Ngành dệt may Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh ở thị trường Mỹ và nội địa 07-06-2024: TNG, MSH, STK : Dệt may : Hiển Lê Tags:
Quy mô ngành dệt may toàn cầu ước tính tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 4% giai đoạn 2022-2030 với tốc độ tăng trưởng cao ở thị trường Trung Quốc và Canada trong khi các thị trường khác duy trì ở mức 3%. Tốc độ tăng trưởng CAGR 2021-2023 xuất khẩu của các mặt hàng may mặc và chăn ga được dự báo ở mức 4% cao hơn các mặt hàng sợi, vải và khác. Cho giai đoạn 2024-2030, chúng tôi kỳ vọng ngành dệt may Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn mức tăng kép 4% của thế giới nhờ chiếm được thị phần của Trung Quốc ở thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ cao như TNG, MSH sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, trong dài hạn, Việt Nam sẽ khó chiếm thị phần tại Mỹ do lợi thế cạnh tranh giảm. Đối với thị trường nội địa, theo số liệu của Bộ Công thương, doanh thu bán lẻ dệt may Việt Nam năm 2023 đạt 246 nghìn tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2018 – 2023 là 6%. Theo số liệu của Euromontior, tốc độ tăng trưởng kép doanh thu bán lẻ dệt may và mở rộng cửa hàng thời trang tại Việt Nam cho giai đoạn 2022-2027 là 3,8%/2,1%. Mảng OBM (tự xây dựng thương hiệu riêng) tại Việt Nam có cạnh tranh khốc liệt với đối thủ nước ngoài khi người tiêu dùng có xu hướng mua thương hiệu nước ngoài và nhu cầu mua online ngày càng tăng. Thị trường nội địa phân hóa mạnh mẽ với thị phần của các hãng thời trang đều dưới 3%. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể tham gia mảng OBM nếu có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu nổi tiếng và đẩy mạnh bán hàng online với mẫu mã đa dạng phù hợp người tiêu dùng.
DPM – VAT đầu vào được khấu trừ giúp gia tăng lợi nhuận 2025 06-06-2024: DPM : Phân bón : Ngan Le Tags: DPM VAT KQKD Q2/2024
Q1/2024, doanh thu mảng Ure/ NPK tăng trưởng lần lượt 17% YoY/ 23% YoY, bù đắp cho sự sụt giảm doanh số từ hàng nhập khẩu (Kali), giúp doanh thu thuần đạt 3.307 tỷ đồng (+1% YoY). Nhờ chi phí nguyên vật liệu đầu vào hạ nhiệt, kinh doanh NPK và hàng nhập khẩu có lãi gộp (2% đến 5%), dẫn dắt biên lợi nhuận gộp tăng lên 18% so với 16% trong 2023. Tuy nhiên LNST cổ đông công ty mẹ (CĐCTM) 2024 tương đương năm ngoái, đạt 264 tỷ đồng, do chi phí BH&QLDN tăng thêm. Cho Q2/2024 chúng tôi ước tính doanh thu và LNST lần lượt là 2.841 tỷ đồng (-23% YoY) và 276 tỷ đồng (+162% YoY). Lũy kế cả năm 2024, ước tính doanh thu 13.809 tỷ đồng (+2% YoY) với giả định giá bán và sản lượng Ure không đổi so với 2023, và LNST CĐCTM tăng 55% YoY lên 826 tỷ đồng nhờ mảng NPK và Kali có lãi gộp sau khi kinh doanh kém hiệu quả trong 2023. EPS tương ứng là 2.094 đồng. Giá cổ phiếu DPM đã tăng hơn 24% từ mức đáy trong tháng Tư, phần nhiều phản ánh kỳ vọng tích cực của NĐT về khả năng Luật thuế VAT sửa đổi sẽ được thông qua trong kỳ họp Quốc hội tháng Mười theo chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp. Theo ước tính của chúng tôi, nếu Luật thuế VAT được thông qua như kỳ vọng, LNST năm 2025 sẽ tăng hơn 50% so với kịch bản không thông qua (với giả định giá và sản lượng bán không đổi). Theo kịch bản này, giá hợp lý theo phương pháp dòng tiền (DCF) là 47.500 đồng/CP, so với giá trị hợp lý 38.500 đồng (theo DCF) ở kịch bản không thông qua. Giá cổ phiếu DPM có độ nhạy cao với thông tin luật thuế VAT sửa đổi, trong khi đây không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, chúng tôi cho rằng NĐT có thể kiên nhẫn chờ thêm những thông tin xác thực hơn về vấn đề Luật thuế VAT sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp tháng Năm trước khi ra quyết định đầu tư ở cổ phiếu này.
