CTCP Chứng khoán Rồng Việt kính gửi các anh chị Báo cáo công ty CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HSX: MWG) với quan điểm như sau: “Chuỗi bán lẻ thực phẩm Bách Hóa Xanh được MWG xác định là trọng tâm phát triển của tập đoàn trong trung và dài hạn. Theo dõi quá trình thử nghiệm và phát triển từ năm 2016, chúng tôi đánh giá Bách Hóa Xanh đang cho thấy những chuyển biến hết sức tích cực, đặc biệt từ khi MWG điều chỉnh chiến lược mở chuỗi trong quý 2 năm nay. Hầu hết các cửa hàng mở mới đều đạt được yêu cầu lưu lượng khách cũng như doanh số chỉ trong thời gian ngắn. Chuỗi cũng ngày càng đến gần hơn với mục tiêu hòa vốn EBITDA. |
CTCP Chứng khoán Rồng Việt kính gửi các anh chị Báo cáo cập nhật KQKD CTCP Hàng không VietJet (HSX: VJC) với quan điểm như sau:
PVB là công ty độc quyền trong việc cung cấp hoạt động bọc ống cho các dự án dầu khí tại Việt Nam. Gần như 100% dự án bọc ống ở Việt Nam đều do PVB đảm nhận và hoạt động kinh doanh của công ty gặp rất nhiều thuận lợi trong giai đoạn giá dầu cao và các dự án dầu khí trong nước liên tục được thực hiện.
Bức tranh năm 2018 khả quan hơn nhờ giá nguyên liệu đầu vào giảm. Tuy nhiên, PAC vẫn còn phải đối diện với nhiều chông gai phía trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của CTG tăng 6,2% YoY lên 17,3 ngàn tỷ đồng. Trong khi thu nhập lãi thuần (NII) tăng 7% YoY và thu nhập từ góp vốn cổ phần giảm 62%, thu nhập dịch vụ trở thành động lực tăng trưởng của ngân hàng với mức tăng trưởng 32% YoY. Chúng tôi muốn lưu ý rằng CTG đã thoái vốn khỏi Aviva Assurance và ghi nhận lợi nhuận bất thường trong nửa đầu năm 2017. Loại trừ khoản tiền này thì thu nhập từ góp vốn cổ phần ước tăng 32,4% YoY, chủ yếu từ lợi nhuận chuyển về từ Indovina. LNTT và LNST trong 6 tháng đầu năm của CTG đạt lần lượt 5,3 ngàn tỷ đồng (+9,4% YoY) và 4,2 ngàn tỷ đồng (+8,5% YoY).
Vào sáng ngày 26 tháng 9, đại diện của Digiworld và Nokia HMD đã ký thỏa thuận hợp tác, theo đó Digiworld sẽ trở thành nhà phân phối chính thức của sản phẩm Nokia tại Việt Nam. |
Trong khi thị trường sữa trong nước dần chững lại, các doanh nghiệp lớn như Vinamilk đang phải đối mặt với mức tăng trưởng hữu cơ chỉ một chữ số trong vòng vài năm tới thì việc tìm kiếm cơ hội phát triển sản phẩm, mở rộng dư địa tại thị trường quốc tế gần như là bước đi chắc chắn mà VNM phải tiến hành để tránh đối mặt với sự sụt giảm chung của thị trường nội địa. Như trong báo cáo cập nhật VNM mà RongViet Securities vừa giới thiệu trong thời gian gần đây, chúng tôi có đề cập việc VNM đang tìm kiếm cơ hội mở rộng doanh số tại các thị trường quốc tế như Myanmar, Indonesia thông qua việc thành lập Joint ventures với các công ty bản địa. Vì sao VNM lại chọn 2 thị trường này để thúc đẩy tăng trưởng? Bên cạnh các sản phẩm truyền thống sữa đặc, sữa bột thì sữa chua là dòng sản phẩm được VNM chú trọng đẩy mạnh tại thị trường quốc tế, liệu đây có phải là chiến lược đúng đắn của doanh nghiệp?
