Ảnh hưởng của La Nina lên bức tranh điện lực Việt Nam trong năm 2025

12-03-2025
: POW
: Năng lượng
: Nguyễn Đức Chính
Tags: POW
- Hiệu suất hoạt động của các nhà máy thủy điện phụ thuộc nhiều vào điều kiện thủy văn. Trong năm 2024, chu kỳ El-Nino đầu năm đã ảnh hưởng tiêu cực đến thủy điện, nhưng chu kỳ La-Nina sau đó đã giúp sản lượng thủy điện cả năng tăng 9% YoY, đồng thời giảm nhu cầu huy động điện than và điện khí.
- Trong năm 2025, chu kỳ La Nina có thể kéo dài đến tháng 6-7 năm 2025 trước khi chuyển về chu kỳ trung tính. Điều kiện này có thể hỗ trợ sự hồi phục sản lượng của các nhà máy thủy điện, đặc biệt trong nửa đầu năm 2025,
- Trong năm 2024, sản lượng nhóm thủy điện tăng 9% YoY, nhưng doanh thu của các doanh nghiệp thủy điện trên sàn lại giảm 13%. Phân hóa doanh thu đến từ lượng nước về hồ với các doanh nghiệp miền Bắc được hưởng lợi trong khi các doanh nghiệp miền Trung và miền Nam gặp khó khăn. Trong năm 2025, các doanh nghiệp thủy điện miền Bắc sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ kỳ vọng thủy văn ở miền Bắc vẫn thuận lợi.
- Trong năm 2024, sản lượng của nhóm nhiệt điện than tăng 18% YoY, nhưng doanh thu của bốn công ty thuần điện than trên sàn chỉ tăng 5% YoY khí hậu thay đổi ở khu vực phía Bắc. Dự kiến năm 2025, sản lượng nhiệt điện than sẽ tăng trưởng khoảng 10%, nhờ khả năng cung cấp điện giá rẻ và ổn định, phù hợp với dự báo tăng trưởng toàn hệ thống là 12.2%.

Luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu - Nhân tố quan trọng trong tham vọng tăng trưởng cao

11-03-2025
: VDS
: Dịch vụ tài chính
: Hưng Lê / Tùng Đỗ
Tags:
- Nghị quyết 42/2017/QH14 (NQ 42), cung cấp cơ chế thí điểm để xử lý nợ xấu, bao gồm quyền thu giữ tài sản với sự hỗ trợ từ cảnh sát và chính quyền địa phương nhằm rút ngắn thời gian và giảm chi phí xử lý TSBĐ đồng thời bảo vệ quyền chủ nợ, đã hết hiệu lực từ 31/12/2023.
- Theo SBV, NQ 42 đã tác động tích cực trong việc khuyến khích khách hàng tự trả nợ và thúc đẩy quá trình xử lý, bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Mặt khác, việc triển khai NQ 42 vẫn còn tồn tại các vấn đề về thiếu dữ liệu tài sản bảo đảm, thủ tục rút gọn khó thực hiện, sự không thống nhất với Luật Đất đai, và thiếu hướng dẫn về hoàn trả tài sản bảo đảm trong các vụ án hình sự.
- Đề xuất luật hóa Nghị quyết 42: Việc luật hóa sẽ giúp xóa bỏ khoảng trống pháp lý, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thông qua xử lý TSBĐ, giảm chi phí xử lý nợ xấu, hiện chiếm khoảng 4,6% tổng tín dụng nền kinh tế và gây ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản và tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế.
- Các chính sách và giải pháp luật hóa: 1/Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm: Giúp các tổ chức tín dụng thu hồi nợ nhanh hơn và giảm chi phí xử lý, 2/luật hóa kê biên tài sản bảo đảm: Tránh kê biên tài sản cho các nghĩa vụ khác, bảo vệ quyền lợi của các tổ chức tín dụng, 3/luật hóa hoàn trả tài sản bảo đảm trong vụ án hình sự và vi phạm hành chính: Đảm bảo việc xử lý tài sản hiệu quả, tránh thiệt hại.

