Ngành thép 2024 – Sản lượng hồi phục tích cực

16-12-2024
: HPG, HSG, NKG
: Nguyên vật liệu
: Đỗ Thạch Lam, CFA
Tags: GDA
- Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi về sản lượng của thị trường thép xây dựng Việt Nam, khi sản lương tiêu thụ ghi nhận mức tăng trưởng tương đối tốt và đạt 15,8% YoY, hỗ trợ bởi sự phục hồi của hoạt động xây dựng dân dụng và hạ tầng. Các sản phẩm thép dẹt cho hoạt động xây dựng (Tôn mạ, ống thép) duy trì tăng trưởng sản lượng, ngoài từ nhu cầu nội địa còn ghi nhận nhu cầu từ thị trường nước ngoài, (các thị trường lớn bao gồm ASEAN, EU và Hoa Kỳ).
- Thép cuộn cán nóng ghi nhận sản lượng tương đương so với năm 2023, trong đó thị trường nội địa (chiếm 62% tổng sản lượng) gặp sức ép cạnh tranh từ HRC Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam; thị trường xuất khẩu cũng gặp khó khăn do các hoạt động phòng vệ thương mại tại thị trường EU trong nửa cuối năm 2024.
- Trước những rủi ro liên quan đến việc Trung Quốc tăng xuất khẩu các sản phẩm thép sang các thị trường, Bộ Công Thương (BCT) đã có các biện pháp điều tra chống bán phá giá (CBPG) để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, với: 1/ Quyết định số 1535/QĐ-BCT (AD19) với các sản phẩm tôn mạ có xuất xứ từ TQ và Hàn Quốc; 2/ Quyết định số 1985/QĐ-BCT (AD20) với các sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ TQ và Ấn Độ. Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi cho rằng thuế bán phá giá (tạm thời) sẽ được áp cho sản phẩm thép dẹt (HRC, tôn mạ) trong quý 1/2025.

Cập nhật tình hình thương mại 11T2024

13-12-2024
: VDS
: Vĩ mô
: My Trần
Tags:
- Tăng trưởng xuất khẩu chậm lại trong quý 4/2024.
- Nhìn lại xu hướng tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu chính trong năm 2024 và triển vọng năm 2025.

PVT – Mở rộng công suất đội tàu trong bối cảnh ngành khả quan

12-12-2024
: PVT
: Dầu khí
: Hương Lê
Tags:
- PVT thực hiện kế hoạch mở rộng đội tàu giai đoạn 2024-2025. Lũy kế 11 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã đầu tư thêm 7 tàu mới, nâng tổng số tàu lên mức 56 tàu, bao gồm 47 tàu sở hữu và 9 tàu thuê bareboat. Chúng tôi ước tính PVT sẽ có thể thanh lý các tàu đã hoạt động lâu để đầu tư thêm các tàu có tuổi trẻ hơn nhằm gia tăng lợi nhuận.
- Thị trường tàu chở dầu khả quan với kỳ vọng giá cước thuê tàu giai đoạn 2024 – 2025 vẫn neo ở mức cao hơn so với giai đoạn 2022 – 2023. Mặc dù một vài phân khúc được dự báo công suất sẽ dư thừa do nguồn cung tàu gia tăng và nhiều khả năng giá thuê sẽ hạ nhiệt, nhưng chúng tôi kỳ vọng PVT sẽ duy trì được hiệu quả kinh doanh của mình nhờ ưu thế giữ chi phí quản lý vận hành ở mức thấp hơn khoảng 10 - 15% so với các công ty nước ngoài và nhờ sự đóng góp từ các tàu mới