Thị trường sữa Việt Nam – Tăng trưởng chung của ngành chậm lại trong dài hạn 05-06-2024: VNM : Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá : Hưng Nguyễn Tags: VNM
Tiêu thụ sữa Việt Nam tiếp tục yếu trong Q1-2024 với mức giảm 2,8% YoY do tâm lý tiêu dùng ảm đạm từ cuối năm 2022 đến nay. Trong giai đoạn 2024-28, tốc độ tăng trưởng doanh số thị trường sữa sẽ chậm lại do mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ngày càng cao so với các nước châu Á và tỷ lệ sinh giảm ở Việt Nam. Lợi nhuận năm 2024 của các công ty sữa sẽ được hưởng lợi từ xu hướng giảm giá của sữa bột nguyên liệu, tuy nhiên sẽ bị bù trừ bởi tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm tốc và CPBH & QLDN/doanh thu tăng do cạnh tranh gay gắt.
Ngành thép nửa đầu 2024 – Sản lượng bán hàng hồi phục 04-06-2024: HPG, HSG, NKG : Nguyên vật liệu : Đỗ Thạch Lam, CFA Tags: GDA
Trong quý 1/24, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đi ngang so với cùng kỳ khi các dự án BĐS dân dụng (lĩnh vực tiêu thụ chính) chưa được đẩy mạnh triền khai bán hàng/xây dựng. Đối với thép cuộn cán nóng (HRC) và các sản phẩm hạ nguồn (tôn mạ, ống thép), sản lượng bán hàng duy trì tăng trưởng như năm 2023 nhờ nhu cầu từ thị trường nước ngoài (ASEAN, EU, Hoa Kỳ). Đáng chú ý, thị trường EU đã vượt lên so với thị trường ASEAN để trở thành xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Trong tháng Tư, chúng tôi nhận thấy nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa đã có dấu hiệu hồi phục rõ ràng so với quý 1/24, đặc biệt tại thị trường miền bắc. Chúng tôi cho rằng sự phục hồi đến từ: 1/ Các dự án BĐS dân dụng và các dự án đầu tư công tăng hoạt động xây dựng và 2/ Hoạt động tích trữ hàng tồn kho trước mùa mưa bão. Qua đó, sản lượng bán hàng nội địa của các công ty thép có thể duy trì ở mức cao trong quý 2/2024, là yếu tố hỗ trợ cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, trong khi biên lợi nhuận chưa thể cải thiện (giá bán đầu ra kì vọng tương đối ổn định). Cho năm 2024, HPG (Mua, GMT: 33.900 đồng/cp) là cổ phiếu chúng tôi ưa thích nhất, với vị thế đầu ngành, và có những kế hoạch đầu tư phù hợp để đón đầu chu kỳ hồi phục của ngành. Ngoài ra, GDA (Theo dõi) là cổ phiếu nhà đầu tư có thể chú ý, với: 1/Kỳ vọng sản lượng nội địa phục hồi trong quý 2; 2/ Cổ phiếu đang giao dịch ở mức PBR 0,8 lần, tương đối thấp so với các công ty cùng ngành (các công ty tôn mạ đang giao dịch ở mức PBR là 1,2 lần). Các cổ phiếu tôn mạ, bao gồm HSG (Tích lũy, GMT: 24.300 đồng) và NKG (Trung lập, GMT: 24.600 đồng), đã bắt đầu phản ánh triển vọng hồi phục về sản lượng vào giá cổ phiếu và phù hợp hơn cho chiến lược giao dịch ngắn hạn, khi thị giá có sự điều chỉnh tương đối so với GMT.