Ngành thép – Các biện pháp bảo hộ và xu hướng chuyển dịch của các nhà sản xuất

10-03-2025
: HPG, HSG, NKG
: Nguyên vật liệu
: Đỗ Thạch Lam, CFA
Tags: GDA
- Năm 2024, thị trường xuất khẩu là thị trường trọng điểm của Việt Nam, khi thép thành phẩm xuất khẩu đạt 8 triệu tấn (tương đương so với năm 2023), trong đó các sản phẩm thép dẹt chiếm 75% sản lượng xuất khẩu. Sản lượng tôn mạ xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng và đạt 3 triệu tấn (+36,4% YoY), gần tương đương với sản lượng xuất khẩu năm 2021 là 3,3 triệu tấn – mức cao nhất trong giai đoạn 2018-2023.
- Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh ngành thép thế giới chưa phục hồi rõ ràng đã cho thấy một số rủi ro, khi một số thị trường nhập khẩu lớn thực hiện các biện pháp điều tra chống bán phá giá (CBPG) trong nửa cuối năm 2024 và đầu năm 2025
- Trong tháng 02/2025, BCT đã có kết quả điều tra và áp thuế sơ bộ với các sản phẩm thép cán nóng (AD20) có xuất xứ từ TQ, đảm bảo khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất thép cán nóng (HPG, FHS,…) tại thị trường nội địa. Đối với kết quả điều tra AD19, chúng tôi duy trì kỳ vọng sẽ có kết quả sơ bộ trong quý 1/2025, qua đó đảm bảo các nhà sản xuất thép dẹt (HRC, tôn mạ,…) có thể chuyển các đơn hàng sang thị trường nội địa, giảm rủi ro từ các biện pháp bảo hộ tại thị tường xuất khẩu.

Cập nhật thị trường tàu vận tải dầu khí: Có sự phân hóa ở các phân khúc

07-03-2025
: PVT, PDV, PVP
: Dầu khí
: Hương Lê
Tags:
- Chúng tôi kỳ vọng thị trường tàu chở dầu thô sẽ có sự cải thiện nhẹ nhờ vào các lệnh trừng phạt và tăng trưởng sản lượng từ OPEC+. Tuy nhiên, nếu tình hình Nga-Ukraine ổn định, sự cải thiện này có thể hạ nhiệt dần. Phân khúc vận tải xăng dầu thành phẩm dự kiến sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn cung tàu trong năm nay, gây áp lực lên giá cước trong trung hạn.
- Thị trường tàu vận tải hóa chất được đánh giá tích cực trong thời gian tới. Sự hạn chế từ xu hướng chuyển đổi "swing tonnage" sẽ giúp giảm bớt áp lực cạnh tranh và giữ giá cước vận chuyển ở mức tốt.
- Đối với thị trường vận tải LPG, chúng tôi kỳ vọng hoạt động gia tăng xuất khẩu LPG tại Mỹ và OPEC+ tăng sản lượng dầu sẽ là những yếu tố hỗ trợ tích cực trong nửa cuối năm, giúp giá cước duy trì ở mức trung bình dài hạn.
- Triển vọng thị trường tàu hàng rời năm 2025 dự báo sẽ chững lại do tăng trưởng nhu cầu tàu bị ảnh hưởng bởi nhập khẩu hàng rời của Trung Quốc không đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ như giai đoạn 2023-2024. Khả năng đạt được thỏa thuận ngừng bán giữa Israel và Hamas cũng là một yếu tố cần lưu ý.

Ngành Phân bón – Tác động của giá khí đến ngành phân bón

06-03-2025
: DCM, DPM
: Phân bón
: Hien Le
Tags:
- Việc theo dõi giá khí thế giới là yếu tố quan trọng để dự báo giá phân Urea tại Việt Nam, trong khi giá dầu Brent lại có vai trò quyết định trong việc dự báo giá khí nội địa cho sản xuất phân Ure. Nếu giá khí thế giới có xu hướng giảm, đà tăng giá phân Urea thế giới trong ngắn hạn cũng sẽ bị kìm hãm.
- Giá phân Ure nội địa chịu ảnh hưởng lớn từ giá phân bón thế giới, với mức độ tương quan lên đến 0,9 từ 2019-2024.
- Giá Urea thế giới có mối liên hệ mật thiết với giá khí tự nhiên, bởi chi phí khí chiếm khoảng 70-80% tổng chi phí nguyên liệu. Khi giá khí tăng, các doanh nghiệp sản xuất Urea sẽ điều chỉnh giá bán theo. Hệ số tương quan giữa giá khí TTF và giá phân Ure tại các khu vực như Ấn Độ, Biển Đen, Trung Đông, Ai Cập, Indonesia đều trên 0,78 trong giai đoạn 2013- tháng 3/2025.
- Dự báo giá khí TTF giảm dần có thể gây áp lực lên đà tăng giá phân bón trong thời gian tới.
- Các doanh nghiệp như DCM và DPM dựa vào giá dầu Brent làm thước đo chính để theo dõi biến động giá khí đầu vào. Nguyên nhân là do họ mua khí từ PVN với mức giá được xác định dựa trên Brent và giá dầu FO, thay vì theo giá khí quốc tế như nhiều doanh nghiệp toàn cầu khác. Chính vì vậy, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp phân bón Việt Nam thường biến động mạnh hơn so với các công ty quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn 2022-2023.

