Đồng tiền châu Á lao đao trước áp lực tăng giá của đồng USD

31-12-2024
: VDS
: Vĩ mô
: Võ Nguyễn Vũ Toàn
Tags:
- Kết thúc giai đoạn bình thường hoá lãi suất, Fed mở ra lộ trình mới trong cân bằng mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
- Các đồng tiền châu Á lao đao trước áp lực tăng giá của đồng USD.

Ngành Phân bón– Giá bán phân bón nội địa dự kiến giảm nhẹ hơn giá thế giới năm 2025

30-12-2024
: DCM, DPM, BFC
: Phân bón
: Hien Le
Tags:
- Giá bán phân bón nội địa dự kiến giảm theo xu thế giảm giá phân bón thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng giá phân nội địa giảm thấp hơn giá phân thế giới, cụ thể, giá phân Ure/DAP/NPK nội địa giảm lần lượt 3%/2%/2% YoY.
- Theo Hiệp hội phân bón thế giới (IFA) và Ngân hàng thế giới (World Bank), giá bán phân Ure/DAP/Kali thế giới giảm lần lượt 7%/8%/3% YoY do nhu cầu phân bón của Ấn Độ và Brazil dự kiến giảm, kết hợp với giá khí,than và nông sản (lúa, gạo) đều giảm.
- Giá phân bón nội địa kỳ vọng giảm ít hơn phân bón thế giới nhờ:
- (1) nhu cầu tăng khi thời tiết thuận lợi tại thị trường nội địa trong khi giá nông sản duy trì ở mức cao.
- (2) các nhà sản xuất trong nước tăng chi phí bán hàng tăng để giữ chân khách hàng.
- (3) luật thuế VAT nhiều khả năng chưa có hiệu lực trực tiếp trong năm 2025 do cần chờ các thông tin nghị định hướng dẫn cụ thể, do đó chưa giúp các doanh nghiệp tiết giảm được chi phí.
- (4) biến động cung cầu của từng loại phân bón trên thế giới khác nhau nên ảnh hưởng lên từng loại phân bón nội địa sẽ khác nhau.
- Biên lợi nhuận gộp ngành phân bón năm 2025 dự kiến tăng nhờ giá dầu giảm nhanh hơn giá bán phân bón nội địa, trong khi các doanh nghiệp giữ nguyên hoặc chỉ giảm nhẹ giá bán. Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng cao sẽ khiến biên lợi nhuận ròng không tăng mạnh.

Góc nhìn về giá cước vận tải từ căng thẳng địa chính trị và tuyến đường vận tải dầu khí Vịnh Hoa Kỳ - Châu Á

27-12-2024
: PVT, PVP, PDV
: Dầu khí
: Hương Lê
Tags:
- Căng thẳng địa chính trị vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong tháng qua, sản lượng hàng hóa qua Kênh Đào Suez đã giảm tới 74% so với năm 2023, chỉ còn 1,2 triệu tấn. Ngược lại, thông lượng qua Mũi Hảo Vọng đã tăng 65%, đạt gần 6,0 triệu tấn. Các cuộc tấn công của lực lượng Houthi vào Israel tại Biển Đỏ có thể dẫn đến việc tăng giá cước tàu chở dầu, trong khi quãng đường vận chuyển vẫn dài hơn. Theo dự báo của BIMCO, tình hình căng thẳng này sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2024, góp phần hỗ trợ giá cước vận tải biển.
- Sản xuất dầu gia tăng dưới chính quyền ông Trump có khả năng làm tăng lưu lượng vận chuyển từ Vịnh Hoa Kỳ đến Châu Á. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo rằng nguồn cung dầu toàn cầu sẽ tăng 1,9 triệu thùng mỗi ngày (mb/d) vào năm 2025, trong khi nhu cầu sẽ tăng từ 840.000 thùng mỗi ngày lên 1,1 mb/d, chủ yếu đến từ khu vực Châu Á.
- Việc OPEC+ duy trì các biện pháp cắt giảm sản xuất có thể giúp ổn định thị trường dầu mỏ. Trong bối cảnh này, các hãng tàu Việt Nam đang mở rộng hoạt động sang Mỹ và Châu Âu, dự báo triển vọng ngành vận tải dầu khí sẽ tiếp tục khả quan trong thời gian tới.

