Tựu trung lại cho 9 tháng, mức tăng trưởng LNST của các doanh nghiệp trên VN-Index và HNX-Index lần lượt là 15,1% và 22,0%. Với mức tăng trưởng LNST của VN-30 chỉ là 11%, đà tăng 34,5% của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là điều đáng để cân nhắc lại. khi mà chỉ số rõ ràng bị ảnh hưởng không nhỏ từ ROS. Mặt khác, các cổ phiếu vốn hóa vừa (đứng đầu là PPC, DXG, HBC, NLG …) có tăng trưởng cao, nhưng diễn biến về giá lại không thật sự tích cực trong khoảng thời gian vừa qua. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý NĐT cũng cần quan tâm sâu hơn vào chất lượng và tính bền vững về lợi nhuận của từng cổ phiếu.
Về mặt định giá, các doanh nghiệp dược đầu ngành đều đang giao dịch ở mức P/E cao khoảng hơn 20 lần, tức thặng dư đáng kể so với mức P/E 16 lần của VN-Index. Đối với PME, chúng tôi tin rằng PME cũng xứng đáng với mức P/E dành cho các doanh nghiệp tăng trưởng. Các thuận lợi về mặt chính sách cộng hưởng với nền tảng cạnh tranh bền vững là hệ thống nhà máy hiện đại là cơ sở cho nhận định trên. Sử dụng phương pháp P/E và FCFF, chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý của PME vào khoảng 124.000 đồng/cp. Kết hợp với cổ tức tiền mặt 2.000 đồng/cp, tổng mức sinh lời kỳ vọng khoảng 85% so với mức giá chào sàn 68.000 đồng/cp. Do vậy, chúng tôi đưa ra quan điểm MUA đối với cổ phiếu PME.
Tình đến ngày 30/09/2017, dư nợ cho vay của các CTCK trên thị trường đạt hơn 36.155 tỷ đồng, tăng 9,2% so với con số cuối Q2 vừa qua và tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính từ đầu năm đến nay, lượng margin đổ vào thị trường đã liên tục tăng lên từ mức 29.688 tỷ đồng lên mức hơn 36.155 tỷ đồng.
9T2017, FPT đạt doanh thu trên 31.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ và đạt LNST (cổ đông công ty mẹ) trên 1.500 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh 3 quý vừa qua của FPT nằm ở tăng trưởng doanh thu của khối Viễn thông và sự cải thiện rõ rệt trong hiệu quả hoạt động của khối Công nghệ và khối Phân phối, bán lẻ.
Vào ngày hôm qua, SGDCK TPHCM đã công bố kết quả đấu giá Tổng công ty thương mại XNK Thanh Lễ (Thalexim) với giá trúng bình quân là 14.832 đồng/cp, cao hơn 40% so với mức giá khởi điểm.
IDICO là một trong những nhà phát triển cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Phát triển dựa trên năng lực thi công xây lắp nhiều năm, Công ty mở rộng đầu tư vào lĩnh vực khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng và thủy điện. Trong ngắn hạn, mảng khu công nghiệp sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính cho IDICO thúc đẩy bởi dòng vốn FDI giúp tăng nhu cầu thuê đất công nghiệp và giá thuê. Bên cạnh vị trí đắc địa, giá thành phát triển các KCN thấp từ các năm trước là một lợi thế cạnh tranh khác của IDICO. Mặt khác, mảng đầu tư hạ tầng giao thông và thủy điện sẽ đóng vai trò động lực tăng trưởng trong dài hạn. Nhu cầu sử dụng ngày càng tăng và dòng tiền kinh doanh ổn định là điểm mạnh của hai mảng kinh doanh này. Hiện tại, Công ty có sức khỏe tài chính khá tốt khi 2/3 nợ vay gắn liền với các dự án mang về dòng tiền lành mạnh (thủy điện và thu phí).