ACV – Cập nhật ĐHCĐ 2024: Kỳ vọng sản lượng khách quốc tế vượt qua mức trước dịch 03-06-2024: ACV : Hàng không : Cao Ngọc Quân Tags:
ACV đặt kế hoạch tổng sản lượng hành khách đạt 113 triệu lượt (+1% YoY) trong năm nay. Trong đó, sản lượng, ACV dự kiến sản lượng hành khách quốc tế tăng 23% từ mức của năm 2023, tương đương khoảng 41 triệu lượt. Đặt kế hoạch sản lượng hành khách nội địa chỉ đạt 72 triệu lượt (-10% YoY). Về kế hoạch tài chính, tổng doanh thu là 20.325 tỷ đồng (+2% YoY), LNTT là 9.378 tỷ đồng (-11% YoY). Loại trừ lợi nhuận từ quản lý khu bay là 1.464 tỷ đồng, LNTT của ACV là 7.900 tỷ đồng (+11% YoY). KH phân phối lợi nhuận: Bộ Tài Chính đã có văn bản đề nghị sửa đồi nghị định số 140/2020/NĐ-CP và dự kiến sẽ được thông qua trong tháng 07/2024. Điều này cho phép ACV chia lợi nhuận giữ lại từ năm 2019, qua hình thức chi trả bằng cổ phiếu và tăng vốn điều lệ.
QNS – Vẫn còn hưởng lợi từ giá đường cao trong nửa đầu năm 2024 31-05-2024: QNS : Ngành đường : An Nguyễn Tags:
Trong 4T2024, giá đường nội địa được duy trì ở mức cao so với cùng kỳ năm ngoái là động lực tăng trưởng chính cho cả doanh thu và lợi nhuận của QNS. Dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 11.194 tỷ đồng (+12% YoY) và 2.194 tỷ đồng (+0% YoY) vào năm 2024. EPS tương đương là 7.134 đồng. Sử dụng phương pháp SoTP, chúng tôi nâng giá mục tiêu của QNS lên 55.800 đồng từ 54.000 đồng, dựa trên điều chỉnh tăng lợi nhuận ròng lên 2.194 tỷ đồng (+0% YoY) từ mức 2.062 tỷ đồng (-7% YoY). EPS mới/cũ tương đương là 7.132/6.506 đồng. Nguyên nhân chính là chúng tôi điều chỉnh dự báo doanh thu mảng sữa đậu nành năm 2024 lên 4.217 tỷ đồng (+5% YoY) từ mức 4.068 tỷ đồng (-5% YoY) của dự báo trước đó. So với giá thị trường vào ngày 30/05/2024, tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu QNS được ước tính là +13%. Dựa trên kỳ vọng (1) giá đường có thể tăng vào tháng 6/2024 trước khi giảm vào nửa cuối năm 2024; (2) Triển vọng 2024 của QNS; và (3) chính sách cổ tức hấp dẫn (4.000 đồng/cổ phiếu), chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư theo chiến lược chênh lệch giá có thể thực hiện giao dịch ngắn hạn đối với cổ phiếu QNS phù hợp với biến động giá đường, trong khi các nhà đầu tư ưa thích cổ tức ổn định có thể TÍCH LŨY cổ phiếu QNS.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động đến kinh tế toàn cầu 30-05-2024: VDS : Vĩ mô : Luân Phạm Tags: Mỹ-Trung
Mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc liệu có thể khôi phục? Tác động ngắn hạn hạn chế của thuế quan Hoa Kỳ, nguy cơ dài hạn tiềm ẩn.
NTC – Điểm nghẽn đã có giải pháp củng cố cho tín hiệu khởi động của dự án NTU3 29-05-2024: NTC : BĐS KCN : Hưng Lê Tags:
Nghị định số 12/2024/NĐ-CP và văn bản 06/2024/QĐ-UBND của tỉnh Bình Dương mở ra tín hiệu tích cực về việc tính tiền sử dụng đất cho dự án NTU3. Tiền đất ước tính phải nộp thêm là 5,2 tỷ đồng/ha (giảm 62% so với lần cập nhật lần trước vào ngày 5/2/2024). Trong kịch bản cơ sở của chúng tôi cho năm 2024, tổng doanh thu sẽ đạt 757 tỷ đồng (+222% YoY) và lợi nhuận ròng dự báo sẽ đạt mức 535 tỷ đồng (+79% YoY). EPS tương ứng là 22.310 VNĐ Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA với giá mục tiêu được điều chỉnh tăng lên 346.000 đồng/cổ phiếu (do điều chỉnh giảm đơn giá đất phải nộp thêm để có thể đủ điều kiện đưa vào kinh doanh). Kết hợp với mức cổ tức bằng tiền mặt 6.000 đồng/cổ phiếu trong 12 tháng tới, tổng lợi nhuận kỳ vọng là 65% so với giá đóng cửa ngày 5/28/2024.