Nhìn lại diễn biến thị trường tiền tệ năm 2024

26-12-2024
: VDS
: Vĩ mô
: My Trần
Tags:
- Tiền đồng mất giá khoảng 4,8% trong năm 2024.
- NHNN điều tiết linh hoạt trên thị trường mở nhằm cân bằng mục tiêu ổn định lãi suất và tỷ giá.
- Lãi suất trên thị trường 1 tăng nhẹ, gắn với xu hướng tăng trưởng tín dụng.
- Tín dụng cả năm 2024 ước đạt 16%, cao hơn đáng kể so với mức tăng cung tiền.

NLG – Doanh số bán hàng năm 2025 ước tính có sự chững lại

25-12-2024
: NLG
: Bất động sản
: Giao Nguyễn
Tags:
- Cho năm 2024, chúng tôi ước tính doanh thu và LNST-CĐM của NLG lần lượt đạt 5.398 tỷ đồng (+70%YoY) và 173 tỷ đồng (-64%YoY) chủ yếu đến từ bàn giao: 1/ dự án Akari 2 (3.448 tỷ đồng), 2/ dự án Nam Long Cần Thơ (1.284 tỷ đồng).
- Doanh số bán hàng năm 2025 có sự chững lại, ước đạt 5.303 tỷ đồng do: 1/ các dự án ước tính mở bán trong năm sau phần lớn ở các thành phố vệ tinh (Cần Thơ, Long An, Đồng Nai,…), 2/ các sản phẩm thấp tầng, giá trị cao cần nhiều thời gian để hấp thụ.
- Dựa trên phương pháp định giá RNAV, giá trị hợp lý của NLG là 39.000 đồng/cổ phiếu. Kết hợp với cổ tức tiền mặt 500 đồng/cổ phiếu, tổng lợi nhuận kỳ vọng là 9% so với giá đóng cửa ngày 25/12/2024.

Ngành dệt may – Kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm tốc trong nửa đầu năm 2025

23-12-2024
: TNG, MSH, TCM, STK
: Dệt may
: Quân Cao
Tags:
- Trong tháng 11/2024, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 5,8 tỷ USD (+11% YoY, đi ngang so với tháng trước), với nhóm hàng dệt may và giày dép chiếm tỷ trọng lần lượt là 52% và 37%.
- Đối với hàng dệt may, giá trị XK giảm tốc ở các thị trường Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc. Riêng thị trường Nhật Bản tăng trưởng âm 2% YoY. Do hầu hết các hãng thời trang đều đã tăng đáng kể hàng tồn kho trong giai đoạn mùa cao điểm từ tháng 06 – 08/2024.
- Chúng tôi cho rằng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ tăng trưởng dương một chữ số trong nửa đầu năm 2025 bởi chưa có động lực để các nhà bán lẻ “mạnh tay” gia tăng hàng tồn kho và các doanh nghiệp trong nước đang chậm lại trong hoạt động tích trữ nguyên liệu sản xuất.

Đôi nét về tiêu chuẩn EU-GMP trong ngành dược – lợi ích đi cùng thách thức

20-12-2024
: IMP
: Dược phẩm
: Quyên Nguyễn
Tags:
- Trong số các tiêu chuẩn GMP, WHO-GMP là tiêu chuẩn phổ biến nhất tại VIệt Nam tuy hiện đã không còn là tiêu chuẩn đáng tin cậy do những quy định không sâu về các tiêu chí kỹ thuật và các tiêu chuẩn đánh giá và thẩm định thường không đồng nhất giữa các nước. Các tiêu chuẩn như EU-GMP, Japan-GMP, PIC/S-GMP được đánh giá cao hơn và trở thành tiêu chí trọng yếu trong cuộc đua “nâng chuẩn” tại Việt Nam.
- Việc thực hiện tiêu chuẩn cao như EU-GMP mang lại nhiều lợi ích (cho doanh thu và lợi nhuận cao hơn, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, vận hành hiệu quả và an toàn hơn, nâng cao định vị thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh khi đấu thầu kênh ETC) nhưng cũng đặt ra những thách thức cho DN để có thể đáp ứng (chi phí và thời gian đầu tư không nhỏ, việc duy trì tiêu chuẩn EU-GMP đòi hỏi cả ý chí lẫn khả năng quản lý cao hơn của DN)
- Các doanh nghiệp đã có sẵn dây chuyền sản xuất theo chuẩn EU-GMP hoặc tương đương sẽ có lợi thế cạnh tranh khi đấu thầu kênh ETC nhờ vào định hướng ưu tiên thuốc sản xuất trong nước tiêu chuẩn cao của Nhà nước. Trong các doanh nghiệp niêm yết, các DN sau sẽ có lợi thế cạnh tranh, bao gồm: IMP, DHG, PME. Ngoài ra, DBD là doanh nghiệp đã và đang có nhiều dự án nâng chuẩn EU-GMP và DHT hiện cũng đã xây dựng xong nhà máy dược phẩm mới tại KCN cao Hòa Lạc (Hà Nội) theo tiêu chuẩn Japan-GMP và đang chờ thẩm định