MSB – KQKD Q4/2024 tích cực với NIM mở rộng và thu nhập từ thu hồi nợ xấu gia tăng đáng kể

05-03-2025
: MSB
: Ngân hàng
: Trang Tô
Tags:
- LNTT Q4/24 hơn 2 nghìn tỷ, tăng trưởng vượt trội (+65% QoQ và +230% YoY) trên mức nền thấp của Q3/24 và cùng kỳ năm trước, với động lực đến từ (1) NIM (Q) mở rộng đáng kể lên 4,2% (+84 bps QoQ, +26 bps YoY), (2) tín dụng trong Q4/24 đạt 18,9% YTD (Q3/24: 14,2% YTD) với sự đóng góp chính từ cho vay bán lẻ, (3) các nguồn thu nhập ngoài lãi, ngoại trừ thu nhập phí giảm 15%, đều ghi nhận kết quả tích cực hơn quý trước.
- LNTT cả năm 2024 đạt 6,9 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18% YoY và hoàn thành kế hoạch đã đề ra trước đó (6,8 nghìn tỷ đồng) nhờ (1) NIM mở rộng 45 bps YoY, tăng trưởng tín dụng tích cực 18,9% và (2) thu nhập từ hoạt động thu hồi nợ xấu hơn 1,3 nghìn tỷ đồng (gấp 8 lần svck).
- Chất lượng tài sản có cải thiện khi quy mô nợ xấu hình thành ròng chỉ hơn 200 tỷ đồng (mức thấp nhất kể từ Q3/22), trong khi đó dư nợ nhóm 2 giảm 1,1 nghìn tỷ, cho thấy nhiều khả năng một phần nợ nhóm 2 đã được chuyển về nhóm nợ đủ tiêu chuẩn. Nợ xấu nội bảng giảm 200 tỷ đồng so với quý trước, đưa tỷ lệ NPL (cho vay KH) giảm 30 bps QoQ về 2,6%.
- Cho năm 2025, MSB đưa ra kế hoạch LNTT mục tiêu 8 nghìn tỷ đồng (+16% YoY), mức tăng trưởng thấp hơn 2024 (+18% YoY) nhiều khả năng do tăng chi phí đầu tư cho chuyển đổi số, trong khi các nguồn thu nhập dự kiến tăng trưởng tích cực.

Xe MG – Câu chuyện thành công 2024 và dư địa tăng trưởng tham chiếu với thị trường Thái Lan

04-03-2025
: HAX
: Bán lẻ
: Hưng Nguyễn
Tags:
- MG đã có một năm 2024 cực kỳ bức phá với doanh số bán xe tăng trưởng +242% YoY, đạt 13.117 xe, vượt xa mức tăng trưởng chung của ngành ô tô (+2,5% YoY, theo VAMA), vốn đang trong thời kỳ ảm đạm suốt 5 năm qua.
- Bí quyết thành công xuyên suốt năm 2024 của MG nằm ở ba lựa chọn đúng: (1) lựa chọn thị trường liên tỉnh cấp 2-3, (2) chiến lược giá rẻ, (3) xây dựng mạng lưới show room dày đặc, len lỏi trong dân với tiêu chuẩn 3S, (4) hỗ trợ nhà phân phối để tạo lợi thế phân phối so với đối thủ khác.
- Mặc dù có những thành công vượt trội trong năm 2024, chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng của MG sẽ giảm tốc dần trong tương lai so với nền cao 2024 (+242% YoY) do miếng bánh ngành khó to ra đi kèm thị phần dâng cao về mức giới hạn (4,0%, tham chiếu từ thị trường thành công nhất của MG – Thái Lan). Đặc biệt, lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ hy sinh biên lợi nhuận của MG khó duy trì lâu dài trong bối cảnh nhiều ông lớn khác gia nhập vào thị trường như BYD, Vinfast, Lynk&Co, Wuling… cũng đang có các chiến lược cạnh tranh về giá và chính sách bán hàng.
- Liên quan đến HAX - cổ phiếu trong danh sách theo dõi của chúng tôi liên quan đến câu chuyện xe MG. Chúng tôi cho rằng HAX cũng sẽ giảm tốc tốc độ tăng trưởng liên quan tới phân phối xe MG tương tự tăng trưởng doanh số của hãng và thị phần đạt mức giới hạn của nhà phân phối này (~32%)
- Ngoài ra, chúng tôi nghi ngờ khả năng duy trì mức biên lợi nhuận phân phối xe MG ở mức cao hơn trung bình ngành như hiện này HAX đang nhận được (GĐ 2023-24), hàm ý đây có thể là rủi ro giảm giá cho cổ phiếu HAX. Chúng tôi khuyến nghị NĐT nên theo dõi chặt chẽ yếu tố này cho triển vọng 2025.

