TCT Cảng HK Việt Nam – CTCP (ACV-Upcom) quản lý và khai thác độc quyền 22 sân bay thương mại tại Việt Nam. Thu nhập người dân cải thiện, chi phí bay ngày càng phù hợp và Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng cho dịch vụ cảng hàng không của ACV. Chúng tôi lạc quan lượng khách qua cảng của ACV sẽ duy trì đà tăng trưởng 15-20%/năm trong giai đoạn tới. Các dự án mở rộng (ga TSN, Cát Bi, Nội Bài, Phú Quốc) giai đoạn 2016-2018 sẽ bổ sung thêm gần 23% năng lực phục vụ hành khách và giảm bớt phần nào áp lực quá tải hiện tại. Với định phí khấu hao chiếm tỉ trọng lớn, đề xuất tăng giá cước các dịch vụ hàng không nếu được chấp thuận sẽ tác động tích cực lên lợi nhuận của Công ty.
Nhìn lại năm 2016, sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường đạt 304.427 chiếc, tăng 24% so với cùng kỳ. Mặc dù ngành vẫn duy trì mức tăng trưởng trên hai con số nhưng tốc độ tăng đã bắt đầu giảm so với hai năm trước. Đáng chú ý, tăng trưởng trong hai tháng cuối năm chững lại đáng kể, doanh số bán ô tô tháng 11/2016 đạt 28.431 chiếc, giảm 4% so với cùng kỳ, tháng 12/2016 đạt 33.295 chiếc, chỉ tăng 13% so với cùng kỳ. Tính theo loại xe, xe du lịch và xe thương mại lần lượt tiêu thụ 182.347 xe (+27% so với cùng kỳ) và 106.347 xe (+19% so với cùng kỳ). Nhìn về tốc độ tăng trưởng chung, có thể thấy nhu cầu tiêu thụ ô tô đang trong giai đoạn giảm tốc, tuy nhiên, nội tại ngành có những điểm nhấn đáng chú ý sau:
CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HSX: PNJ), cổ phiếu trong danh sách ưa thích của RongViet Research, vừa mới công bố KQKD sơ bộ năm 2016. Theo đó, doanh thu năm 2016 ước đạt 8.720 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2015. Đặc biệt, mảng bán lẻ duy trì khả quan với tốc độ tăng trưởng lên đến 29%; trong đó, tăng trưởng của các của hàng cũ vào khoảng 8-9% và đóng góp của các cửa hàng mới vào doanh thu ước tính là 12%. Biên lợi nhuận gộp cải thiện 0,63 điểm phần trăm so với năm 2015. LNTT ước đạt 608 tỷ đồng, tăng 204% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ các khoản mục bất thường, LNTT của PNJ cao hơn năm 2015 khoảng 23%.
Trong tuần, RongViet Research đã có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với đại diện của Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PXS – HSX). Theo chia sẻ, năm 2016 chứng kiến sự sụt giảm cả về doanh thu và lợi nhuận trước thuế với lần lượt 1.550 tỷ đồng (-11,2% yoy) và 110 tỷ đồng (-22,0% yoy). Kết quả trên chỉ tương ứng với ~75% kế hoạch đã đặt ra từ đầu năm. Cổ tức dự kiến sẽ duy trì 13%.
Kể từ khi thành lập, Vietjet Air đã cho thấy tốc độ tăng trưởng thần tốc. Từ một chiếc máy bay ban đầu, đội bay của Vietjet Air đến cuối 2016 đã là 42 chiếc, và dự kiến sẽ được nâng lên 78 chiếc vào năm 2019. Giai đoạn 2020 đến 2023, quy mô đội bay của hãng sẽ có sự tăng đột biến khi mỗi năm tiếp nhận thêm 24 chiếc Boeing 737-Max200. Điều này đặt ra câu hỏi liệu Vietjet có thể khai thác tối ưu lượng máy bay rất lớn này.
