức trung bình 11% của các năm trước xuống còn 7,7% trong năm 2015. Nhờ vậy, LNTT tăng trưởng gấp đôi và đạt 82 tỷ đồng.
Theo thống kê của tổ chức IRSG, tính đến Q32015, lượng hàng tồn kho của cao su tự nhiên toàn thế giới vẫn ở mức cao ~2,7 triệu tấn. Tuy nhiên, với lượng dư cung thu hẹp dần, giá cao su cũng dần phục hồi từ vùng đáy được xác lập vào cuối năm 2015. Cụ thể, tính đến ngày 18/05/2016, giá cao su đang ở mức 1.501 USD/tấn (theo sàn TOCOM), tăng 43% so với mức giá thấp nhất năm 2015. Nhìn về nửa cuối năm 2016, giá cao su được kì vọng duy trì được đà hồi phục nhờ vào 3 yếu tố hỗ trợ bao gồm (1) Sụt giảm lượng cung từ các các biện pháp kìm hãm sản lượng khai thác và xuất khẩu, (2) Sự hồi phục của giá dầu và (3) Sự hồi phục của ngành ô tô Trung Quốc.
Diễn biến thủy văn cũng như thời tiết các tháng vừa qua cho thấy tác động của El Nino lên các tỉnh phía Bắc không mạnh như ở phía Nam. Do vậy, trái với các nhà máy nhiệt điện phía Nam đang được huy động với công suất cao, chúng tôi cho rằng sản lượng và giá điện năm 2016 của PPC có thể giảm nhẹ so với năm 2015.
Thị trường bảo hiểm đã trải qua hơn 20 năm hình thành, phát triển và hội nhập quốc tế. Trong năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập và thỏa thuận về Hiệp định đối tác xuyên Thái Binh Dương là 2 dấu mốc mới, đánh dấu tiến trình hội nhập ngày một sâu và rộng hơn của ngành bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, trên bản đồ bảo hiểm toàn cầu, Việt Nam có quy mô và trình độ phát triển khá “khiêm tốn” mặc dù luôn duy trì tốc độ tăng trưởng dương, cao và ổn định trong giai đoạn gần đây. Bài viết này sẽ thống kê ngắn gọn, xác định vị thế của ngành bảo hiểm Việt Nam trong khối AEC cũng như các quốc gia tham gia TPP.
Lợi nhuận Q1/2016 tiêu cực. Trong Q1/2016, doanh thu và LNST của PLC lần lượt đạt 1.171 tỷ đồng (-36% yoy) và 39 tỷ đồng (-34% yoy). Kết quả lợi nhuận tiêu cực là do hai nguyên nhân chính sau: (1) sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu nhựa đường khi PLC gần như chỉ đạt được mức hòa vốn trong Q1; (2) biên lợi nhuận có sự sụt giảm tương đối tiêu cực khi PLC đẩy mạnh sản lượng bằng sản phẩm nhũ tương và giảm giá bán.
Năm 2015 được xem là một năm thành công ngoài mong đợi của nhóm cổ phiếu cảng ở Hải Phòng. Theo chúng tôi, thông tin về hiệp định thương mại tự do (TPP, FTAs) được thông qua cùng lúc với doanh thu lưu giữ container lạnh tại các cảng tăng đột biến khiến giá cổ phiếu đã chạy quá nhanh so với tốc độ tăng trưởng nội tại của các doanh nghiệp. Do đó, sự điều chỉnh mạnh của nhóm cổ phiếu này trong thời gian vừa qua là cần thiết, tuy nhiên điều này lại đang mở ra một chu kỳ đầu tư mới đối với nhóm cổ phiếu cảng. Trong khuôn khổ của chuyên đề này, RongViet Research xin được chia sẻ quan điểm của chúng tôi về triển vọng kinh doanh và định giá năm 2016 của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH-HSX).
NT2 liên tục thể hiện kết quả kinh doanh vượt trội kể từ khi chính thức vận hành thương mại vào năm 2012. Bên cạnh lợi thế tự nhiên về mặt địa lý, chúng tôi cho rằng chất lượng quản trị doanh nghiệp tốt, đội ngũ vận hành có kinh nghiệm và máy móc mới với công nghệ hiện đại là những yếu tố chính giúp hiệu quả hoạt động được cải thiện qua các năm. Dự báo năm 2016 sẽ tiếp tục là năm vận hành với hiệu suất cao cũng như tỷ suất lợi nhuận cải thiện của NT2. LNST năm 2016 dự báo đạt 944,4 tỷ đồng và EPS pha loãng là 3.455 đồng.
Trong quý đầu năm 2016, KQKD của các doanh nghiệp sản xuất phân bón nội địa đều không thuận lợi khi cầu trong nước yếu đi và sức ép cạnh tranh lớn đến từ Trung Quốc. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng trong các quý tới, hoạt động của ngành sẽ cho thấy sự cải thiện khi giá nông sản thế giới và trong nước đang nhích lại trong thời gian qua.
Trong mùa ĐHCĐ vừa qua, chuyên viên ngành của chúng tôi có dịp được gặp gỡ và trao đổi với đại diện của một số doanh nghiệp ngành đá. Nhìn chung, ở năm trước, các doanh nghiệp trong ngành đều ghi nhận KQKD khá tích cực nhờ nhu cầu với các sản phẩm đá tăng tốt. Đây là động lực quan trọng hỗ trợ diễn biến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này. Trong số các doanh nghiệp ngành đá, chúng tôi đánh giá cao CTCP Đá Núi Nhỏ (HSX: NNC) nhờ (1) hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, (2) triển vọng tăng trưởng tốt, (3) cổ phiếu đang giao dịch ở mức P/E hấp dẫn và (4) cổ tức hằng năm ở mức cao và ổn định.
Trong Q12016, trung bình giá dầu thô Brent và WTI lần lượt đạt 35,2 USD/thùng và 33,6 USD/thùng. Mức giá trên lần lượt tương ứng với mức giảm -21,2% và -20,4% so với mức bình quân Q42015. Tuy nhiên, nếu nhìn theo biến động giá trên thị trường, giá dầu trong quý đầu năm bị ảnh hưởng nhiều nhất do chạm đáy 28 USD/thùng vào giữa tháng 1. Hiện tại, giá dầu thô thế giới tạm thời ổn định với biến động nhẹ trong vùng giá 43 – 46USD/thùng. Theo đánh giá từ RongViet Research, vùng giá trên có thể được duy trì đến thời điểm cuộc họp hàng kì của OPEC vào đầu tháng 6. Dù giá dầu có hồi phục nhưng vẫn ở vùng khá thấp, do đó, doanh nghiệp dầu khí tại Việt Nam đã và đang hứng chịu tác động đáng kể đến KQKD.
CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HSX-HPG) vừa công bố kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất tôn mạ công suất 400.000 tấn/năm, bắt đầu sản xuất vào năm 2018. Khoản đầu tư 4.000 tỷ đồng vào các dây chuyền cán nguội, mạ kẽm/lạnh và sơn màu giúp sẽ giúp HPG trở thành một người chơi lớn trong ngành thép phẳng, tức cạnh tranh trực tiếp với Tôn Hoa Sen (HSX- HSG). HPG với vị thế của nhà sản xuất thép xây dựng số 1 nội địa sẽ thu lợi đáng kể khi phát triển mặt hàng này, tuy nhiên có thể gặp khó khăn do cạnh tranh tại thời điểm ra mắt sản phẩm.