DPR – Mảng cao su là động lực chính cho năm 2025

28-11-2024
: DPR
: BĐS KCN
: Giao Nguyễn
Tags:
- Trong tháng 10/2024, DPR ghi nhận tổng sản lượng khai thác cao su đạt 1.600 tấn, giá bán đạt 50 triệu đồng/tấn. Lũy kế 10 tháng 2024, tổng sản lượng cao su đặt 8.854 tấn (-2,57% YoY) với sản lượng thu mua giảm so với cùng kỳ, chỉ đạt 624 tấn (-30,8%), nguyên nhân chính có thể đến từ việc thiếu hụt nguồn cung cao su từ các tiểu điền.
- Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi ước tính doanh thu và LNST của DPR trong năm 2024 đạt 1.075 tỷ đồng (+3,2%YoY) và 272 tỷ đồng (38,1% YoY), trong đó doanh thu từ mảng cao su ước đạt 867 tỷ đồng (+12%YoY, biên lợi nhuận gộp mảng cao su đạt 23%), tương đương trong quý 4/2024, LNST dự kiến đạt 103 tỷ đồng.
- Năm 2025, chúng tôi kỳ vọng mảng cao su sẽ tiếp tục là động lực chính đóng góp vào KQKD của DPR, trong khi mảng khu công nghiệp dự kiến sẽ chậm lại do phê duyệt chủ trương đầu tư của các dự án KCN chậm hơn kỳ vọng.

BID – Cập nhật hội nghị NĐT Q4-2024 và dự phóng 2024F-25F

27-11-2024
: BID
: Ngân hàng
: Tùng Đỗ
Tags:
- LNTT 9T-2024 tăng trưởng 12% YoY được dẫn dắt bởi mức giảm 8% YoY của CP dự phòng trong khi Tổng TN hoạt động tăng nhẹ 4%. Trong khi tín dụng duy trì đà tăng ổn định (9T-2024:9,9%) với hồi phục mạnh mẽ của phân khúc bán lẻ, NIM (TTM) giảm khoảng 20 bps YoY xuống 2,46% do tác động của nhiều yếu tố như triển khai các gói vay ưu đãi lãi suất, giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi, và nợ xấu tăng. Trong các động lực ngoài lãi khác, thu hồi nợ xấu đã xử lý là điểm sáng khi đạt 4,5 nghìn tỷ đồng trong 9T-2024 và tăng 35% YoY.
- Từ nay tới cuối năm, BID sẽ sử dụng hết hạn mức tăng trưởng tín dụng (TTTD) được SBV phê duyệt là 14,04% (TTTD hiện khoảng 11%), và dự kiến không tăng lãi suất huy động từ nay tới cuối năm. BID cũng nhận định rằng nợ xấu đã tạo đỉnh trong Q3 và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu cuối năm dưới 1,4% (Q3-2024: 1,7%). Ngân hàng có mục tiêu tăng trưởng LNTT khoảng 10%, hàm ý LNTT Q4-2024 tăng trưởng khoảng 6% YoY lên mức khoảng 8,4 nghìn tỷ đồng.
- Đối với kế hoạch phát hành riêng lẻ, BID cho biết đang trong quá trình chờ phê duyệt chủ trương tăng vốn từ NHNN và làm việc các nhà đầu tư tiềm năng để hoàn thành đợt phát hành đầu tiên (2,9% VĐL) trong Q1/2025. Giá trị của lần phát hành này không được tiết lộ. BID đang trình Bộ Tài chính phương án tăng vốn điều lệ từ LN giữ lại (phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 21%), dự kiến hoàn thành vào đầu 2025.
- Chúng tôi điều chỉnh LNTT 2024F tăng 2% so với dự phóng trước đó lên mức 30,4 nghìn tỷ đồng (+11% YoY). Cho năm 2025, chúng tôi dự phóng Tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng 14%, với đóng góp chủ yếu từ tăng trưởng 15% của TN lãi thuần (giả dịnh tăng trưởng tín dụng 13,6% và NIM đi ngang) và LNTT tăng trưởng mức 15%, đạt gần 35 nghìn tỷ đồng.
- Duy trì GMT ở mức 54.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sinh lời kỳ vọng là 18% tại ngày 27/11 và hàm ý định giá P/B 2025F tại GMT là 2,2 lần.