Một góc nhìn về trục trặc của thị trường vàng trong nước 28-05-2024: VDS : Vĩ mô : My Trần Tags: vàng VDS
Bất chấp nguồn cung hạn chế, Việt Nam đứng thứ ba tại châu Á về nhu cầu tiêu thụ vàng miếng. Việc sửa đổi Nghị định 24 là cần thiết, nhưng thời gian thống nhất giải pháp và các bước triển khai kéo dài. Dừng đấu thầu vàng để triển khai phương án bình ổn giá khác.
Ngành điện – Tiêu thụ điện duy trì tăng trưởng 27-05-2024: PC1, TV2 : Năng lượng : Lam Nguyễn Tags: TV2 PC1
Tiêu thụ điện trong năm 2024 được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan so với mức nền thấp năm 2023. Trong đó, chúng tôi cho rằng nhóm nhiệt điện than và thủy điện sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện. Hạ tầng điện & lưới truyền tải cũng sẽ tiếp tục được phát triển trong năm 2024, để đảm bảo không xảy ra nguy cơ thiếu hụt công suất đỉnh trong một số thời điểm khi tốc độ bổ sung nguồn mới thấp hơn tốc độ tăng trưởng của phụ tải. Theo đó, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình tư vấn, thiết kế, đảm nhận thi công, cung cấp vật tư cho dự án dự kiến sẽ ghi nhận thêm giá trị hợp đồng từ dự án
VHC – Giai đoạn khó khăn đã đi qua và kỳ vọng tăng trưởng dần theo quý 24-05-2024: VHC : Thủy sản : Hiển Lê Tags:
SAB – Chờ đợi sự phục hồi tiêu thụ bia sau một năm ảm đạm 2023 23-05-2024: SAB : Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, Bán lẻ : Hưng Nguyễn Tags:
Trong Q1-2024, doanh thu thuần và LNST Cty Mẹ của SAB đạt 7.184 tỷ đồng (hoặc 283 triệu đô, -15,7% QoQ, +15,6% YoY) và 997 tỷ đồng (hoặc 39,3 triệu đô, +5,3% QoQ, + 3,1% YoY). Điều này được thúc đẩy bởi thời điểm nghỉ Tết khác nhau giữa năm 2023 và 2024, hỗ trợ phần lớn doanh số bán bia được ghi nhận trong Q1-2024 so với Q1-2023. Trong năm 2024, chúng tôi kỳ vọng SAB sẽ tăng trưởng cả về doanh thu và LNST, nhờ sự phục hồi từ mức thấp vào năm 2023. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng doanh thu trung hạn của SAB sẽ tăng trưởng một con số bởi một số yếu tố tiêu cực như kéo dài việc thực thi nghiêm ngặt luật lái xe khi say rượu, cạnh tranh gay gắt hơn và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt liên quan đến đồ uống có cồn. SAB đang giao dịch ở mức P/E trượt là 18,2 lần - thấp hơn mức P/E trung bình 5 năm của SAB (24,1 lần). Nó vẫn còn thấp so với các công ty cùng ngành ở châu Á (21,4 lần). Mặc dù triển vọng tăng trưởng không hấp dẫn do chúng tôi thận trọng về sản lượng bia bán ra, tuy nhiên, định giá SAB rẻ, kết hợp với tỷ suất cổ tức hấp dẫn, chúng tôi cho rằng SAB là cổ phiếu phù hợp cho các nhà đầu tư ưa thích chiến lược đầu tư cổ tức ổn định trong trung hạn