Gần đây, Rồng Việt Research đã có cuộc gặp gỡ với đại diện CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HAX - HSX) – nhà phân phối MBV duy nhất niêm yết trên sàn. Trong phạm vi góc NKCV hôm nay, chúng tôi mong muốn gửi đến quý nhà đầu tư một số cập nhật về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Hôm nay, 73,35 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Cổ phần Phong Phú (PPH) đã chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM với giá mở cửa 25.000 đồng/cp. Chốt phiên giao dịch đầu tiên, PPH giảm 16% còn 21,000 đồng. Chúng tôi có một vài bình luận nhanh về hoạt động của doanh nghiệp này và sức hấp dẫn của mức giá hiện tại.
Lên sàn vào năm khu vực cảng Hải Phòng hưởng lợi từ “yếu tố hàng lạnh”, cổ phiếu CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH-HSX) từng tăng mạnh 50-60% so với giá chào sàn vào tháng 03/2015. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, quy hoạch không đồng bộ tại khu vực cảng biển này tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa 10-12 cảng trên cùng một lưu vực sông. Trong bối cảnh hàng hóa tăng chậm hơn kì vọng, các cảng nhỏ nằm ở thượng nguồn, trong đó có HAH, là đối tượng chịu tác động mạnh nhất.
Chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý của QNS vào khoảng 87.400 đồng/cp, kết hợp với cổ tức tiền mặt ~2.500 đồng/cp, tổng mức sinh lời kỳ vọng khoảng 24,6% so với mức giá đóng cửa ngày 18/08/2017. Do vậy, chúng tôi đưa ra quan điểm MUA đối với cổ phiếu QNS.
RongViet Research gửi tới nhà đầu tư Báo cáo Cập nhật KQKD Q2/2017 đối với CTCP Phú Tài (PTB-HSX) với quan điểm và khuyến nghị như sau:
RongViet Research đã có buổi gặp gỡ với Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HSX: PVD) và chúng tôi xin được trình bày một vài thông tin liên quan đến hoạt động các giàn khoan
Gần đây, chúng tôi có cuộc trao đổi với đại diện CTCP Xây Lắp Điện I (HSX: PC1) về tình hình SXKD hiện tại của doanh nghiệp. Những chuyển biến mới đây ở doanh nghiệp đã giúp củng cố quan điểm của chúng tôi rằng các động lực cho sự tăng trưởng bùng nổ của PC1 trong năm 2018 đang dần hiện rõ khi tiến gần về cuối năm 2017.
Hôm nay là ngày giao dịch đầu tiên của hơn 1,33 tỷ cổ phiếu VPB trên sàn HSX với giá chào sàn 39.000 đồng/cp. Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên, giá đóng cửa của VPB không đổi so với giá chào sàn và hơn 58 triệu cổ phiếu được trao tay (NĐT nước ngoài mua ròng xấp xỉ 37,4 triệu cổ phiếu). Tỷ lệ sở hữu NĐT nước ngoài tối đa tại VPB là 25%, 5% còn lại hiện được VPB dành cho việc chào bán riêng lẻ cho IFC (thông qua trái phiếu chuyển đổi). Như vậy, sau phiên giao dịch hôm nay, tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tại VPB đã chạm mức 25% (trên tổng SLCP là 14,06 tỷ cổ phiếu).
Mặc dù là ngân hàng thứ 12 niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, sản phẩm dịch vụ và khách hàng mục tiêu của VPB hoàn toàn khác biệt với các ngân hàng truyền thống. Do vậy, cổ phiếu VPB đang được kỳ vọng sẽ là lựa chọn hoàn toàn mới dành cho Nhà đầu tư quan tâm cổ phiếu ngành ngân hàng.
Cập nhật các dự án bất động sản tại khu vực quận 10, HCM
Gần đây, chúng tôi có cuộc trao đổi với đại diện CTCP Fecon (FCN-HSX) về tình hình triển khai các dự án và triển vọng kinh doanh của Công ty như sau. FCN hiện đang tập trung vào 03 mảng cốt lõi: (1) Thi công nền móng, (2) Thi công công trình ngầm và (3) Xây dựng hạ tầng giao thông. Đến 30/6/2017, Công ty đã kí kết tổng giá trị các gói thầu lên đến 2500 tỷ đồng và các dự án mới có thể kí kết trong 6 tháng cuối năm với giá trị tăng thêm gần 1000 tỷ đồng. Do đặc thù quyết toán các công trình rơi vào các quý cuối năm, KQKD 6T2017 của Công ty chỉ mới hoàn thành 25% và 31% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra.
Các sự kiện đang diễn ra trên thị trường thép thế giới đang dự báo xu hướng tăng mạnh của giá thép trong tương lai. Các chính sách tái cơ cấu ngành thép của Trung Quốc bằng quyết tâm cắt giảm dư cung thép và ngưng các nhà máy gây ô nhiễm môi trường và lực cầu dồi dào của nước này trong những tháng gần đây đã khiến giá phôi thanh và thép cán nóng thế giới tăng mạnh kể từ tháng 5. Các nguyên liệu thượng nguồn như quặng sắt, than cốc và thép phế cũng đang trong đà tăng tương đối vững chắc. Chúng tôi cho rằng xu hướng giá ổn định theo hướng đi lên như hiện tại là điều kiện tốt để các nhà máy thép đạt tăng trưởng sản lượng cũng như duy trì biên lợi nhuận.
FPT vừa mới công bố hoàn thành thoái vốn một phần sở hữu tại FPTRetail cho các nhà đầu tư tài chính. Theo đó, 6 triệu cổ phiếu của FPTRetail, công ty có vốn điều lệ 200 tỷ đồng đã được chuyển nhượng cho các quỹ đầu tư quản lý bởi Dragon Capital và VinaCapital. Theo đó, FPT sẽ sở hữu 55% cổ phần của FPTRetail và vẫn là cổ đông nắm quyền kiểm soát, vì vậy lợi nhuận từ thương vụ này sẽ không được ghi nhận vào KQKD Q3 của FPT.