Hiểu về nhà máy AI: Định nghĩa, vai trò, lợi ích và thách thức

11-12-2024
: FPT
: Công nghệ
: Tùng Đỗ
Tags:
- Nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI) là khái niệm để chỉ nền tảng toàn diện xử lý dữ liệu lớn và đào tạo các mô hình AI dựa trên cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm được phát triển bởi Nvidia
- Các nhà máy AI có vai trò trung gian quan trọng trong chuỗi giá trị AI toàn cầu, kết nối các yếu tố đầu vào (phần cứng, phần mềm và dữ liệu) với các ứng dụng đầu ra được xây dựng dựa trên mô hình AI
- Nhà máy AI, thay vì tạo ra sản phẩm vật lý như một nhà máy sản xuất công nghiệp, tạo ra các mô hình và dịch vụ AI có thể ứng dụng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau
- Với vai trò là trung tâm tạo giá trị của ngành AI, nhà máy AI có tiềm năng rất lớn trong cả ngắn hạn và dài hạn trong bối cảnh nhu cầu hạ tầng xử lý dữ liệu lớn và huấn luyện mô hình AI sẽ phát triển với tốc độ vượt bậc bám theo tốc tăng trưởng của toàn ngành AI nói chung. Theo dự báo của Infinitive Data Expert, quy mô thị trường AI có thể đạt 1,6 nghìn tỷ USD vào năm 2030, mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ( CAGR) là 39% từ nay tới năm 2030
- Việc đầu tư nhà máy AI có các rào cản như chi phí đầu tư ban đầu rất cao, nguồn nhân lực chuyên môn khan hiếm, quy định pháp lý từ chính phủ Mỹ về hạn chế xuất khẩu các thiết bị AI và có năng lực tính toán cao, và rủi ro về công nghệ thay đổi, cũng như sự phụ thuộc vào số ít nhà cung cấp. Để giảm áp lực tài chính và hạn chế các rủi ro trên, các công ty cung cấp dịch vụ công nghệ thường xây dựng hợp tác chiến lược với các đối tác lớn như Nvidia, AWS, hoặc các công ty công nghệ lớn và phân chia quá trình phát triển nhà máy AI thành các giai đoạn

Ngành Phân bón– Nhu cầu nhập khẩu phân bón của Việt Nam

10-12-2024
: DCM, DPM, BFC
: Phân bón
: Hien Le
Tags:
- Tổng nhu cầu phân bón của Việt Nam khoảng 10-11 triệu tấn với tỷ trọng nhu cầu phân Ure/NPK/DAP/SA/KALI lần lượt 16%/35%/9%/9%. Năm 2023, trong khi phân đạm (Ure) và phân lân (P) có nhu cầu khoảng 1,9 triệu tấn và 1,6 triệu tấn đang trong tình trạng dư nguồn cung lần lượt 900 và 350 nghìn tấn thì phân Kali (K) và phân sunphat đạm (SA) (nhu cầu lần lượt 840/780 nghìn tấn) hoàn toàn nhập khẩu và Diamoni phosphat (DAP) nhập khẩu 418 nghìn tấn.
- Việt Nam nhập khẩu phân SA và phân DAP chủ yếu từ Trung Quốc trong khi nhập khẩu phân Kali từ Lào. Tổng sản lượng nhập khẩu của Việt Nam trong 2 năm gần đây đã giảm nhưng vẫn trong tình trạng nhập siêu phân bón do phân Ure và phân NPK chưa thể thay thế hoàn toàn các loại phân SA và DAP.
- Các doanh nghiệp sản xuất phân DAP như DDV, DGC vẫn còn tiềm năng tăng trưởng sản lượng nếu duy trì mức giá cạnh tranh khi năng lực sản xuất chưa vượt nhu cầu trong nước.
- Các doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu lớn từ phân NPK và phân Ure có biên gộp và biên ròng thấp hơn các doanh nghiệp thế giới. Chính vì vậy, mức P/E cho các doanh nghiệp DPM, DCM, BFC có xu hướng thấp hơn mức trung bình ngành.

Thị trường hóa chất giặt tẩy Việt Nam – Cơ hội chen chân của các doanh nghiệp nội địa là thấp

