imageimage

IMP – triển vọng tăng trưởng trong 2H2024

image
image30-08-2024
: IMP
: Dịch vụ và thiết bị y tế
: Quyên Nguyễn
Tags:  IMP

  • Trong 1H2024, IMP ghi nhận 1.008 tỷ doanh thu thuần (+10% YoY) và 161 tỷ LNTT (-19% YoY). IMP tiếp tục tăng trưởng kênh ETC (đúng theo định hướng BLĐ) và hoạt động phân phối sản phẩm qua các chuỗi bán lẻ dược phẩm. Sản lượng tại các nhà máy tiêu chuẩn cao đều tăng.
  • Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động diễn biến trái chiều với doanh thu khi ghi nhận giảm svck, do: 1) trong 1H2024, IMP ghi nhận chi phí sản xuất từ nhà máy IMP4 đi vào hoạt động từ 3Q2023; và 2) giá hoạt chất API (Active Pharmaceutical Ingredients) đầu vào tăng 3% YoY
  • Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư có cơ sở để kỳ vọng vào kết quả doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tốt trong 2H2024. Cho cả năm 2024, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần của IMP đạt 2.201 tỷ (+10,4% YoY) và LNST đạt 306 tỷ (+2,0% YoY).

image
imageimageimage 80

HPG – Duy trì tiềm năng tăng trưởng dài hạn

image
image29-08-2024
: HPG
: Nguyên vật liệu
: Đỗ Thạch Lam, CFA
Tags:  HPG

  • Trong quý 2/2024, HPG ghi nhận doanh thu 39,6 nghìn tỷ đồng (+34%YoY, +28%QoQ). Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tiếp tục cải thiện từ nhu cầu từ các dự án đầu tư công và các dự án bất động sản, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ thép cuộn cán nóng (HRC) có sự suy giảm nhẹ so với quý trước, do thị trường Châu Âu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu HRC. Biên lợi nhuận gộp quý 2 duy trì ở 13,3%, và lợi nhuận gộp đạt 5.247 tỷ đồng (+26%QoQ, +64% YoY), đến từ việc ổn định giá nguyên liệu và giá bán. Qua đó, HPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 3.320 tỷ đồng (tăng trưởng tích cực 129% so với cùng kỳ).
  • Trong nửa cuối 2024 (2H2024), thị trường nội địa sẽ tiếp tục duy trì đà phục hồi và hỗ trợ cho sản lượng bán hàng của doanh nghiệp. Với rủi ro từ thị trường xuất khẩu (chủ yếu cho sản phẩm HRC), HPG có thể chủ động chuyển đơn hàng sang các phục vụ nhu cầu của công ty tôn mạ nội địa. LNST trong 2H2024 có thể đạt đạt 5,8 nghìn tỷ đồng (+16%YoY, -6%HoH); và cho cả năm 2024, chúng tôi duy trì dự phóng LNST của HPG đạt 12 nghìn tỷ đồng (+77%YoY). EPS tương ứng là 1.775 đồng.
  • Với dự án Dung Quất 02, tiến độ xây dựng của dự án đang phù hợp kì vọng, qua đó nhà máy có thể bắt đầu đưa ra sản phẩm thương mại để ghi nhận doanh thu trong quý 1/2025. Chúng tôi duy trì kỳ vọng nhà máy có thể vận hành với hiệu suất tương đối cao trong năm 2025 (80% cho giai đoạn 01, tương đương 2,2 triệu tấn), hỗ trợ phần nhiều từ thị trường nội địa (đặc biệt khi Bộ Công thương có những động thái để bảo vệ nền sản xuất thép trong nước).
  • Sử dụng kết hợp hai phương pháp FCFE và PB, giá trị hợp lý của cổ phiếu HPG là 34.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tổng mức sinh lời kỳ vọng +33% (tính theo giá đóng cửa vào ngày 29/08/2024). Với vị thế đầu ngành và có những kế hoạch đầu tư phù hợp để đón đầu chu kỳ hồi phục, HPG tiếp tục là cổ phiếu chúng tôi ưa thích nhất của ngành thép trong giai đoạn 2024-2025.

