Trước đây vài ngày, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã tiếp tục leo thang khi Mỹ áp đặt mức thuế quan 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Những thay đổi cơ bản trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như sự biến động của thị trường tài chính được xem như “stress-test” đối với sự ổn định vĩ mô của các nước mới nổi và đang phát triển. Với Việt Nam, vẫn còn đó những rủi ro nội tại đáng báo động mặc dù sức kháng cự của nền kinh tế đối với các tác động từ bên ngoài đang được cải thiện nhờ cán cân vãng lai dương và nghĩa vụ trả nợ thấp tương đối so với tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Nghị định 107/2018/NĐ-CP, quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo, sẽ có hiệu lực từ tháng 10 năm 2018, thay thế cho Nghị định 109/2010/NĐ-CP.Thay đổi đáng chú ý nhất là điều kiện xuất khẩu gạo đã được nới lỏng.
Ngày 20/09/2018, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu. Nghị quyết sẽ có hiệu lực kể từ 01/01/2019. Theo đó, thuế môi trường với xăng sẽ tăng lên kịch khung 4.000 đồng/lít từ mức 3.000 đồng/lít. Với dầu hỏa, tăng lên 1.000 đồng/lít từ mức 300 đồng/lít hiện nay. Thuế môi trường lên các mặt hàng dầu nhờn, mỡ, mazut cũng tăng lên 2.000 đồng/lít từ mức 900 đồng/lít. Việc thông qua Nghị quyết này khiến chúng tôi khá bất ngờ khi trước đó Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định tạm hoãn thông qua vào kỳ họp tháng 7 do lo ngại lạm phát. Từ góc nhìn của chúng tôi, lạm phát và thâm hụt ngân sách là hai biến số chính lý giải hành động của Chính phủ.
KQKD sáu tháng đầu năm 2018 không khả quan. Doanh thu thuần tăng 71% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận gộp chỉ tăng 13% so với cùng kỳ do tỉ suất lợi nhuận gộp giảm. Cạnh tranh gay gắt và chi phí nhiên liệu tăng đã làm giảm biên lợi nhuận gộp từ 29% (6T2017) xuống còn 19%. Bên cạnh đó, lợi nhuận tài chính giảm 81% và chi phí hoạt động tăng 52% dẫn đến tỷ suất lợi nhuận ròng giảm xuống 16% so với 24% trong sáu tháng đầu năm 2017. LNST tăng 10%, đạt 78 tỷ đồng. Sau khi trừ lãi suất thiểu số, PATMI thậm chí giảm 2%. Công ty đã hoàn thành 44% và 59% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế cho năm hiện tại.
Chuỗi bán lẻ thực phẩm Bách Hóa Xanh đang tăng trưởng liên tục và đạt được những tín hiệu rất tích cực. Thay đổi trong chiến lược mở chuỗi giúp cải thiện doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng, từ 600 triệu đồng trong tháng 2 lên khoảng 1 tỷ đồng trong tháng 7. Cùng với đó, việc tối ưu chi phí và thay đổi cơ cấu mặt hàng cũng giúp biên lợi nhuận gộp tăng trưởng đáng kể, từ 12% cả năm 2017 lên 14% trong Quý 1 và 16% trong Quý 2 năm 2018. Mặc dù vậy, chuỗi này vẫn còn một chặng đường dài phải đi, để trước mắt là đạt tới mức hòa vốn và xa hơn là đóng góp lớn vào doanh thu/ lợi nhuận của MWG như đã được kỳ vọng. |
Với việc cảng Nam Đình Vũ đi vào hoạt động, GMD hiện là nhà khai thác cảng lớn thứ hai về năng lực xếp dỡ container tại Hải Phòng với 1,3 triệu TEU/năm. Vị thế cạnh tranh của GMD được nâng cao nhờ vào lợi thế về vị trí ở gần cửa biển của cảng này, vốn được các hãng tàu ưu tiên do có thể tiết kiệm chi phí và thời gian. Dự án này cũng chính là động lực tăng trưởng chính của GMD trong dài hạn với tổng công suất thiết kế ba giai đoạn đạt 1,6 triệu TEU/năm. Chúng tôi chưa đưa dự án Gemalink vào trong định giá lần này vì thời điểm tái khởi động chưa được xác định chính xác.
Bên cạnh việc tạo khó khăn cho nhập khẩu, nghị định 116 cũng gián tiếp thúc đẩy ngành sản xuất ô tô nội địa.
KSB chuyên khai thác và chế biến đá xây dựng. Hiện tại, công ty có 3 mỏ đá là Tân Đông Hiệp, Phước Vinh và Tân Mỹ. Gần đây, KSB đã được phê duyệt gia hạn thời gian khai thác tại mỏ Tân Đông Hiệp thêm một năm trong khi tiếp tục đầu tư vào các dự án khai thác đá mới. Ngoài ra, công ty cũng có dự án khu công nghiệp với tổng diện tích 500 ha tại tỉnh Bình Dương. Theo ban lãnh đạo, KSB ước tính tổng lợi nhuận ròng năm 2018 là 320 tỷ đồng (+15% YoY) nhờ kết quả cải thiện trong nửa cuối năm 2018 do mỏ Tân Đông Hiệp hoạt động trở lại.
Trong khoảng thời gian hoạt động kinh doanh chính đi xuống, ngoài việc khối lượng công việc thiếu hụt và giá cho thuê giàn khoan thấp, kết quả kinh doanh của PVD còn bị ảnh hưởng từ việc trích lập dự phòng các khoản phải thu của PVEP.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa dệt may xuất khẩu 8T 2018 ước tính đạt 19,4 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ. Trong đó những thị trường trọng điểm đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng giá trị vượt trội như Hoa Kỳ (+10,2%), Nhật Bản (+21,9%), Hàn Quốc (+17,7%) và ASEAN (+33,9%). Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam đang bắt đầu đẩy mạnh hàng hóa xuất khẩu vào thị trường mới Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng về giá trị ghi nhận trong 8 tháng đầu năm là 43,1%, dự kiến cuối 2018 kim ngạch xuất khẩu tại Trung Quốc sẽ đạt trên 2 tỷ USD.
Trong tám tháng đầu năm 2018, thặng dư thương mại đạt 4,7 tỷ USD, kỷ lục chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Điều này làm tăng kỳ vọng về bức tranh cán cân vãng lai tích cực trong quý 3 năm 2018 và nâng cao khả năng kháng cự của Việt Nam đối với những chấn động bên ngoài. Hoạt động giao thương tăng trưởng mạnh trở lại cũng trùng với thời điểm hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước hồi phục.
Hai mảng kinh doanh chính của LTG, thuốc BVTV và lương thực-gạo không có triển vọng quá khả quan trong năm năm tới. Thuốc BVTV, mảng đóng góp chính cho hoạt động kinh doanh của LTG có khả năng duy trì biên lợi nhuận gộp cao nhưng tiềm năng tăng trưởng doanh thu không nhiều. LTG sở hữu sản phẩm gạo chất lượng cao nhưng cần thời gian để thâm nhập thị trường. Ngoài ra, quá trình tái cơ cấu sẽ cần thêm thời gian và chi phí để thực sự hiệu quả. Do đó, chúng tôi cho rằng khả năng tăng trưởng trong trung hạn của LTG sẽ bị hạn chế.