09-12-2024
: MSN
: Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
: Hưng Nguyễn
Tags:
- Tương tự các sản phẩm FMCGs khác ở Việt Nam, thị trường hóa chất giặt tẩy đã bước vào pha bão hòa với tăng trưởng một chữ số chủ yếu dẫn dắt bởi sản phẩm nước xả và yếu tố giá (liên quan đến cả lạm phát và xu hướng cao cấp hóa sản phẩm).
- Xét về mức độ cạnh tranh, các doanh nghiệp nội địa bị “bóp nghẹt” trước vị thế lớn của hai tập đoàn đa quốc gia là Unilever và P&G. Các doanh nghiệp này buộc phải tìm kiếm chiến lược cạnh tranh tránh sự va chạm với các ông lớn này như định vị giá thấp hướng tới nông thôn, gia công cho chính Unilerver như LIX, NET, tận dụng hệ thống bán lẻ của mình tạo ưu tiên trên kệ hàng như MSN với nhãn hiệu NET, Chante’, nhưng chưa thể mở rộng thị phần đáng kể trong nhiều năm qua.
- Với thách thức lớn từ bối cảnh ngành và dư địa mở rộng thị phần nhỏ (dưới 5%), cả LIX, NET đều không còn là khoản đầu tư hấp dẫn khi mức định giá P/E hiện nay (9,7x cho LIX và 9,4x cho NET) cao hơn trung bình ngành 10 năm của cả hai DN (7,1x cho LIX và 7,0x cho NET).
- Điểm lưu ý nằm ở chiến lược chia cổ tức, tỷ suất cổ tức của Công ty (trên 6,0%/năm) đang có xu hướng cao hơn lãi suất tiền gửi (5,0%/năm) trong 8 năm gần đây. Các NĐT theo trường phái đầu tư cổ tức cần theo dõi tính nhất quán của tỷ lệ này các năm sau để cân nhắc đầu tư tích luỹ hưởng cổ tức đều hàng năm.

Bước ngoặt chính sách tiền tệ toàn cầu định hình tăng trưởng 2025

06-12-2024
: VDS
: Vĩ mô
: Võ Nguyễn Vũ Toàn
Tags:
- Chuyển động mạnh mẽ trong chính sách tiền tệ toàn cầu trong năm 2024
- Những động lực đưa các NHTW tiếp tục chu kỳ cắt giảm lãi suất trong năm 2025
- Triển vọng lãi suất điều hành của một số NHTW thế giới năm 2025

Ngành cảng biển – Khu vực Cái Mép Hạ là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp Logisitics

05-12-2024
: GMD
: Cảng biển
: Quân Cao
Tags: GMD Cảng biển
- UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề xuất phát triển khu thương mại tự do (FTZ – Free Trade Zone) tại Cái Mép Hạ trong giai đoạn 2021 – 2023, tầm nhìn đến năm 2050.
- Việt Nam đang là điểm đến của các nhà sản xuất trên thế giới nhờ ưu thế về nhân công giá rẻ và chính trị ổn định. Việc phát triển khu thương mại tự do có thể giúp Cái Mép Hạ trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của thế giới.
- Các công ty niêm yết hiện đang sở hữu cảng nước sâu tại Cái Mép – Thị Vải như GMD (Gemalink) và SGP (CMIT – SSIT) sẽ được hưởng lợi từ xu hướng phát triển này.
- Hệ thống cảng của Trung Quốc, Singapore và Malaysia có sản lượng hàng hóa đứng đầu thế giới là ví dụ điển hình của việc phát triển mạnh các khu thương mại tự do.

Luật Điện lực sửa đổi 2024: Nhiều cơ chế tăng tốc phê duyệt các dự án mới

04-12-2024
: REE, PC1, PVS
: Năng lượng
: Thắng Hoàng
Tags:
- Dự kiến 2025 sẽ là một năm có nhiều thay đổi tích cực về chính sách đối với ngành điện, với định hướng tăng cường tư nhân hóa ngành điện và tăng tốc phê duyệt các dự án điện trong điểm để đảm bảo cung ứng điện trong giai đoạn 2026 trở đi.
- Với những nội dung sửa đổi, bổ sung theo Luật Điện lực 2024, chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp hưởng lợi sẽ là nhóm doanh nghiệp (1) Có hoạt động xây lắp điện khi mà nhu cầu đầu tư các đường dây truyền tải 220kV trở xuống dự kiến ở mức cao, (2) Có kế hoạch phát triển/có sẵn danh mục dự án NLTT và điện gió ngoài khơi. Theo đó, trong danh mục cổ phiếu theo dõi của Rồng Việt, chúng tôi cho rằng PC1 (GMT: 26.600 VNĐ/cp), REE (GMT: 76.600 VNĐ/cp), và PVS (GMT: 38.700 VNĐ/cp) sẽ là những doanh nghiệp được hưởng lợi từ những thay đổi này.

