Trong tháng Tư vừa qua, dù thị trường diễn biến không thật sự quả thuận lợi, nhà đầu tư ngoại nhìn chung vẫn giao dịch tích cực.
Từ mức đỉnh 84.700 đồng (giá đã điều chỉnh) vào tháng 7 năm 2016, giá của DQC đã sụt giảm mạnh tới 44%, phiên giao dịch 4/5 hôm nay chỉ còn 47.800 đồng. Nếu ước tính theo mức lợi nhuận kế hoạch của doanh nghiệp thì hiện tại định giá theo P/E của DQC là 13,6 lần, vẫn còn cao hơn đáng kể so với mức P/E của doanh nghiệp cùng ngành RAL là 9 lần. Điều này có thể phần nào giải thích cho biến động giá của DQC và RAL trong thời gian vừa qua, và hoàn toàn có khả năng tiếp diễn trong thời gian tới.
Cổ phiếu MBB của Ngân hàng Quân đội đã tăng giá bốn phiên liên tiếp. Chúng tôi cho rằng việc tăng giá này đang phản ánh kết quả kinh doanh Q1/2017 khả quan của MBB.
Theo BCTC quý 1/2017 của VCB, trong khi huy động khách hàng chỉ tăng trưởng 3,2% YoY thì cho vay khách hàng tăng trưởng xấp xỉ 8,4% YoY, cao gần gấp đôi mức tăng bình quân của toàn hệ thống. Tỷ lệ tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) do vậy tăng nhẹ lên mức 82% song vẫn thấp hơn giới hạn tối đa 90% của NHNN. Nhờ tín dụng tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lãi biên ròng (NIM) tăng nhẹ lên 2,8% (2016: 2,7%) và thu nhập lãi thuần tăng trưởng hơn 16% YoY, đóng góp 72% trong cơ cấu thu nhập hoạt động của ngân hàng.
Nhìn lại KQKD 2016
Năm 2016, HSC ghi nhận mức doanh thu 824 tỷ đồng (+39% YoY), vượt kế hoạch 12%, và chi phí ở mức 440 tỷ đồng, tăng 38% YoY. Do đó, lợi nhuận trước và sau thuế tăng lần lượt 42% và 43% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 353 tỷ và 305 tỷ đồng.
Hôm nay VLC cũng thu hút sự bàn luận của nhà đầu tư khi KQKD Q1/2017 được công bố do tình hình giá thịt lợn đang là tâm điểm dư luận gần đây.
Sáng nay, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HSX: PNJ), cổ phiếu nằm trong danh sách ưa thích cua chúng tôi, vừa mới tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2017. Ở đại hội, đại diện của Công ty đã chia sẻ nhiều thông tin về KQKD tích cực của năm 2016 và định hướng phát triển cho giai đoạn tới.
Có thể nói 2016 là một năm thành công với BFC khi LNST ghi nhận mức tăng trưởng 21%, trong khi lợi nhuận của phần đa các công ty phân bón khác tăng khá chậm hoặc thậm chí giảm. Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, các kết quả đạt được của BFC trong năm 2016 và quý 1 năm 2017 rất đáng ghi nhận:
So với các doanh nghiệp đá cùng ngành, CTCP Hóa An (HSX – DHA) có phần lợi thế hơn nhờ có tới 3 mỏ đá với thời hạn khai thác dài (trên 10 năm) và trữ lượng còn nhiều. Các mỏ đá của DHA dù không ở vị trí đắc địa như cụm mỏ ở Dĩ An (Tân Đông Hiệp, Núi Nhỏ) nhưng cũng có triển vọng tiêu thụ khả quan nhờ nhu cầu tiêu thụ đá ở các tỉnh miền tây gia tăng.
Đánh giá thêm tác động từ việc PTSC AP (liên doanh giữa PVS và Yinson), đơn vị sở hữu tàu FPSO Lam Sơn sẽ chấm dứt hợp đồng trước hạn với Lam Sơn JOC, RongViet Research điều chỉnh dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ của PVS năm 2017 về mức 17.995 tỷ đồng (-3,7% YoY) và 772 tỷ đồng (-24,4% YoY). Mặc dù doanh thu và lợi nhuận có thể chênh lệch theo từng năm nhưng xét về tổng thể vòng đời dự án thì sự thay đổi đối với FPSO Lam Sơn sẽ không đem lại quá nhiều ảnh hưởng lên hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Do đó, RongViet Research duy trì giá mục tiêu 21.900 đồng/cp đối với PVS như báo cáo đã phát hành ngày 03/04/2017 và tiếp tục khuyến nghị MUA trong DÀI HẠN.
PMC được biết đến như một trong những công ty duy trì tỷ suất lợi nhuận tốt nhất trong ngành dược, nhưng vẫn luôn giao dịch ở mức P/E thấp hơn đáng kể so với các công ty đầu ngành như DHG, IMP hay DMC. Một trong những lý do là thị trường quan ngại về dư địa tăng trưởng của công ty khi nhà máy của PMC hiện đã hoạt động hết công suất. Việc xây dựng nhà máy non-betalactam mới theo tiêu chuẩn PIC/S châu Âu vẫn còn xa mới tiến hành do dự kiến phải đến năm 2018 hoặc đầu 2019 công ty mới nhận giao đất ở khu 2 của khu công nghệ cao quận 9 (TPHCM), chưa kể thời gian xây dựng nhà máy phải mất thêm khoảng 2 năm. Cho tới khi đó, PMC vẫn sẽ phải trông cậy vào doanh thu ổn định của các sản phẩm chủ lực như thuốc nhỏ mắt (chiếm khoảng 20% doanh thu), dung dịch sát khuẩn Povidine (9-10% doanh thu) và thuốc lợi gan mật B.A.R (9-10% doanh thu).
Gần đây, RongViet Research đã có cuộc trao đổi nhanh với đại diện CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HSX: PPC) về kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp. Theo đó, việc trả nợ trước hạn đã được thông qua với lộ trình 3 năm (2017 – 2019). Trong năm 2017, PPC sẽ chuyển trả 16 tỷ Yên vào tháng 4/2017. Với tỷ giá xác định tại ngày 31/03/2017, ước tính lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện là hơn 121 tỷ đồng. Dư nợ còn lại sẽ được trả trong năm 2018 và 2019. Như vậy, với quyết định trả nợ sớm như trên, thu nhập từ năm 2017 của PPC sẽ chủ yếu được đóng góp từ sản xuất điện và từ các khoản đầu tư ngành điện khác (công ty LDLK và đầu tư tài chính).