Ngành thủy sản – Xuất khẩu T10/2024 tăng trưởng mạnh mẽ

26-11-2024
: VHC, ANV, FMC
: Thủy sản
: Hien Le
Tags:
- Ngành cá tra T10/2024 tăng trưởng mạnh mẽ 18%, đạt 201 triệu USD nhờ sản lượng tăng trưởng 22% trong khi giá bán trung bình vẫn thấp hơn cùng kỳ 3%. Sản lượng xuất khẩu tăng trưởng nhờ thị trường Mỹ và Trung Quốc tăng mạnh lần lượt 63% và 26% YoY. Giá bán toàn ngành giảm nhẹ 3% YoY nhờ sự hồi phục giá tại thị trường Trung Quốc và EU.
- VHC tăng trưởng tích cực khi giá trị xuất khẩu T10/2024 của VHC bứt phá mạnh mẽ 79% YoY hơn kỳ vọng, trong khi ANV kém khả quan khi giá trị xuất khẩu vẫn thấp hơn cùng kỳ khi mức nền thấp sản lượng không còn. Tuy nhiên, biên gộp của VHC sẽ khó tăng cao QoQ khi giá cá nguyên liệu có xu hướng tăng trở lại và giá bán khó tăng cao khi nhu cầu mùa lễ hội giảm dần.
- Ngành tôm T10/2024 tăng trưởng mạnh mẽ 24% chủ yếu nhờ tôm khác (tôm hùm) tăng mạnh trong khi tôm thẻ tăng nhẹ 14% YoY và tôm sú giảm 2% YoY. Mức tăng trưởng mạnh mẽ của tôm thẻ do sản lượng tăng trưởng 17% trong khi giá bán vẫn thấp hơn cùng kỳ 3%.
- Biên gộp FMC khó tăng cao QoQ trong Q4/2024 khi giá tôm thẻ nguyên liệu tiếp tục tăng dần theo tháng và hiện nay cao hơn 19% YoY trong khi giá bán vẫn chưa tăng trưởng. Bên cạnh đó, khả năng thỏa thuận với người mua tăng giá bán gặp khó khăn khi nhu cầu tích trữ cho mùa lễ hội không còn nhiều và mức độ cạnh tranh giữa các nước còn cao.

Triển vọng nâng hạng thị trường theo đánh giá của tổ chức FTSE – Sẵn sàng cho một cột mốc mới

25-11-2024
: VDS
: Dịch vụ tài chính
: Hưng Lê
Tags:
- Chúng tôi kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được chính thức nâng hạng lên “Mới nổi thứ cấp” theo đánh giá của tổ chức FTSE Rusell trong năm 2025.
- Nâng hạng thị trường lên “Mới nổi thứ cấp” theo đánh giá của tổ chức FTSE Rusell sẽ mang lại lại một quy mô vốn khiêm tốn từ các quỹ tham chiếu chỉ số so với các quỹ tham chiếu MSCI Emerging Market Index.
Chính sách tài khóa mới của Trung Quốc: Tái cấu trúc nợ địa phương và hướng đến tăng trưởng bền vững

22-11-2024
: VDS
: Vĩ mô
: Võ Nguyễn Vũ Toàn
Tags:
- Áp lực tài khóa của chính quyền địa phương gia tăng đòi hỏi sự can thiệp hiệu quả hơn từ Trung ương
- Liệu rằng gói kích thích tài khóa mới có giúp chuyển hướng chiến lược tài chính để ổn định dài hạn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc?
Cập nhật thị trường tiền tệ tháng 11/2024

21-11-2024
: VDS
: Vĩ mô
: Hà My
Tags:
- Trump 2.0 và tác động đối với tỷ giá USDVND.
- Thanh khoản hệ thống trở nên eo hẹp do nhu cầu vốn cuối năm.