Xuất khẩu tôm được dự kiến sẽ hồi phục mạnh trong các tháng còn lại của năm 2018 và năm 2019 sau khi mức thuế chống bán phá giá cuối cùng của POR 12 được công bố. Tuy nhiên, vẫn còn một rào cản phức tạp hơn mà các nhà xuất khẩu Việt Nam phải vượt qua, đó là Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu (SIMP), có hiệu lực vào 31/12/2018.
Dường như thị trường đã sẵn sàng để định giá lại đồng Euro ở một mức cao trong mối tương quan với đồng USD. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước EU. Những doanh nghiệp xuất hoặc nhập hàng hóa & dịch vụ liên quan đến thị trường EU cần xem xét những kịch bản ảnh hưởng có thể xảy ra, nếu điều này trở thành sự thực. Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc. Đồng Euro mạnh hơn cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xuất nhập khẩu với đối tác thương mại lớn nhất là Hoa Kỳ. Lí do khiến chúng tôi nghĩ rằng đồng Euro có thể trở nên mạnh hơn? |
Chúng tôi cho rằng phần lớn sự cải thiện doanh thu phụ trợ của VJC trong những năm qua đến từ sự gia tăng của các chuyến bay quốc tế. Phí phụ thu trong chuyến bay quốc tế cao hơn nhiều so với chuyến nội địa.
VJC nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các chuyến bay quốc tế, đồng nghĩa xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục. Chúng tôi kỳ vọng sự cải thiện sẽ diễn ra ổn định và từng bước qua từng năm, chứ không thể có một bước nhảy vọt. Cũng cần rất nhiều thời gian để VJC có thể bắt kịp mức doanh thu phụ trợ/hành khách của các hãng top đầu. Dù vậy, chỉ cần một sự cải thiện nhỏ trong doanh thu phụ trợ/hành khách cũng sẽ làm tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận của VJC.
QNS là công ty đãn đầu trong ngành hàng sữa đậu nành tại Việt Nam với thị phần hơn 84%. Tuy nhiên, đứng trước thực tế tăng trưởng về sản lượng đang giảm tốc trong 2 năm trở lại đây, công ty phải thay đổi chiến lược của mình nhằm khẳng định vị thế “người dẫn đầu” trong ngành hàng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ phía sau.
BID cần khẩn trương tăng vốn để đáp ứng các tiêu chí Basel II, và việc này phụ thuộc vào khả năng thực hiện chào bán công khai hoặc riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược/tài chính. Nhiều khả năng BID đã chọn một ngân hàng Hàn Quốc làm nhà đầu tư chiến lược. Trong khi đó, BID cũng đang chạy roadshows để tìm kiếm các nhà đầu tư tài chính tiềm năng. Tuy nhiên, quá trình này mất nhiều thời gian do yêu cầu của NHNN rằng giá phát hành không thể thấp hơn giá thị trường.
Vào ngày 14 tháng 9 vừa qua, BID đã có thông báo về việc tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản trong tháng 10 năm 2018. Chúng ta có thể hi vọng rằng việc lấy ý kiến này có liên quan đến việc chào bán công khai hoặc riêng lẻ cổ phiếu của BID cho các nhà đầu tư chiến lược/tài chính. Việc tăng vốn, nếu thành công, sẽ gỡ bỏ nút thắt hiện tại đối với tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng.
Với giá đóng cửa vào ngày 24/09 là 34,900 VND, PBR dự phóng của BID ước tính ở mức 2,4, kém hấp dẫn so với mức trung bình hiện tại của các ngân hàng niêm yết (không bao gồm VCB), nhất là khi BID vẫn không thể tăng trưởng nhanh còn NPL và nợ VAMC vẫn ở mức cao. Chúng tôi ước tính giá hợp lý của