image
imageimageimage 207

Bách hoá xanh, Winmart – Đặc tính tiêu dùng Việt Nam tạo nhiều dư địa tăng trưởng trong trung hạn

image
image28-08-2024
: MWG
: Bán lẻ
: Hưng Nguyễn
Tags:

image
imageimageimage 208

NKG – Biên lợi nhuận thu hẹp, sản lượng tăng trưởng

image
image27-08-2024
: NKG
: Nguyên vật liệu
: Dũng Mã
Tags:

  • Trong quý 2/2024, doanh thu thuần của công ty đạt 5.661 tỷ đồng(+7%QoQ, 3%YoY). Xuất khẩu vẫn là mảng đóng góp chính trong tỷ trọng tiêu thụ của doanh nghiệp khi chiếm 62% trong Q2/2024; lũy kế 6 tháng đầu năm sản lượng đạt hơn 531 nghìn tấn (+24%YoY, hoàn thành 53% kế hoạch về sản lượng). Biên lợi nhuận gộp đạt 9% (có sự sụt giảm so với mức 10,7% vào Q1/2024, tuy nhiên vẫn tương đương so với Q2/2023) và lợi nhuận gộp đạt 512 tỷ đồng (-10%QoQ, +3%YoY). Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 220 tỷ đồng(+46%QoQ, +75%YoY). Công ty duy trì chính sách tồn kho thận trọng (Số ngày tồn kho bình quân ở mức 102 ngày) và cải thiện tỷ lệ thanh toán lãi vay (+8,7%QoQ).
  • Trong nửa cuối 2024, dự kiến tăng trưởng sản lượng trong nước ở mức 12% nhờ sự phục hồi thị trường bất động sản nhà ở. Tuy nhiên, biên lợi nhuận xuất khẩu có thể giảm do chênh lệch giá thép nội địa và quốc tế thu hẹp, và đi cùng với nhu cầu tiêu thụ thép tại thị trường xuất khẩu (Bắc - Mỹ, Châu Âu) cũng có sự chững lại; với biên lợi nhuận gộp nửa cuối năm 2024 có thể giảm về mức 5,8%. Lợi nhuận ròng của NKG trong nửa cuối 2024 và cả năm 2024 có thể lần lượt đạt 52 tỷ đồng (+12%YoY, -86%HoH) và 422 tỷ đồng (+261%YoY). EPS 2024 đạt 1.473 đồng.
  • Chúng tôi định giá cổ phiếu bằng hai phương pháp: FCFE và P/B và đưa ra giá trị hợp lý là 24.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức sinh lời +14% so với giá đóng cửa ngày 26/08/2024. Trong ngắn hạn, cổ phiếu NKG đang chịu ảnh hưởng tiêu cực do giá HRC suy giảm và chênh lệch giá thép nội địa và quốc tế thu hẹp, tuy nhiên với mức chiết khấu so với giá mục tiêu, nhà đầu tư có thể giao dịch ngắn hạn cổ phiếu khi giá nguyên liệu chính (HRC) có sự phục hồi.

image
imageimageimage 115

Cập nhật thị trường tiền tệ tháng 08/2024

image
image26-08-2024
: VDS
: Vĩ mô
: Hà My
Tags:  Thị trường tiền tệ

  • Tiền đồng tăng giá trở lại, dự kiến tỷ giá USDVND sẽ xoay quanh mức hiện tại cho đến cuối năm.
  • NHNN tiếp tục bơm ròng tháng thứ hai liên tiếp.
  • Tín dụng phục hồi trở lại trong tháng 8/2024.