OCB – KQKD 2024 sụt giảm mạnh và chất lượng tài sản suy yếu

19-12-2024
: OCB
: Ngân hàng
: Trang Tô
Tags:
- LNTT 9T-2024 đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (-35% YoY), mới hoàn thành 30% kế hoạch LNTT đầu năm mà OCB đã đề ra (khoảng 6,8 nghìn tỷ đồng). LNTT 9T-2024 sụt giảm mạnh chủ yếu do Thu nhập ngoài lãi khác suy giảm, -54% YoY và Chi phí trích lập dự phòng tăng đột biến trong kỳ, +98,7% YoY.
- Dự phóng LNTT Q4-2024 đạt 614 tỷ đồng, tích cực hơn kết quả của Q3 (440 tỷ dồng) và tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước (220 tỷ dồng). Trong đó, Thu nhập lãi thuần là động lực tăng trưởng chính (tăng trưởng tín dụng Q4 kỳ vọng 14,7% YTD, tăng mạnh so với kết quả Q3, tuy nhiên NIM bị thu hẹp còn 2,9%), và chi phí trích lập dự phòng hạ nhiệt -21,5% YoY tương ứng với tỷ lệ chi phí tín dụng của Q4 là 0,4% (Q4-2023: 0,8%).
- LNTT 2024F của OCB đạt 3,1 nghìn tỷ dồng, giảm 23,5% YoY do các yếu tố sau: (1) thu nhập từ kinh doanh chứng khoán đầu tư ghi nhận lỗ 170 tỷ, (2) chi phí trích lập dự phòng tăng đột biến (+36,3%) và (3) thu nhập từ hoạt động dịch vụ tiếp tục suy yếu (-29,1%).
- Chúng tôi sẽ cập nhật kết quả định giá trong báo cáo sau.

PC1-KQKD 2024 phục hồi nhờ mảng xây lắp, điện và khoáng sản

18-12-2024
: PC1
: Tiện ích công cộng
: Thắng Hoàng
Tags:
- Mảng xây lắp điện tiếp tục giữ được sự ổn định dù tiến độ đầu tư nguồn điện đang bị chậm so với quy hoạch. Trong Q4/2024, PC1 đã trúng nhiều gói thầu xây lắp điện với tổng giá trị hơn 2.300 tỷ VNĐ.
- KQKD 2024 tăng trưởng mạnh nhờ mảng điện và mảng khai khoáng. Chúng tôi dự phóng doanh thu đạt 9.596 tỷ VNĐ (+23% YoY) và LNST 486 tỷ VNĐ (+247% YoY).
- Chúng tôi cho rằng KQKD 2025 PC1 sẽ ổn định với doanh thu 9.144 tỷ VNĐ (-5% YoY) và LNST-CĐM 518 tỷ VNĐ (+7% YoY). Mặc dù triển vọng các mảng xây lắp, điện và BĐS của PC1 bắt đầu sáng sủa hơn, nhưng tăng trưởng LNST chậm do KQKD kém khả quan của mảng khai thác khoáng sản (Niken).
- Dựa trên phương pháp tổng các thành phần (SoTP), chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu là 26.500 VNĐ/cp, tương đương với forward P/E 2024 là 17x và tỷ suất sinh lời đạt 17% dựa trên giá đóng cửa ngày 17/12/2024.