CTG – Sự cải thiện trong nhu cầu tín dụng và chất lượng tài sản củng cố triển vọng tăng trưởng tích cực trong 2025

03-03-2025
: CTG
: Ngân hàng
: Tung Do
Tags:
- LNTT 4Q24 đạt 12,2 nghìn tỷ đồng (+59% YoY) và LNTT cả năm 2024 là 31,7 nghìn tỷ đồng(+27% YoY). Trong khi Tổng TNHĐ tăng trưởng phù hợp với TN lãi thuần và tăng trưởng tín dụng (16,9%), tăng trưởng lần lượt 15% YoY trong 4Q24 và 16% YoY trong cả năm 2024, CP tín dụng giảm mạnh 45% YoY trong 4Q24 là yếu tố chính thúc đẩy LNTT của CTG trong 4Q24 và cả năm 2024.
- Chúng tôi đánh giá KQKD 4Q24 của CTG là tích cực với sự cải thiện đáng kể về hiệu quả sử dụng vốn ROE nhờ các yếu tố (1) chất lượng tài sản tiếp tục xu hướng cải thiện khả quan, vốn phù hợp với kỳ vọng trước đó của chúng tôi, đi kèm với chi phí tín dụng giảm; (2) công tác thu hồi và xử lý nợ xấu hiệu quả dựa trên mô hình xử lý nợ tập trung; (3) gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ với lãi suất cạnh tranh; (4) kiểm soát chi phí hoạt động.
- Chúng tôi cập nhật dự phóng 2025 với LNTT sau điều chỉnh tăng 19% so với dự phóng trước, phản ánh tiềm năng tăng trưởng tín dụng tốt hơn kỳ vọng trước đó và giảm chi phí tín dụng dựa trên khả năng chất lượng tài sản cải thiện khả quan hơn sau một thời gian dài trích lập thận trọng. LNTT dự phóng 2025 đạt 41,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 30% YoY.
- Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với CTG với mức giá mục tiêu mới là 49.000 đồng/cổ phiếu, điều chỉnh tăng 9% so với giá mục tiêu trước và tương ứng với tổng mức sinh lời kỳ vọng là 19%.

SCS – Sở hữu vị thế tốt để trở thành đơn vị khai thác nhà ga hàng hóa tại Sân bay Long Thành

28-02-2025
: SCS
: Hàng không
: Cao Ngọc Quân
Tags: Hàng không SCS
- Sân bay quốc tế Long Thành sẽ có hai nhà ga hàng hóa thuộc hai dự án thành phần 3 và 4, thuộc hai chủ đầu tư khác nhau là Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam – CTCP (Upcom: ACV) và Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT).
CTCP dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (HSX: SCS) đang quan tâm đến nhà ga hàng hóa số 1 thuộc dự án thành phần 3 tại LTIA. Dựa theo các thông lệ quốc tế, chúng tôi đánh giá tiềm năng để SCS trở thành đơn vị khai thác tại đây là khả thi.

AGG – Doanh nghiệp có quỹ đất tiềm năng nhưng cần thời gian để hiện thực hóa doanh thu

27-02-2025
: AGG
: Bất động sản
: Giao Nguyễn
Tags: AGG
- Kết quả kinh doanh 2024 ghi nhận tăng trưởng khi tiếp tục bàn giao các sản phẩm còn lại tại dự án Westgate (Bình Dương) và Standard, khi thị trường Bất động sản phía Nam bắt đầu có những tín hiệu hồi phục, với doanh thu và LNST_CĐM lần lượt tăng 50,83% và 69,7% YoY. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh năm 2025 dự kiến có sự sụt giảm, khi công ty dự kiến ghi nhận 800 tỷ đồng (-58% YoY) doanh thu, chủ yếu đến từ việc bàn giao các sản phẩm còn lại của các dự án The Sóng, Westgate và Standard
- Dụ án The Gió Riverside là động lực tăng trưởng cho AGG giai đoạn từ 2027-2029 với tổng doanh thu bàn giao ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng.
- AGG sở hữu quỹ đất tiềm năng tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, là tiền đề cho sự tăng trưởng dài hạn của công ty. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy công ty cần thêm thời gian để hoàn thiện pháp lý, triển khai và thực hiện hóa doanh thu.