image
imageimageimage 125

Ngành Xăng Dầu – Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu lần 3

image
image23-08-2024
: PLX, OIL
: Dầu khí
: Ngan Le
Tags:  Xăng dầu Nghị định

  • Phân khúc phân phối xăng dầu nội địa chịu sự chi phối của các doanh nghiệp nhà nước từ khâu cung ứng đến bán lẻ. Trong đó các Thương nhân đầu mối lớn như PLX và OIL chiếm gần 70% thị phần bán lẻ xăng dầu cả nước. Mặc dù có sự xuất hiện của dòng xe điện, sản lượng tiêu thụ xăng dầu Việt Nam dự báo tăng trưởng hơn 4%/năm trong giai đoạn 2024 – 2050.
  • Bộ Công Thương đã công bố Dự thảo 3 (27/06/2024) Nghị định Về kinh doanh xăng dầu và thông báo trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế trong Q3/2024. Theo đó, chúng tôi cho rằng điểm tích cực ở Dự thảo đến từ (1) các cấu phần trong giá điều hành sẽ do Bộ Công Thương trực tiếp xác định và công bố thay vì phân chia giữa Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương như trước đây, giúp giảm thiểu các khâu trung gian và việc quản lý chồng chéo giữa các cơ quan, và (2) việc phản ánh các chi phí kinh doanh trong giá điều hành sẽ sát với thực tế hơn dựa theo các số liệu thương nhân cung cấp định kỳ, cũng như theo diễn biến chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng năm.
  • Giá cổ phiếu PLX và OIL diễn biến tích cực từ giữa tháng Năm đến hiện tại, phần nhiều phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng Nghị định mới tác động theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng việc đánh giá mức độ ảnh hưởng lên KQKD của doanh nghiệp sẽ chính xác hơn sau khi Bộ Công Thương công bố Nghị định mới. 

image
imageimageimage 144

Vấn đề nguồn cung vàng nguyên liệu sẽ tạo nên sự phân hóa trong ngành nữ trang

image
image22-08-2024
: PNJ
: Bán lẻ
: Quyên Nguyễn
Tags:  PNJ

  • Nữ trang thuộc ngành hàng xa xỉ phẩm và là ngành kinh doanh có điều kiện nên chịu sự quản lý chặt chẽ. Việc giá vàng trong nước biến động mạnh và thậm chí có thời điểm chênh lệch xa (giữa vàng miếng SJC) với giá vàng thế giới đã khiến cơ quan quản lý mạnh tay hơn trong việc kiểm soát xuất xứ vàng trong năm 2024.
  • Thị trường vàng trang sức đang gặp áp lực trong tìm kiếm nguồn cung vàng nguyên liệu cho sản xuất, tạo nên sự phân hóa rõ nét hơn trong ngành. Trong đó, các nhà sản xuất – kinh doanh nữ trang có thương hiệu hoặc (và) tiềm lực tài chính sẽ có khả năng ổn định nguồn cung tốt hơn, qua đó gia tăng thị phần trên thị trường trang sức bán lẻ.

image
imageimageimage 139

PC1-KQKD 2024 phục hồi nhờ mảng xây lắp, điện và khoáng sản

image
image21-08-2024
: PC1
: Tiện ích công cộng
: Thắng Hoàng
Tags:

  • PC1 ghi nhận KQKD Q2/2024 tích cực với doanh thu 3.091 tỷ VNĐ (+110% YoY) với LNST 62 tỷ VNĐ (so với lỗ 13 tỷ VNĐ trong Q2 2023) nhờ đóng góp của mảng khai khoáng mỏ niken. Lũy kế 6T 2024, doanh thu đạt 5.256 tỷ VNĐ (+77% YoY) và LNST-CĐM đạt 143 tỷ VNĐ (+71x YoY), hoàn thành 37% và 24% dự phóng của chúng tôi.
  • Cho nửa cuối năm 2024, chúng tôi dự phóng doanh thu 10.709 tỷ VNĐ (+33% YoY) và LNST-CĐM 299 tỷ VNĐ (+122% YoY) với động lực từ mảng điện. Lũy kế cả năm 2024, doanh thu ước đạt 10.225 tỷ (+31% YoY) và LNST đạt 422 tỷ (+224% YoY), tương ứng EPS 2.168 VNĐ.
  • Dựa trên phương pháp tổng các thành phần (SoTP), chúng tôi đưa ra giá mục tiêu cho cổ phiếu PC1 là 30.000 VNĐ/cp, tương đương với forward P/E 2024 là 20x và tỷ suất sinh lời đạt 2% dựa trên giá đóng cửa ngày 20/8/2024. Chúng tôi cho rằng định giá hiện tại của PC1 đã phản ánh hợp lý triển vọng phục hồi năm 2024 của doanh nghiệp.

