Sản lượng điện của CTCP Thủy điện Miền Trung (CHP – HSX) trung 3 tháng đầu năm 2017 mang đậm dấu ấn từ ảnh hưởng của hiện tượng La Nina. Theo cập nhật từ phía CHP, sản lượng điện thương phẩm Q1 2017 đạt 240,5 triệu kWh (+202,9% YoY) và doanh thu đạt 224,5 tỷ đồng (+158,0% YoY) tương ứng với giá bán điện bình quân đạt 1.017 đồng/kWh (-14,8% YoY). Với mức doanh thu này, LNST của CHP trong Q1 2017 ước đạt 132 tỷ đồng (Q1 2016: 8,8 tỷ đồng). Như vậy, chỉ sau quý 1 thì CHP đã hoàn thành 60% kế hoạch lợi nhuận năm 2017 (dự kiến sẽ trình ĐHĐCĐ 2017 sắp tới).
Là một trong những cổ phiếu có nhiều biến động về giá trong năm 2016, diễn biến giá cổ phiếu của CTCP gạch men thanh thanh (HNX: TTC), doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại gạch ceramic lát nền (2 triệu m2/năm); gạch ốp tường (2 triệu m2/năm) và gach bán sứ (1,5 triệu m2/năm), có phần kém tích cực từ đầu năm khi KQKD có sự thụt lùi. Cụ thể, với sự cạnh tranh gia tăng với hàng Trung Quốc và công suất gạch ceramic của Việt Nam hiện đang dư thừa, doanh thu bán hàng của TTC trong năm 2016 giảm gần 10% so với năm trước đó. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh tối ưu hóa sản xuất, biên lợi nhuận của TTC lại có sự cải thiện khá tốt.
Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành dưới tác động tiêu cực từ yếu tố thời tiết, cạnh tranh trở nên khá gay gắt. Các “ông lớn” trong ngành, bao gồm Lộc Trời và VFG gia tăng doanh thu khá tốt với mức tăng trưởng lần lượt là 17% và 12%, trong khi doanh số của các công ty nhỏ hơn tăng không đáng kể hoặc sụt giảm.
CTCP Nhựa Đồng Nai (HNX: DNP) là một trong những cổ phiếu được chúng tôi khuyến nghị Mua trong báo cáo chiến lược năm 2017 với giá mục tiêu là 29.600. Tại buổi ĐHĐCĐ cuối tuần trước, ban lãnh đạo Công ty đã chia sẻ một vài thông tin khá cụ thể về chuyển biến ở từng mảng kinh doanh và định hướng phát triển dài hạn của DNP.
Dòng chứng khoán thể hiện sức mạnh vượt trội so với thị trường. KLGD tại những cổ phiếu nhóm này tăng đột biến cùng với sự tham gia mạnh mẽ của khối ngoại. Tại những mã như VND (tăng trần), SHS (tăng trần), SSI (+700 đồng/cp), BVS (+600 đồng/cp), lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% tổng KLGD hôm nay. Nước ngoài mua ròng hơn 298 tỷ đồng trên 2 sàn, trong đó top 5 mua ròng trên HSX và HNX đều có sự hiện diện của các cổ phiếu ngành chứng khoán như SSI (32 tỷ đồng), VND (13 tỷ đồng), SHS (4 tỷ đồng), BVS (3 tỷ đồng). Hiện tại đang có khá nhiều thông tin hỗ trợ cho nhóm ngành này...
CTD vừa tổ chức họp báo về việc hoãn Đại hội đồng cổ đông năm 2017 ngày 13/04/2017. Đại diện Coteccons cho biết ĐHCĐ sẽ dời ngày họp khoảng một tháng để chốt các báo cáo và chiến lược trước khi công bố và xin ý kiến cổ đông. Tại buổi họp báo, lãnh đạo của Coteccons đã cập nhật sơ bộ KQKD Quý 1, kế hoạch năm 2017 cũng như phương án nới giới hạn sở hữu NĐTNN sẽ trình lên ĐHCĐ sắp tới.
Từ sau ngày giao dịch không hưởng quyền cổ phiếu thưởng (1:1), diễn biến giá của cổ phiếu KSB có phần đi ngược so với các cổ phiếu cùng ngành. Cụ thể, sau ngày chia, cổ phiếu KSB đã tăng 13,9% trong khi NNC giảm 2,0%, C32 giảm 5% và DHA mất 3%. Chúng tôi cho rằng bên cạnh hiệu ứng thanh khoản, triển vọng kinh doanh ở KCN Đất Cuốc và các thông tin râm ran về KQKD quý 1/2017 là các yếu tố chính hỗ trợ giá của cổ phiếu này.
Ngày 03/04/2017, PVS đón nhận thông tin không mấy khả quan về việc chấm dứt hợp đồng của tàu FPSO Lam Sơn. FPSO Lam Sơn là tàu kho nổi được vận hành bởi công ty PTSC Asia Pacific (PTSC AP), một liên doanh liên kết giữa Yinson (49%) và PVS (51%). Theo đó, hợp đồng chấm dứt do sự giải thể của Lam Sơn JOC (liên doanh giữa Petronas và PVEP), đơn vị khai thác mỏ dầu khí Thăng Long – Đông Đô tại Việt Nam. Theo chia sẻ của Yinson, hoạt động giải thể sẽ được diễn ra vào ngày 30/06/2017.
Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu TCM là 25.300 đồng và đưa ra khuyến nghị TÍCH LŨY trong DÀI HẠN với cổ phiếu này. So với khuyến nghị trong “Báo cáo chiến lược năm 2017”, định giá của TCM được điều chỉnh cao hơn 13% do Công ty có sự thay đổi trọng yếu về tỷ lệ khen thưởng phúc lợi.
Chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường tại Việt Nam, Công ty cổ phần Thế giới số (DGW – HSX) đang có những bước chuyển mình nhằm thoát khỏi cái bóng là một nhà phân phối sỉ các sản phẩm điện tử và di động. Năm 2017 được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng đối với DGW về hoạt động cốt lõi lẫn sự định hình cho triển vọng dài hạn. RongViet Research đánh giá sẽ có ba câu chuyện đến từ DGW trong năm nay cần quan tâm để có cái nhìn rõ hơn về sự thay đổi này.
Doanh thu và LNST cty mẹ của PVS được dự phóng đạt 18.534 tỷ đồng (-0,8%) và 856 tỷ đồng (-17,6% yoy), EPS 2017 dự phóng khoảng 1.900 đồng/cp, tương ứng P/E forward là 9,3x. RongViet Research nhận định KQKD năm 2017 có thể sẽ chưa cải thiện nhưng sẽ là thời điểm quay đầu cho đà hồi phục trong dài hạn. Do đó, đây là thời điểm tốt để theo dõi và cân nhắc đầu tư vào cổ phiếu PVS nhằm đón đầu câu chuyện tích cực hơn vào nửa cuối năm 2017. Do đó, RongViet Research đưa ra khuyến nghị TÍCH LŨY trong DÀI HẠN đối với cổ phiếu PVS tại giá mục tiêu là 21.900 đồng/cp.
Tuần qua, RongViet Research đã có dịp trao đổi với đại diện Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC – HSX) về tình hình sản xuất kinh doanh và việc thoái vốn tại công ty con. Theo đó, sản lượng điện tuy giảm nhưng được bù đắp bởi mức tăng đáng kể trong giá bán điện và việc hoàn tất thoái vốn cũng đã đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh quý 1 của PPC.