HDB – KQKD Q4/2024 kém khả quan khi chất lượng tài sản bất ngờ suy giảm

26-02-2025
: HDB
: Ngân hàng
: Trang Tô
Tags:
- LNTT hợp nhất Q4/24 đạt hơn 4 nghìn tỷ đồng (-7% YoY), thấp hơn mức dự phóng trước đó (4,6 nghìn tỷ đồng), đến từ (1) CP dự phòng +68% QoQ và +47% YoY sau khi nợ xấu tăng mạnh bất ngờ 1,9 nghìn tỷ đồng, (2) CP hoạt động +20% QoQ và +35% YoY khi ngân hàng tăng cường chi phí cho nhân sự. LNTT hợp nhất cả năm 2024 ghi nhận hơn 16,7 nghìn tỷ đồng (+29% YoY), trong đó LNTT của NH mẹ đạt 15,7 nghìn tỷ đồng (+23% YoY) và HDSaison đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (+84% YoY).
- KQKD Q4/24 HDB nhìn chung kém khả quan khi (1) nguồn thu nhập khác từ hoạt động tín dụng tăng đột ngột trở lại bù đắp cho sự sụt giảm của lãi suất cho vay bình quân và (2) chất lượng tài sản suy giảm bất ngờ và có thể tiếp tục đáng ngại trong 2025 khi nợ nhóm 2 tăng mạnh đột biến). Những diễn biến này đang tạo ra các rủi ro giảm cho dự phóng về NIM và chi phí tín dụng trong năm 2025.
- Năm 2025, HDB đặt mục tiêu LNTT tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực khoảng 25% YoY thông qua tăng trưởng tín dụng kỳ vọng cao hơn 2024, bên cạnh đó là tiếp tục kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới ngưỡng 2% (2024: 1,9%).
- Giá mục tiêu của cổ phiếu HDB hiện tại là 24.300 VNĐ. Chúng tôi sẽ cập nhật dự phóng 2025 và đánh giá chi tiết hơn trong các báo cáo tới.

CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THÁNG 02/2025: ỔN ĐỊNH DẦN VỀ CUỐI THÁNG

25-02-2025
: VDS
: Vĩ mô
: My Trần
Tags:
- Xu hướng hút ròng là chủ đạo trên thị trường mở trong tháng 02 do một lượng lớn từ kênh cho vay cầm cố đáo hạn. Từ ngày 01-21/02/25, NHNN hút ròng khoảng 38,0 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở.
- Lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có nhịp tăng mạnh trong nửa đầu tháng nhưng sau đó đã ổn định trở lại. Tại ngày 21/02, lãi suất cho vay qua đêm VND là 3,98%/năm, không thay đổi nhiều so với cuối tháng 01.
- Đồng USD đã không thể tăng giá kể từ khi Trump nhậm chức đến nay và có nhịp điều chỉnh khá giống giai đoạn Trump 1.0. Hiện tại, sự bất định trong chính sách thuế quan sẽ vẫn ở mức cao trong khi các kế hoạch về thuế quan có thể sẽ được hoàn thiện trong những tháng tới. Cùng với đó, lập trường chính sách thận trọng của Fed về việc thực hiện các đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo sẽ có thể tiếp tục hỗ trợ cho đồng đô la Mỹ.
- Diễn biến nổi bật nhất đối với tỷ giá USDVND trong tháng qua là việc NHNN liên tiếp điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm đồng thời thay đổi giá mua-bán USD tại Sở giao dịch. Hàm ý: NHNN đang chọn một cách tiếp cận mang tính thị trường hơn và linh hoạt hơn đối với việc điều hành tỷ giá đồng thời có thể coi đây là biện pháp nhằm bảo toàn dự trữ ngoại hối.
- Một số định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2025:
- NHNN đã nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên 16%, cao hơn mức tăng 15,1% trong năm 2024.
- Việc Chính phủ nới lỏng mục tiêu lạm phát lên mức 4,5-5,0% có thể gián tiếp ảnh hưởng đến định hướng điều hành cung tiền/tín dụng trong năm 2025.
- Vấn đề điều hành lãi suất và tỷ giá được coi là nhiệm vụ khó khăn và thách thức
