Trong thời gian giá dầu giảm sâu vừa qua, giá các chế phẩm từ dầu mỏ nhìn chung tiếp tục trong xu hướng giảm. Cụ thể, giá bột PVC ở thị trường châu Á – Thái Bình Dương, nguyên liệu chính chiếm đến 60-70% giá vốn sản xuất ống nhựa, đã giảm 11,3%; giá bột HDPE cũng giảm đến 10,3% so với mức trung bình của năm 2015. Giá nguyên liệu giảm là một trong những nhân tố chính hỗ trợ KQKD của các doanh nghiệp nhựa xây dựng và theo đó là diễn biến các cổ phiếu của ngành này.
Ngày mai (26/2/2016) là hạn chót để nhà đầu tư đặt cọc tham gia phiên đấu giá sắp tới của Công ty TNHH Xúc Sản Việt Nam. Nhân góc nhật ký chuyên viên hôm nay, tôi xin đưa ra những nhận định về hoạt động cũng như triển vọng sắp tới của Vissan.
Trong bối cảnh triển vọng kinh doanh của nhiều ngành nghề đứng trước thách thức từ nhiều yếu tố như giá dầu, tỉ giá, lãi suất, rào cản kỹ thuật và cạnh tranh từ doanh nghiệp ngoại gia tăng. Lĩnh vực logistics và đặc biệt là dịch vụ khai thác cảng lại ít bị tác động bởi các yếu tố trên và ngược lại được dự báo sẽ hưởng lợi mạnh khi Việt Nam thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTAs).
Kết quả kinh doanh tháng 1 tiếp tục đà tăng trưởng cao. Trong tháng 1, MWG ghi nhận doanh thu 3.527 tỷ đồng (+99% yoy), gồm 2.519 tỷ đồng của thegioididong.com (+73%) và 1.008 tỷ đồng của dienmayXanh.com (+218%). Do đó, lợi nhuận của MWG đã đạt 153 tỷ đồng (+118% yoy) và hoàn thành 11% kế hoạch năm của Công ty. Mức tăng trưởng rất cao này đến chủ yếu từ việc mở mới cửa hàng mới, với số lượng cửa hàng gần như đã nhân đôi so với cùng kỳ. Do đó, với gần 270 cửa hàng mở mới trong năm 2015 và kế hoạch tiếp tục mở mới hơn 150 cửa hàng trong năm 2016, MWG sẽ không quá khó khăn trong việc cán đích kế hoạch lợi nhuận năm 2016 (LNST: 1.388 tỷ, tăng khoảng 29% so với số thực hiện năm 2015).
Với sự sôi động của thị trường BĐS, chủ trương phát triển hạ tầng của Chính Phủ và dòng vốn FDI dồi dào, triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng được đánh giá tích cực không chỉ trong năm 2016 mà còn trong các năm tới. Tuần qua, chuyên viên ngành của RongViet Research đã có buổi trao đổi với CTCP Xây dựng Cotec (HSX – CTD). Là nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam, CTD là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất từ sự hồi phục chung của thị trường nhà ở.
Theo BCTC hợp nhất năm 2015, kết quả kinh doanh của Công ty không mấy khả quan trước biến động tiêu cực từ thị trường dầu thô thế giới. Tính chung cả năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đều có sự sụt giảm đáng kể với lần lượt 23.364 tỷ đồng (-25,87% yoy) và 1.491 tỷ đồng (-17,78% yoy). ROA và ROE giảm tương đối so với cùng kỳ song các chỉ số tài chính vẫn được duy trì ở mức khá an toàn.
Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 01/2016. Theo đó, hoạt động thương mại ở cả hai chiều ghi nhận tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ tháng 02/2013. Trong tháng 01/2016, tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa của Việt Nam đạt ~25,96 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ tốc độ suy giảm nhập khẩu (giảm 10,7% yoy) cao hơn so với xuất khẩu (giảm 1% yoy) dẫn đến thương mại cả nước ghi nhận mức thặng dư khá cao, ~765 triệu USD.
CTCP Hóa dầu Petrolimex mới đây đã công bố KQKD hợp nhất năm 2015, theo đó, doanh thu đạt 6.916 tỷ đồng (+1,4% so với cùng kỳ) và LNST đạt 329 tỷ đồng (+23,2% so với cùng kỳ). Kết quả doanh thu sát với kỳ vọng của chuyên viên ngành nhưng lợi nhuận không được như kỳ vọng, thấp hơn 10% so với dự phóng trước đây. Nguyên nhân của kết quả trên là bởi trong Q4/2015, hoạt động kinh doanh của công ty có những thay đổi ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận ròng.
FPT hoàn thành kế hoạch năm 2015 với mức tăng trưởng tương đối, doanh thu đạt 40.002 tỷ đồng (+14%) và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.933 tỷ đồng (+18%), tương ứng EPS khoảng 4.369 đồng (+17%). Trong năm 2016, chúng tôi kỳ vọng các mảng công nghệ và bán lẻ sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho Tập đoàn. Ngược lại, sự khó khăn ở một số mảng kinh doanh gồm phân phối thiết bị công nghệ, tích hợp hệ thống và viễn thông có thể khiến tăng trưởng giảm tốc.
Mới đây, CTCP sữa Việt Nam (VNM) vừa công bố kết quả kinh doanh khá ấn tượng. Doanh thu và LNST tăng mạnh 14,5% và 28% so với cùng kỳ, đạt lần lượt hơn 40.000 tỷ đồng và 7.769 tỷ đồng. Theo đánh giá của chúng tôi, con số lạc quan này đến từ (1) sản lượng tiêu thụ trong và ngoài nước tăng trưởng tốt, (2) biên gộp cải thiện mạnh từ 35% (2014) lên 40,6% (2015) nhờ vào giá sữa nguyên liệu giảm mạnh.
Cập nhật KQKD năm 2015: tăng trưởng tốt
CTCP Thép Nam Kim (NKG-HSX) đã có một năm kinh doanh khởi sắc. Sản lượng tiêu thụ tôn mạ và ống thép đạt tổng cộng 423.000 tấn, vượt 6% kế hoạch và tăng mạnh so với năm 2014. Mặc dù doanh thu giảm nhẹ so với cùng kỳ do giá bán lao dốc, biên lãi gộp trung bình 2015 của NKG đã đạt 7,58%, cải thiện hơn 2 điểm phần trăm so với năm 2014 nhờ giá vốn giảm mạnh. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 126 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ và đạt kế hoạch năm.
Nghiệp vụ sẽ tiếp tục là nhân tố chính đóng góp doanh thu cho ngành. Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 356/QĐ-TTg về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo Quyết định này, đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 3,2 đến 3,5 triệu xe cơ giới, tương đương với mức tăng trưởng số lượng xe mới 10%/năm (theo VAMA ước tính). Bên cạnh đó, mức phí bảo hiểm vật chất cho xe cơ giới cũng được nâng từ 1,3% lên mức 1,5% giá trị xe. Một số doanh nghiệp đầu ngành ước tính mảng bảo hiểm xe cơ giới có tiềm năng tăng trưởng 30%/năm trong thời gian tới.