Xu hướng sữa nước Việt Nam – Chỗ đứng của các doanh nghiệp thuần sữa bò tươi 100% ngày càng cao

17-12-2024
: VNM
: Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
: Hưng Nguyễn
Tags:
- Thị trường sữa nước bao gồm có 3 loại: sữa hoàn nguyên, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng. Người dân tại các quốc gia phát triển chủ yếu tiêu thụ sữa bò tươi chủ yếu thay vì sữa hoàn nguyên phổ biến tại các quốc gia kém/đang phát triển.
- Tại Việt Nam – quốc gia đang phát triển, chúng tôi nhận thấy xu hướng tăng tiêu dùng các sản phẩm từ sữa bò tươi khi người tiêu dùng ngày càng khắt khe với nguồn gốc nguyên liệu sản xuất và chất lượng sản phẩm, cho rằng các sản phẩm sữa hoàn nguyên đã qua nhiều công đoạn xử lý nên hàm lượng dinh dưỡng sụt giảm. Các nhà sản xuất sữa vì thế cũng chuyển dịch sang sản xuất nhiều loại sữa tươi hơn.
- Xét về cổ phiếu ngành sữa trong danh sách theo dõi của chúng tôi – Vinamilk (HSX: VNM), VNM đã và đang giới thiệu thêm những sản phẩm sữa tươi từ bò thuần khiết nông trại chất lượng cao với các sản phẩm GreenFarm, 100% Organic… dựa trên tăng số lượng đàn bò qua các năm, VNM cũng đã sát nhập MCM, 1 thương hiệu sữa giàu truyền thống từ năm 1958 với đàn bò khai thác gần 27.000 con tại khu vực phía bắc. Tuy nhiên, biên LN gộp VNM vẫn phụ thuộc nhiều vào diễn biến bột sữa nguyên liệu, do VNM có ngành hàng sữa công thức trẻ em nên một phần danh mục sản phẩm vẫn chịu ảnh hưởng.
- Trong các năm tới, VNM sẽ tiếp tục nỗ lực gia tăng nguồn sữa tươi từ bò hơn như một hướng đi lấy lại thị phần đã mất trong mảng sữa nước. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ tiến độ phát triển của nguồn sữa này khi đây là yếu tố tiên quyết tới triển vọng tăng trưởng Công ty trong trung hạn.

Ngành thép 2024 – Sản lượng hồi phục tích cực

16-12-2024
: HPG, HSG, NKG
: Nguyên vật liệu
: Đỗ Thạch Lam, CFA
Tags: GDA
- Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi về sản lượng của thị trường thép xây dựng Việt Nam, khi sản lương tiêu thụ ghi nhận mức tăng trưởng tương đối tốt và đạt 15,8% YoY, hỗ trợ bởi sự phục hồi của hoạt động xây dựng dân dụng và hạ tầng. Các sản phẩm thép dẹt cho hoạt động xây dựng (Tôn mạ, ống thép) duy trì tăng trưởng sản lượng, ngoài từ nhu cầu nội địa còn ghi nhận nhu cầu từ thị trường nước ngoài, (các thị trường lớn bao gồm ASEAN, EU và Hoa Kỳ).
- Thép cuộn cán nóng ghi nhận sản lượng tương đương so với năm 2023, trong đó thị trường nội địa (chiếm 62% tổng sản lượng) gặp sức ép cạnh tranh từ HRC Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam; thị trường xuất khẩu cũng gặp khó khăn do các hoạt động phòng vệ thương mại tại thị trường EU trong nửa cuối năm 2024.
- Trước những rủi ro liên quan đến việc Trung Quốc tăng xuất khẩu các sản phẩm thép sang các thị trường, Bộ Công Thương (BCT) đã có các biện pháp điều tra chống bán phá giá (CBPG) để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, với: 1/ Quyết định số 1535/QĐ-BCT (AD19) với các sản phẩm tôn mạ có xuất xứ từ TQ và Hàn Quốc; 2/ Quyết định số 1985/QĐ-BCT (AD20) với các sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ TQ và Ấn Độ. Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi cho rằng thuế bán phá giá (tạm thời) sẽ được áp cho sản phẩm thép dẹt (HRC, tôn mạ) trong quý 1/2025.

Cập nhật tình hình thương mại 11T2024

13-12-2024
: VDS
: Vĩ mô
: My Trần
Tags:
- Tăng trưởng xuất khẩu chậm lại trong quý 4/2024.
- Nhìn lại xu hướng tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu chính trong năm 2024 và triển vọng năm 2025.