GEG – KQKD 2024 tăng trưởng với động lực từ mảng điện gió; chi phí lãi vay giảm

20-11-2024
: GEG
: Tiện ích công cộng
: Thắng Hoàng
Tags:
- GEG ghi nhận KQKD Q3 2024 yếu như kỳ vọng với doanh thu đạt 1.770 tỷ (+11% YoY) nhưng LNST -27 tỷ do sản lượng điện gió giảm. Lũy kế 9T 2024, tổng doanh thu thuần đạt 1.770 tỷ (+11% YoY) và LNST đạt 84 tỷ (-3% YoY).
- Chúng tôi dự phóng KQKD Q4 của GEG sẽ tích cực hơn nhờ tiết giảm chi phí tài chính thông qua việc tất toán các khoản nợ vay cũ. Theo đó, doanh thu và LNST cả năm 2024 sẽ đạt lần lượt 2.349 tỷ (+9% YoY) và 199 tỷ (+45% YoY) nhờ đóng góp cả năm của dự án điện Tân Phú Đông 1 và việc tiết giảm chi phí tài chính. EPS ước tính 441 đồng.
- Cho năm 2025, GEG sẽ tăng trưởng nhờ (1) sản lượng thủy điện phục hồi so với 2024 và (2) tái cơ cấu nợ vay thông qua việc tất toán các khoản dư nợ cũ có lãi suất vay cao. Bên cạnh đó, chúng tôi lưu ý khả năng GEG có thể ghi khoản lợi nhuận bất thường từ từ việc hồi tố doanh thu điện nhờ việc hoàn tất đàm phán giá điện cho dự án Tân Phú Đông 1.
- Cổ phiếu GEG đang được giao dịch ở giá 10.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/B 0,7x, là mức chiết khấu khá cao có thể do phản ánh bức tranh kém tích cực hiện tại của ngành điện nói chung. Chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY với giá mục tiêu 12.200 VNĐ/cp (+14%), dựa trên phương pháp FCFF và P/E.

SAB – Cỗ xe lớn nhích chậm trong bối cảnh ngành bia ngày càng gập ghềnh

19-11-2024
: SAB
: Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
: Hưng Nguyễn
Tags:
- KQKD Q3-2024 của SAB tiếp nối chuỗi tăng trưởng thấp ở mức 1 chữ số với doanh thu thuần đạt 7.670 tỷ đồng (-5,1% QoQ, +3,4% YoY) và LNST Cty Mẹ đạt 1.119 tỷ đồng (-10,3% QoQ, +7,2% YoY).
- Với thách thức lớn từ bối cảnh ngành và câu chuyện giật thị phần chưa hấp dẫn, mức định giá EVEBITDA hiện nay (11x) được xem là phù hợp với triển vọng tăng trưởng không cao (một chữ số) ở các năm tới.
- Điểm lưu ý nằm ở chiến lược chia cổ tức, tỷ suất cổ tức của Công ty (5,5-6,0%/năm) đang có xu hướng cao hơn lãi suất tiền gửi (5,0%/năm) trong 2 năm gần đây. Các NĐT theo trường phái đầu tư cổ tức cần theo dõi tính nhất quán của tỷ lệ này các năm sau để cân nhắc đầu tư tích luỹ hưởng cổ tức đều hàng năm

HAH – Mở rộng đội tàu và giá cước cho thuê cao tiếp tục thúc đẩy lợi nhuận cho năm 2025

18-11-2024
: HAH
: Cảng biển
: Quân Cao
Tags:
- Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh bội số nhân, P/B mục tiêu và EV/EBITDA mục tiêu lần lượt là 1,0x và 5,9x. Chúng tôi điều chỉnh tăng mức giá mục tiêu cho HAH từ 50.600 VNĐ/cổ phiếu lên 58.000 VNĐ/cổ phiếu cho năm 2025. Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với HAH với tổng mức sinh lời kỳ vọng là 23% dựa trên giá mục tiêu ngày 18/11/2024.
- Trong tháng 11/2024, HAH đầu tư tàu TORO có cung tải 3.500 TEU với giá mua là 25 triệu USD và sở hữu lợi ích 100%. Hiện nay, TORO đang được chủ cũ cho thuê định hạn với giá cước 30.000 USD/ngày đến hết tháng 06/2025. Sau khi nhận tàu, TORO được đổi tên thành HAIAN GAMA và tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê trước đó. Chúng tôi dự phóng HAIAN GAMA sẽ đóng góp thêm 230 tỷ đồng EBITDA và 100 tỷ đồng LNST trong năm 2025.
- Dự phóng cho năm 2025, doanh thu và LNST-CĐM của HAH lần lượt đạt 4.176 tỷ đồng (+11% YoY) và 748 tỷ đồng (+37% YoY), tương ứng EPS pha loãng là 5.067 VNĐ. Giá trị sổ sách dự phóng là 30.200 VNĐ/cổ phiếu và EBITDA dự phóng đạt 1.860 tỷ đồng (+34% YoY). Tăng trưởng đột biến nhờ hai yếu tố chính: (1) mức nền thấp của nửa đầu năm 2024 và (2) hoạt động cho thuê tàu với giá cước cao.
- KQKD tích cực hơn kỳ vọng trong 9T2024, chúng tôi điều chỉnh tăng dự phóng cho năm 2024 về doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ (LNST-CĐM) lần lượt là 3.759 tỷ đồng (+44% YoY) và 544 tỷ đồng (+41% YoY), tương ứng tăng 1% và 14% so với dự phóng trước đó. EPS pha loãng 2024 ước tính đạt 3.635 VND.