 

image
imageimageimage 119

VHC – KQKD kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối 2024

image
image20-08-2024
: VHC
: Thủy sản
: Hiển Lê
Tags:

image
imageimageimage 143

TCB – Duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số và chất lượng tài sản cải thiện trong nửa cuối năm

image
image19-08-2024
: TCB
: Ngân hàng
: Tùng Đỗ
Tags:  TCB

  • Lũy kế nửa đầu năm, TCB ghi nhận LNTT hợp nhất đạt 15,6 nghìn tỷ đồng (+39% YoY) khi hầu hết các nguồn thu nhập ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ từ nền thấp của cùng kỳ và bù dắp cho mức tăng 113% YoY của chi phí trích lập dự phòng. Theo đó, thu nhập lãi thuần, thu nhập phí thuần, và TN ngoài lãi khác tăng trưởng lần lượt 40% YoY, 17% YoY, 32% YoY. Kết quả LNTT này hoàn 57% kế hoạch cả năm của TCB và 55% dự phóng hiện tại của chúng tôi.
  • Chất lượng tài sản suy giảm nhẹ trong Q2 khi Nợ xấu hình thành mới trong kỳ là gần 2,2 nghìn tỷ, cao hơn mức 1,8 nghìn tỷ của quý trước, dù ảnh hưởng từ CIC là thấp thấp hơn so với quý trước, đưa tỷ lệ lên NPL tăng 10 bps QoQ lên 1,28%. Phần lớn nợ xấu hình thành mới này là do diễn biến suy giảm của các khoản nợ nội bảng nhóm 2 vốn tăng đột biến trong quý trước. Mặc dù vậy, nợ nhóm 2 hình thành mới đã giảm đáng kể so với quý trước là một tín hiệu khả quan cho diễn biến nợ xấu trong giai đoạn nửa cuối năm.
  • Với diễn biến tích cực hơn kỳ vọng của NIM, các nguồn thu nhập ngoài lãi và CIR, chúng tôi điều chỉnh tăng 4% dự phóng LNTT cho năm 2024 lên 29,2 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng từ Thu nhập lãi thuần (+30% YoY), dựa trên kỳ vọng NIM dự phóng cả năm là 4,4% (+30 bps YoY) và SBV phê duyệt thêm hạn mức tín dụng cho TCB, đưa tăng trưởng tín dụng cả năm lên mức gần 19%, sẽ giúp hấp thụ tốt phần chi phí tín dụng tăng lên (1,1% trước thu hồi nợ xấu) và là động lực chính cho triển vọng lợi nhuận. Dự phóng hiện tại đang hàm ý tốc độ tăng trưởng của LNTT trong 2H-2024 là 17% YoY.
  • Chúng tôi điều chỉnh tăng 3% giá mục tiêu đối với TCB lên 28.700 VNĐ, tương đương tổng mức sinh lời kỳ vọng là 31% tại ngày 19/8/2024, duy trì khuyến nghị MUA.

image
imageimageimage 102

KDH – Bàn giao dự án Privia là điểm sáng cho doanh thu nửa cuối 2024

image
image16-08-2024
: KDH
: Bất động sản
: Giao Nguyễn
Tags:

  • Lũy kế 6T2024, tổng doanh thu và LNST công ty mẹ ghi nhận 978,5 tỷ đồng (-2,8% YoY) và 341,8 tỷ đồng (-23,6% YoY), nhờ bàn giao các sản phẩm thấp tầng dự án Classia, tương ứng hoàn thành 25% chỉ tiêu doanh thu và 43% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
  • Hàng tồn kho của KDH tiếp tục tăng trưởng quý thứ 5 liên tiếp, Q2/2024 hàng tồn kho của công ty đạt 21,5 nghìn tỷ đồng (+65,7% YoY, +5%QoQ). Trong kỳ, công ty chủ yếu đầu tư vào dự án BT – Bình Trưng Đông.
  • Cho cả năm 2024, chúng tôi ước tính tổng doanh thu và LNST-CĐM lần lượt đạt 4.704 tỷ đồng (+125% YoY) và 981 tỷ đồng (+37% YoY), với trọng điểm bàn giao dự án The Privia (Bình Tân). EPS 2024 dự kiến đạt 1.137 đồng.
  • Sử dụng phương pháp SOTP (Sum-of-the-parts), chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu là 42.000 đồng/cổ phiếu sau khi chúng tôi đưa thêm giá trị của dự án Lộc Minh vào hàng tồn kho. Tổng lợi nhuận kỳ vọng là 13% so với giá đóng cửa ngày 16/08/2024), tương đương với khuyến nghị TÍCH LŨY cho mục đích đầu tư dài hạn.

