Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đã niêm yết trên UpCom (mã cổ phiếu VEA) sau gần hai năm kể từ khi IPO vào tháng 8/2016. VEAM có vốn điều lệ trên 13 nghìn tỷ đồng, trong đó Bộ Công thương sở hữu 88,47%. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty bao gồm sản xuất động cơ, máy móc nông nghiệp và xe tải, tuy nhiên doanh nghiệp được biết đến nhờ nắm giữ quyền sở hữu của nhà nước tại một số doanh nghiệp FDI xe máy và ô tô lớn: Toyota Việt Nam (TMV), Honda Việt Nam (HVN) và Ford Việt Nam.
Nhớ lại những gì đã xảy ra vào năm 2015 khi tiền đồng trải qua một thời kỳ khó khăn do rung lắc từ thị trường tài chính Trung Quốc và sự phá giá của đồng Nhân dân tệ. Sau 3 lần giảm giá tiền đồng, NHNN đã phải bán ra khoảng 6 tỷ USD để ổn định thị trường. Theo sau đó, VND ghi nhận những biến động hoảng loạn trong hai tháng cuối năm 2016 – thời điểm ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Trong khoảng thời gian này, NHNN đã bơm vào thị trường 1-1,5 tỷ USD để hạ nhiệt sự biến động tỷ giá.
Trong bối cảnh tình hình tăng trưởng tín dụng có thể bắt đầu bị kiểm soát chặt chẽ hơn từ nửa cuối năm 2018 khiến tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng chậm lại, thì tiềm năng tăng trưởng cao của HD Saison trong ngành tài chính tiêu dùng được kỳ vọng là động lực duy trì tăng trưởng của HDB.
Trong báo cáo chiến lược tháng trước, chúng tôi đã đề cập đến việc nhóm cổ phiếu tài chính (bao gồm ngân hàng, bất động sản, và chứng khoán), vốn có tính chu kỳ cao, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng lợi nhuận của thị trường trong quý 1 vừa qua. Nhóm này chiếm tới một nửa tổng vốn hóa (Hình 1) cũng như LNST (Hình 2) của toàn thị trường. Theo đó, chúng tôi tiến hành xem xét lợi nhuận của các nhóm ngành phi tài chính như sau:
Năm 2017, Tổng công ty triển khai thành lập 2 Công ty nòng cốt trong lĩnh vực Bất động sản và Xây dựng, là Vinaconex Invest và Vinaconex CM trong chiến lược hoạt động 5 năm 2017-2022. Theo đó, Vinaconex sẽ điều chuyển các công ty dự án về đấu mối quản lý của Vinaconex Invest, trong khi đó Vinaconex CM sẽ hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và cơ sở hạ tầng.
Hodeco là một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Công ty sở hữu nhiều khu đất với vị trí đắc địa tại thành phố Vũng Tàu. Hodeco tập trung vào phân khúc căn hộ, nhà ở xã hội và đất nền. Bên cạnh đó, doanh nghiệp gần đây cũng đang lấn sang phát triển căn hộ nghỉ dưỡng. KẾT QUẢ KINH DOANH
|
Mặc dù có dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh rất tốt (~2.000 tỷ đồng/năm), thị trường lại định giá DCM ở mức khá thấp với giá trị vốn hóa chỉ ~5.700 tỷ đồng (thậm chí còn thấp hơn cả giá trị sổ sách 6.400 tỷ, là giá trị chưa tính đến các tài sản vô hình khác như thương hiệu, thị phần). Điều này đồng nghĩa thị trường đang sử dụng một tỷ lệ chiết khấu cao cho cổ phiếu DCM. Bài viết dưới đây chia sẻ một vài suy nghĩ của chúng tôi về vấn đề này dưới góc nhìn dòng tiền.
Sợi Thế Kỷ vừa công bố sơ lược kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2018 với doanh thu đạt 994,6 tỷ đồng (42% kế hoạch) và LNST ghi nhận 77,6 tỷ đồng (61% kế hoạch đề ra). Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục xây dựng nền tảng, tập trung đầu tư phát triển mảng hoạt động cốt lõi nhằm đón đầu xu hướng chuyển dịch đơn hàng dệt may từ Trung Quốc sang Việt Nam với chi phí nhân công, chi phí sản xuất cạnh tranh, đồng thời tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại Việt Nam (CPTPP, EVFTA) để được hưởng các ưu đãi về thuế quan.
Chúng tôi ước tính các cảng biển tại Hải Phòng đã xử lý tổng cộng 4,5 triệu TEU container trong năm 2017, tăng 11,1% YoY, đạt 30% tổng sản lượng container tại Việt Nam. Là một cửa khẩu quốc tế cho hoạt động xuất nhập khẩu, chúng tôi dự báo sản lượng container của Hải Phòng trong năm 2018 đạt khoảng 5 triệu TEU (+ 12% YoY) do: (1) tăng trưởng bền vững của vốn FDI giải ngân, (2) Miền Bắc vẫn chiếm tỷ trọng lớn của dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam.
Trong năm 2018, dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tại Châu Á được dự báo sẽ tiếp tục chững lại mặc dù dòng FDI vốn chảy vào các nước CLMV, gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, có thể sẽ tăng. Điều này là do hàng loạt các rủi ro đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, bao gồm 1) Rủi ro địa chính trị liên quan tới căng thẳng thương mại leo thang và chính sách bảo hộ, 2) Cải cách thuế tại Mỹ, 3) Dự báo kinh tế vĩ mô toàn cầu kém khả quan trong dài hạn và 4) Rủi ro lãi suất tăng tại các nền kinh tế phát triển hàm chứa những tác động mạnh tới đồng tiền và sự ổn định kinh tế của các thị trường mới nổi.
Văn Phú là chủ đầu tư bất động sản sở hữu quỹ đất lớn tại quận Hà Đông, Hà Nội và một số mảnh đất khác có vị trí tương đối đắc địa ở các quận khác như Giảng Võ, Nam Từ Liêm, Đống Đa và Tây Hồ, Hà Nội. Công ty rất tích cực trong việc triển khai các dự án BT, nhằm đổi đất lấy hạ tầng.
Cùng với sự đi xuống của giá dầu, PXS là một trong những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong ngành dầu khí. Hầu hết doanh thu của PXS đến tư xây lắp nên trong giai đoạn giá dầu giảm, dự án mới không có đã khiến hoạt động kinh doanh của công ty liên tục đi xuống trong các năm gần đây. Với con số kế hoạch năm 2018, chúng tôi cho rằng công ty sẽ tiếp tục đối diện với khó khăn trước khi có sự bức phá mạnh từ 2019.