Hoạt động kinh doanh vàng dự kiến tiếp tục chịu sự quản lý chặt chẽ

03-12-2024
: PNJ
: Bán lẻ
: Quyên Nguyễn
Tags:
- Nội dung được trả lời chất vấn bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng và Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tại kỳ họp Quốc hội VIII vào trung tuần tháng 11/2024 cho thấy một số định hướng chung của cơ quan chức năng trong thời gian tới, bao gồm: minh bạch giao dịch vàng miếng, hạn chế “vàng hóa” nền kinh tế, tiếp tục quản lý chặt chẽ HĐKD vàng; và đang chú ý là tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất trang sức.
- KQKD T10/2024 của PNJ cho thấy tình trạng thiếu hụt nguồn cung vàng tiếp tục ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Trong khi đó, việc gia tăng tỷ lệ doanh thu của mảng bán lẻ trang sức vốn đem lại biên lợi nhuận cao hơn và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (BH&QLDN)/doanh thu quay về mức bình thường giúp biên lợi nhuận ròng tăng lên mức khá cao 7,0%. Theo đó, lợi nhuận ròng T10 đạt 218 tỷ, +11% YoY.
- Gộp chung 10T/2024, doanh thu đạt 32.371 tỷ, +23% YoY. lợi nhuận ròng đạt 1.600 tỷ, chỉ tăng 4% YoY do sự gia tăng tỷ trọng doanh thu mảng vàng 24K trong H1/2024

BMP – Kỳ vọng vào triển vọng tích cực hơn

02-12-2024
: BMP
: Nguyên vật liệu
: Đỗ Thạch Lam, CFA
Tags: BMP
- Với KQKD quý 3/2024, BMP ghi nhận doanh thu đạt 1.423 tỷ đồng, hoàn thành 98% so với kế hoạch đề ra và tăng trưởng 52% YoY. Với lợi thế nguyên liệu giá thấp (hạt PVC), biên lợi nhuận gộp tiếp tục duy trì ở mức cao và đạt 53%, qua đó mức lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế (LNST) của doanh nghiệp lần lượt đạt 362 tỷ đồng (+34,7%YoY) và 290 tỷ đồng (+38,7%YoY, hoàn thành 104% kế hoạch kinh doanh).
- Công ty đang chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh 2025, và một số triển vọng tích cực có thể đến từ kỳ vọng thị trường BĐS và giải ngân đầu tư công tại thị trường miền Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2025. Công ty kỳ vọng giá hạt PVC có thể duy trì tương đương so với năm 2024, tuy nhiên có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đến từ: 1/ Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc và 2/ Các yếu tố liên quan đến căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại.
- Cho năm 2025, chúng tôi ước tính sản lượng bán hàng sẽ cải thiện so với 2024 và dạt 90 nghìn tấn (tăng 5,3%YoY). Lợi nhuận sau thuế của BMP trong năm 2025 có thể đạt 1.082 tỷ đồng (+4%YoY), EPS 2025 là 12.000 đồng và chúng tôi kì vọng mức cổ tức cho 2025 tiếp tục là 11.500 đồng/cổ phiếu (tương đương tỷ suất cổ tức đạt 9%)

VIB – Triển vọng 2025 LNTT tăng trưởng 18% nhờ tín dụng bán lẻ phục hồi rõ nét và chi phí tín dụng hạ nhiệt

29-11-2024
: VIB
: Ngân hàng
: Trang Tô
Tags:
- LNTT 9T-2024 giảm 21% YoY do (1) NIM (TTM) giảm sâu 90bps YoY xuống 4,0% khiến thu nhập lãi thuần giảm 10% YoY và (2) Thu nhập hoạt động dịch vụ giảm 10% YoY chủ yếu do doanh số banca suy yếu.
- Tăng trưởng tín dụng 11,6% YTD, cải thiện đáng kể so với quý trước (4,6%) với động lực đến từ mảng KHDN +43,3% YTD, mảng bán lẻ tăng tốc chậm hơn +5,5% YTD với yếu tố dẫn dắt là sản phẩm cho vay thế chấp +37,9% YTD.
- Chúng tôi điều chỉnh LNTT 2024F giảm 17% so với dự phóng trước đó về mức 9,6 nghìn tỷ đồng, giảm 11% YoY. LNTT 2025F tăng trưởng 18% lên 11,3 nghìn tỷ đồng nhờ tăng trưởng tín dụng 17,2% được dẫn dắt bởi sự hồi phục của tín dụng bán lẻ và thu nhập ngoài lãi khác +25% dựa vào mục tiêu đẩy mạnh thu hồi nợ xấu đã xử lý rủi ro.
- Giá mục tiêu điều chỉnh xuống 22.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sinh lời kỳ vọng 23% so với giá đóng cửa ngày 29/11.