Quý 3/2017, tổng doanh thu và lợi nhuận của CTCP Cơ điện lạnh (HSX:REE) đạt lần lượt 1.083 tỷ đồng (+16% YoY) và 398 tỷ đồng (+51% YoY). Lũy kế 9T2017, tổng doanh thu và lợi nhuận đạt lần lượt 3.327 tỷ đồng (+41% YoY) và 1.099 tỷ đồng (+113% YoY), tương ứng hoàn thành 72% kế hoạch doanh thu và 97% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Trong số 650 tỷ đồng tiền mặt và gửi ngân hàng (hay hơn 20.000 đồng/cổ phiếu), chúng tôi ước tính số tiền nhàn rỗi của DQC rơi vào khoảng 9.000 đồng/cổ phiếu. Khoản tiền này, cộng thêm với mức định giá theo P/E khoảng 8 lần thì trong ngắn hạn giá DQC rơi vào khoảng 8x3+9 =33.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, 3 tháng sau báo cáo phân tích DQC của Rồng Việt Research, giá cổ phiếu DQC cuối cùng đã giảm về vùng hợp lý. Câu hỏi đặt ra là liệu đây đã là điểm mua vào thích hợp để đón đầu sự tăng trưởng của đèn LED trong tương lai?
STK vừa công bố KQKD quý 3 với doanh thu đạt 531,6 tỷ đồng (+72% so với cùng kỳ) và LNST đạt 17,8 tỷ đồng (+146%) so với cùng kỳ. Như vậy lũy kế chín tháng năm 2017, STK đã ghi nhận 1.449,7 tỷ đồng doanh thu và 66,9 tỷ đồng LNST, hoàn thành tương ứng 76% kế hoạch doanh thu và 77% kế hoạch lợi nhuận.
RongViet Research gửi tới nhà đầu tư Báo cáo Cập nhật KQKD Q2/2017 đối với CTCP Nhựa Bình Minh (BMP-HSX) với quan điểm và khuyến nghị như sau:
BMP là nhà sản xuất vật liệu xây dựng có thương hiệu ống nhựa lâu đời được sử dụng rộng rãi trong các công trình công cộng và dân dụng. Mặc dù nắm giữ mức thị phần đầu ngành và đạt tăng trưởng lợi nhuận hằng năm đáng kể, BMP gần đây đang phải đối mặt với sự cạnh tranh về chiết khấu thương mại khốc liệt từ những doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Thêm vào đó, sự hồi phục của giá bột nhựa khiến các tỷ suất sinh lời của BMP sụt giảm đáng kể so với những năm trước. Dựa trên việc mức giá niêm yết ống nhựa không thay đổi trong 5 năm gần nhất, chúng tôi cho rằng lợi nhuận của BMP sẽ chỉ cải thiện nếu doanh nghiệp có thể tăng giá bán.
CTCP Long Hậu (HSX:LHG) đã công bố KQKD Q3/2017 với doanh thu ghi nhận 64,3 tỷ đồng (giảm 11%YoY) và LNST đạt 27,7 tỷ đồng (tăng 31%YoY). Như vậy, trong 9T2017, Công ty đã hoàn thành 37% kế hoạch doanh thu và 54% kế hoạch lợi nhuận. Kết quả LNST hạch toán đạt thấp không nằm ngoài dự kiến do Công ty tập trung thanh lý hợp đồng và cho thuê lại đất từ các khách hàng chậm trả trong 9T2017. Bên cạnh đó, với yêu cầu phải thu tiền trên 90% giá trị hợp đồng để đủ điều kiện ghi nhận doanh thu một lần, Công ty nhiều khả năng sẽ ghi nhận kết quả các diện tích đất cho thuê mới trong Q4/2017.
Trong 1 tuần trở lại đây, giá cổ phiếu QNS giảm mạnh từ mức 66.000 đồng/cp về mức 55.200 đồng/cp, tương ứng với mức giảm 16%. Đồng thời, trên thị trường có những thông tin đồn đoán về kết quả kinh doanh Q3 2017 của QNS với con số khá thất vọng.