Cập nhật tình hình thương mại 10T2024

15-11-2024
: VDS
: Vĩ mô
: My Trần
Tags:
- Tăng trưởng xuất khẩu của khối nội gấp đôi khối ngoại trong tháng 10/2024.
- Xuất khẩu hàng điện tử suy giảm dần trong các tháng cuối năm.
- Trump 2.0 và triển vọng xuất khẩu của Việt Nam năm 2025.

MSB – Hoạt động kinh doanh ngoại hối khiến lợi nhuận Q3-2024 giảm mạnh 28% YoY nhưng lại là động lực tăng trưởng cho lợi nhuận trong quý tiếp theo, bên cạnh xu hướng giảm của chi phí tín dụng

14-11-2024
: MSB
: Ngân hàng
: Trang Tô
Tags:
- LNTT Q3-2024 đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, suy giảm mạnh -43,9% QoQ và -27,6% YoY do (1) NIM (theo quý) thu hẹp -20bps QoQ và -60bps YoY khi áp lực chi phí vốn tăng gia tăng, và (2) kinh doanh ngoại hối ghi nhận lỗ 131 tỷ đồng.
- Lũy kế 9T-2024 lên 4,9 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 72% kế hoạch cả năm 2024 (6,8 nghìn tỷ đồng). Tỷ lệ ROA và ROE lần lượt đạt 1,5% và 13,2%.
- Về chất lượng tài sản, nợ xấu hình thành ròng (trước xử lý rủi ro) có xu hướng giảm trong hai quý gần nhất là tín hiệu tích cực. Dư nợ nhóm 2, 3 và 4 đều giảm so với quý trước, có thể tiếp tục hỗ trợ cho xu hướng cải thiện của chất lượng tài sản trong ngắn hạn. Tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ về 2,0% so với 2,1% trong quý trước. MSB cũng kỳ vọng nợ xấu đã tạo đỉnh và tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức 2% vào cuối năm.
- MSB giữ nguyên kế hoạch LNTT cả năm ở mức 6,8 nghìn tỷ đồng (+16,6 YoY). Mục tiêu lợi nhuận này hàm ý LNTT Q4-2024 đạt 1,9 nghìn tỷ đồng (tăng 56,6% QoQ và 213,0% YoY) với động lực đến từ: (1) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối có lãi trở lại trong Q4 dựa trên kỳ vọng tỷ giá tiếp tục neo cao, (2) Chi phí tín dụng hạ nhiệt khi MSB trong xu hướng chất lượng tài sản cải thiện, (3) Ghi nhận lợi nhuận từ thu hồi nợ xấu đã xử lý rủi ro khoảng 1 nghìn tỷ đồng.

Ngành thủy sản dưới góc nhìn ông Trump đắc cử Tổng thống

13-11-2024
: VHC, ANV, FMC
: Thủy sản
: Hien Le
Tags:
- VHC là doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu 60-100% lên Trung Quốc và 10-20% lên các nước khác nhờ Mỹ là thị trường xuất khẩu chính, trong khi ANV và IDI ít hưởng lợi do thị trường Mỹ chiếm lần lượt 10% và dưới 5%. Trong kịch bản tích cực nhất, LNST CTM của VHC năm 2026 đạt 1.872 tỷ đồng, tương đương EPS là 9.307 đồng/cp (+12% so với ước tính trước đó của chúng tôi).
- Khả năng áp thuế chưa rõ ràng nhưng mức thuế kỳ vọng không quá cao do giá trị xuất-nhập khẩu thủy sản của Mỹ ở mức thấp.
- Trước giai đoạn áp thuế, sản lượng thủy sản xuất khẩu nhiều khả năng sẽ tăng mạnh đột ngột do người mua tại Mỹ trữ hàng trước để tránh thuế cao. Tuy nhiên, giá cước vận chuyển dự kiến tăng theo sẽ bào mòn bớt lợi nhuận.
- Sau khi mức thuế mới có hiệu lực, thị phần sản lượng cá tra tại Mỹ tăng nhiều/ít tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh về giá sau thuế nhập khẩu. Trong khi đó, ngành tôm dự kiến không hưởng lợi và cũng không ảnh hưởng tiêu cực do các nước xuất khẩu tôm qua Mỹ chủ yếu là Ấn độ, Ecuador, Indonesia và giá bán tôm Việt Nam cũng cao hơn giá tôm nội địa sản xuất tại Mỹ.
