Nhìn lại bốn tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường vẫn có mức tăng trưởng dương nhưng không ấn tượng như giai đoạn cùng kì. Cụ thể, lũy kế 4T/2016, sản lượng tiêu thụ toàn thị trường đạt 85.410 xe (+10% so với cùng kì); trong khi cùng kì hai năm 2014 và 2015, mức tăng trưởng toàn thị trường đạt lần lượt là 28% và 37%. Đáng chú ý, sau 36 tháng liên tục tăng trưởng dương so với cùng kì, trong tháng 2/2016, cả hai dòng xe du lịch (PC) và xe thương mại (CV) bắt đầu ghi nhận tốc độ tăng trưởng âm. Tính đến tháng 4/2016, xe du lịch và xe thương mại lần lượt tiêu thụ 47.525 xe (+14% so với cùng kì) và 31.668 xe (+24% so với cùng kì).
Thị trường dầu thô vừa trải qua một tuần lễ hiếm hoi với ít biến động về mặt bằng giá khi cả hai hợp đồng dầu thô tương lai là Brent và WTI chỉ có mức giảm giá nhẹ với lần lượt 0,2% và 1,4%, tương ứng 49,64 USD/thùng và 48,62 USD/thùng. Mặc dù tuần đầu tháng 6 là thời điểm diễn ra buổi họp hàng kì của OPEC, tuy nhiên sự kiện trên dường như càng củng cố thêm một vị thế yếu dần của tổ chức này trên phương diện ổn định mặt bằng giá và dẫn dắt thị trường.
Searefic (SRF-HSX), hoạt động trong lĩnh vực Cơ điện công trình (M&E) và Lạnh công nghiệp (LCN) đã có một quý ấn tượng. Doanh thu đạt 156,8 tỷ đồng, +79% so với cùng kỳ, LNST gần 7 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ. Cân nhắc tính mùa vụ của SRF khá tương đồng với phần lớn các DN ngành xây dựng, 2016 được kỳ vọng là năm ghi nhận doanh thu kỷ lục cho SRF.
Từng bị “đánh giá kém lạc quan” khi NĐT quan ngại giá dầu ở mức thấp sẽ tác động xấu lên triển vọng của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, tuy nhiên, KQKD của các DN vận tải xăng dầu (tanker) đang chứng minh điều ngược lại. Trong khuôn khổ bản tin ngày hôm nay, RongViet Research xin được cung cấp đến quý NĐT quan điểm về triển vọng của CTCP Vận tải xăng dầu Vitaco (VTO-HSX) trong năm 2016.
Hoạt động sản xuất công nghiệp những tháng qua đã có sự cải thiện đáng khích lệ. Theo số liệu mới nhất của Nikkei, chỉ số PMI tháng 05/2016 đạt 52,7 điểm, tăng 0,4 điểm so với tháng trước và là mức cao nhất trong vòng một năm trở lại đây. Theo khảo sát, số lượng đơn hàng trong tháng qua tăng mạnh, đặc biệt là đơn hàng nội địa. Đơn hàng tăng cao khiến các doanh nghiệp tăng cường tích trữ nguyên liệu, tồn kho hàng mua tăng trong khi tồn kho thành phẩm giảm là một chỉ báo cho thấy sự lành mạnh của hoạt động sản xuất. Một điểm đáng quan tâm là tốc độ tăng cao của giá cả đầu vào, một trong những nguyên nhân chính là do thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, ở đầu ra, giá cả tăng với tốc độ chậm hơn, nhu cầu tiêu thụ vì thế không bị ảnh hưởng nhiều và áp lực lạm phát theo chúng tôi đánh giá là chưa đáng quan ngại.
4 tháng đầu năm 2016, sản lượng tiêu thụ tôn mạ và ống thép của Hoa Sen ước đạt 512.028 tấn. Tăng trưởng so với cùng kỳ đạt 57% nhờ dây chuyền ống thép mới đi vào hoạt động và các dây chuyền tôn mạ khác chạy hết công suất.
Các dự án đầu tư mới của Hoa Sen đang đi đúng tiến độ. Tháng 6 tới các dây chuyền tại nhà máy Hoa Sen Nghệ An (KCN Đông Hồi, bao gồm một dây chuyền mạ kẽm/hợp kim nhôm-kẽm công suất 280.000 tấn/năm, một dây chuyền mạ màu 150.000 tấn/năm và một dây chuyền ống thép 25.000 tấn/năm) sẽ đi vào hoạt động, nâng sản lượng cho hai quý cuối năm lên khoảng 670.000 tấn, +12% yoy. Nhờ vậy, sản lượng tiêu thụ của niên độ tài chính 2015-2016 của Hoa Sen có thể tăng 16% so với năm trước, tương đương vượt 8% kế hoạch năm.
Cuối tuần qua, chuyên viên ngành điện đã tham dự ĐHĐCĐ của CTCP Nhiệt điện Bà Rịa (BTP – HSX). Đây là nhà máy nhiệt điện vận hành theo hình thức dịch vụ phụ trợ, có tổng công suất thiết là 388,9 MW. Trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016, BTP được hưởng lợi đáng kể do tác động thời tiết. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2016, dự báo điều kiện kinh doanh của BTP sẽ không có nhiều thuận lợi.
Cuối tháng 5/2016, NHNN đã ban hành một số thông tư, chỉ thị về định hướng điều hành chính sách tiền tệ gồm:
Là một doanh nghiệp niêm yết đầu ngành hoạt động trong lĩnh vực đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn là logistics, những chuyển biến trong hoạt động kinh doanh của CTCP Gemadept (GMD-HSX) luôn được giới đầu tư hết sức quan tâm. Trong lần cập nhật này, RongViet Research xin cung cấp quan điểm của chúng tôi về triển vọng kinh doanh và mức định giá hợp lý của cổ phiếu GMD trong năm 2016.
Q1/2016 lợi nhuận đột biến nhờ vào việc thoái vốn tại CNG. Trong Q12016, PGS đạt mức lợi nhuận kỉ lục với 184,6 tỷ đồng sau thuế (+452% yoy) do công ty đã hoàn tất việc thoái vốn tại CNG với tổng giá trị 310 tỷ đồng. Mặc dù vậy, doanh thu và LNST của công ty mẹ (loại trừ thu nhập tài chính) Q1 của PGS đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh với lần lượt -12,7% yoy và -50,3% yoy, tương ứng với 842 tỷ đồng và 21 tỷ đồng.
Nhờ sự sôi động của thị trường BĐS và hoạt động xây dựng miền Trung, nhiều doanh nghiệp VLXD ở khu vực này ghi nhận KQKD khả quan, trong đó có CTCP Pacific Dinco (HNX: PDB). Như đã giới thiệu ở các bản tin trước, PDB là doanh nghiệp cung cấp bê tông tươi lớn nhất ở thị trường Đà Nẵng (~25%) và Quảng Nam (~40%).
Đầu tư giá trị thường gồm các trường phái như: mua cổ phiếu P/E thấp, đầu tư ngược và tỷ suất cổ tức cao. Cổ phiếu cổ tức cao thường giúp NĐT có được dòng tiền đều đặn mỗi năm nên rất được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư có nhu cầu tiền mặt mỗi năm. Do đó, trên thị trường Việt Nam, các cổ phiều dạng này luôn được các quỹ đầu tư yêu thích, đặc biệt là các quỹ đầu tư của các công ty bảo hiểm, và các nhà đầu tư mong muốn tích lũy tài sản khi lớn tuổi.