image
imageimageimage 139

Cập nhật tình hình thương mại tháng 7/2024

image
image15-08-2024
: VDS
: Vĩ mô
: My Trần
Tags:

  • Thương mại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 7/2024.
  • Tăng trưởng xuất khẩu toàn diện hơn trên nhiều mặt hàng.
  • Tỷ phần nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc tiếp tục tăng trong 7T2024.
  • Nhu cầu tích trữ hàng hoá của các nhà bán lẻ Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng.

image
imageimageimage 84

Tags

Cập nhật KQKDTriển vọng ngànhThị trường tiền tệChính sách tiền tệXuất khẩuThủy vănFEDLãi suấtLTGCMGTNHPNJKBCVSHKDHHNDVHCPHRACVTCBCập nhật ngànhBFCDPMDCMHDGVNMDBDQNSTNGACBREEFPTVĩ môThương mạiMCMNKGLHGPC1FMCELCThị trường Bất Động SảnSRCDRCCSMLốp cao suDược phẩmTRAHPGHSGSMCQTPPVDIMPMSHÔ tô và phụ tùngCập nhật kết quả kinh doanhTỷ giáNLGVCBSIPBĐS KCNBán lẻGMDCảng biểnMSNMCHMMLMSRdầu khíIDCPVTDệt mayTriển vọng 2023ĐHCĐ bất thườngKế hoạch kinh doanh tham vọngCập nhật KQKD 2023, Cổ tức hấp dẫnTrái phiếuVNZvận tải biểnHAHCập nhật ngành sữaGiá bột sữa nguyên liệumô hình định lượngbiên lợi nhuậnWMPCông ty sữa Việt NamNT2ĐiệnNikenFDIvay thế chấpKQKD Q4-2022Hàng khôngPPCVAMADoanh số bán xeCập nhật KQKD quý 4Thị trường khoanCập nhật KQKD Q4Giá thuê giàn tích cựcSCSVSCTrung Quốc mở cửaNgân hàngKQKD Q4Điện gió ngoài khơiSư Tử Trắng Lô BKQKD Q4/22ThépBán lẻ trang sức Cập nhật KQKD tháng CTGThông tin ngànhNgành CNTTHàng tiêu dùngVận tải dầu khíGiá cước tăngMở rộng đội tàuDự phóng KQKD quýĐịnh giáGhi chú ĐHCĐGiá phân giảmCập nhật KQKD 2023Cổ tức hấp dẫnVPBCập nhật KQKD Q4/22Kế hoạch 2023Cập nhật KQKD sơ bộĐHCĐ 2023OPEC+ cắt giảm sản lượngGiá dầu tích cựcđịnh giá hấp dẫnKQKD Cập nhật KQKD Q1/23ĐHCĐgiá thuê giàn tăng caoBĐSPháp lýDự ánBán hàngtiền tệKQKD Q1/2023Ngành đườnggiá phân bón giảmcổ tức cao vàngNgành tômtriển vọng 2H23NTCDự báo KQKDCập nhật KQKD 1Q23giá thức ăn chăn nuôiGiá lợn hơiNhu cầu phục hồiGiá đường tăngEl Ninongành thépđội tàu mở rộngngành hàng tiêu dùngngành sữatriển vọng 2H2023cập nhật KQKD Q2giá giàn duy trì mức caođền bù hợp đồngQ2 2023KQKD Q2/23KCNKQKD 2Q2023steelTriển vọng nửa cuối 2023Cập nhật HĐKDOPECNgadầu thôLuật KCNNgành KCNMercedes-BenzGDAlốp xe tảimùa mua sắmngành bán lẻvibQ3 2023NợBưu chínhVTP10T2023TRUNG LẬP2024thủy sảnMWG FRTNgành dầu khíDự phóng KQKDQ4-2023ANVTLGKQKD Q4/2023VDSCPILogisticstrang sứcKQKD Q1/2024Ngành dệt mayTCHGiá cổ phiếuĐại hội cổ đôngWCM1Q2024TV2Mỹ-TrungVATKQKD Q2/2024BMPVận tảiXăng dầuNghị định