Sau khi RongViet Research công bố báo cáo Dự cảm năm 2017, nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến tình hình thanh khoản trong hệ thống ngân hàng năm nay. Lý do dễ thấy là trong năm 2016, nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ của NHNN, dòng tiền trong nước đã có xu hướng mạnh lên và hỗ trợ tích cực cho đà tăng điểm của thị trường chứng khoán. Năm 2017, câu chuyện này liệu có lặp lại? Những rủi ro và cơ hội đối với nhà đầu tư chứng khoán đứng từ góc độ dòng tiền sẽ được chia sẻ trong bài viết hôm nay.
Ngành dệt may gần đây đón nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư, nổi bật nhất là “ông lớn” đầu ngành Vinatex (VGT) đã giao dịch sàn Upcom. Sắp tới đây, một doanh nghiệp sợi lớn là CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex với mã giao dịch FTM) sẽ tiếp nối chào sàn HSX. Ngày chào sàn dự kiến là ngày 18/01/2017 với mức giá tham chiếu là 18.000 đồng/cp. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về hoạt động kinh doanh của Fortex.
Sau một năm giảm mạnh năm 2015, giá hàng hóa đã hồi phục một cách ấn tượng năm 2016, kết thúc chu kỳ giảm kéo dài 5 năm. Trong các mặt hàng, giá quặng sắt và kẽm tăng nhiều nhất. Đà hồi phục được kì vọng sẽ tiếp tục kéo dài trong vòng vài năm, được hỗ trợ chủ yếu từ các yếu tố cung cầu. Cụ thể các nhà sản xuất đã trở nên thận trọng hơn do các hàng hóa trên thị trường giao dịch thấp hơn chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất trên thế giới cũng đã cắt giảm sản lượng cũng như đầu tư vào các dự án tương lai.
Năm 2016 chứng kiến sự sụt giảm sâu nhất của giá dầu với chỉ còn 27 USD/thùng trong Q1, hình thành mức đáy 10 năm. Mặc dù vậy, đây cũng đánh dấu một sự đảo chiều khá tích cực khi giá dầu đã duy trì sự hồi phục bền vững lên trên 55 USD/thùng vào cuối năm. Trung bình cả năm, giá dầu Brent đạt 45 USD/thùng. Trước bối cảnh trên, ngành dầu khí Việt Nam trong năm qua cũng hứng chịu những tác động tiêu cực, đặc biệt lên những doanh nghiệp là trụ đỡ của ngành như PVN.
Hiện tại, TCT Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV-UPCOM) là đơn vị quản lý trực tiếp 22 sân bay ở Việt Nam. Tổng lượng hành khách toàn hệ thống của ACV ước đạt 81 triệu khách trong năm 2016 và đứng trong nhóm đầu về quy mô hành khách trong khu vực. (1) Cơ cấu dân số trẻ với thu nhập gia tăng (tầng lớp trung lưu sẽ chiếm ½ dân số Việt Nam trong 05 năm tới theo Nielson), (2) chi phí bay ngày càng “vừa túi tiền” và (3) thời gian di chuyển nhanh sẽ là động lực quan trọng tiếp tục thu hút hành khách đến với phương thức vận chuyển này.
Nhìn lại chặng đường năm 2016, bức tranh chung của hoạt động sản xuất phân bón khá ảm đạm do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi như nhu cầu trong nước suy giảm, áp lực cạnh tranh gia tăng và tác động không thuận lợi của nhiều chính sách thuế. Bước sang năm 2017, nhiều chuyển động liên quan đến chính sách thuế sẽ khiến bức tranh ngành có những thay đổi tích cực và tiêu cực. Dưới đây là một số đánh giá nhanh về các chính sách thuế sẽ tác động đến ngành phân bón trong năm 2017 của RongViet Research.
Tại ĐHCĐ, Hoa Sen cho biết đang lắp đặt một loạt các dây chuyền tôn mạ, ống thép và ống nhựa, dự kiến tăng tổng công suất lên 28% trong NĐTC 2016-2017, như vậy kế hoạch tăng trưởng sản lượng 20% gần như chắc chắn sẽ được hoàn thành.