ITD là doanh nghiệp công nghệ nội địa có kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực giao thông, đặc biệt là giao thông thông minh (ITS) với các giải pháp như thu phí tự động. Mặc dù đã có trên 10 năm kinh nghiệm, mảng ITS gần đây mới thực sự có những đóng góp trọng yếu vào KQKD của doanh nghiệp do lộ trình phát triển hạ tầng được đẩy mạnh trong thời gian qua. RongViet Research đánh giá đây sẽ tiếp tục là nền tảng cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn.
Trong năm 2016, ngành thép thế giới chứng kiến cú sốc giá nguyên liệu bắt nguồn từ chính sách kiểm soát hoạt động sản xuất gang thép tại Trung Quốc. Với mục tiêu loại bỏ các xưởng thép nhỏ, kém hiệu quả để tái cơ cấu ngành thép, Trung Quốc giảm giới hạn số ngày hoạt động tại các mỏ than cốc, khiến nguyên liệu này tăng 247% giá chỉ sau 6 tháng, giá cao nhất gần 309USD/tấn trong tháng 11/2016. Điều này kéo theo giá thép phế và giá quặng sắt cũng tăng mạnh, hiện tại đã cao hơn 67% và 85% so với cùng kỳ.
Là một trong những ngân hàng đầu tiên gắn liền với quá trình tái cấu trúc của ngành, đến cuối năm 2016, ACB đã cơ bản xử lý xong các vấn đề tồn đọng trong quá khứ. Chúng tôi ưa thích ACB bởi lẽ ngân hàng đang có khá nhiều lợi thế khi sớm vượt qua khủng hoảng trong bối cảnh nhiều đối thủ cùng ngành vẫn đang bắt tay vào thực hiện tái cấu trúc. Cho cả năm 2016, dự báo LNTT của ACB đạt 1.556 tỷ đồng, cao hơn kế hoạch khoảng 3,5% và tăng 18,4% so với năm 2015. LNST tương ứng là 1.245 tỷ đồng (+21% YoY). Với giá đóng cửa 19.200 đồng/cp, ACB đang được giao dịch ở mức PBR 2017 là 1,29x.
Hôm nay, toàn bộ 500 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) được chào sàn UPCoM với giá tham chiếu là 13.500 đồng/cổ phiếu (mã cổ phiếu: VGT). Lực cầu tốt đã đẩy giá cổ phiếu VGT đóng cửa ở mức 17.100 đồng/cp, tương ứng với giá trị vốn hóa là 8.550 tỷ đồng, nằm trong top 10 các doanh nghiệp lớn nhất sàn về mặt vốn hóa.
Sale and leaseback (bán và thuê lại) là một hình thức hết sức phổ biến trong ngành hàng không. Về cơ bản, một giao dịch sale and leaseback được tiến hành theo thứ tự như sau:
Năm 2016 sắp đi qua với môi trường vĩ mô thuận lợi hơn so với những quan ngại vào đầu năm, đặc biệt, các yếu tố được xem là rủi ro đối với nền kinh tế như sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, FED nâng lãi suất đều đã diễn ra không quá tiêu cực. Nhìn lại chặng đường của năm 2016, hoạt động sản xuất công nghiệp đã cho thấy sự tăng trưởng bền bỉ, tiêu dùng ổn định. Ngược lại, khu vực nông nghiệp tăng trưởng kém và đặc biệt ngành khai thác dầu thô bị tăng trưởng âm do giá dầu thấp. Bức tranh lớn về Việt Nam được xây trên nền ổn định của các yếu tố lạm phát, lãi suất và tỷ giá. Tuy nhiên, thương mại suy giảm và kỳ vọng về TPP bị dập tắt phần nào khiến cho nhà đầu tư trở nên kém lạc quan về tương lai. Trong phạm vi bản tin hôm nay, những nét quan trọng về vĩ mô năm 2016 sẽ được RongViet Research điểm lại.
Hôm nay 28/12/2016 là ngày giao dịch đầu tiên của CTCP Tập đoàn địa ốc Nova (Novaland - NVL) trên sàn HSX. Sau khi NVL tăng mạnh ngay từ đầu phiên và trụ vững ở mức giá trần 60.000 đồng/cp trong suốt ngày giao dịch với lượng dư mua lớn hơn dư bán nhiều lần. Với vị thế là của Novaland, việc cổ phiếu này được thị trường đón nhận tích cực trong ngày đầu giao dịch là điều không quá bất ngờ, đặc biệt là khi việc niêm yết của NVL đã được chờ đợi rất nhiều suốt 2 năm qua.
Tiếp nối sự kiện hai “ông lớn” ngành bia là SAB và BHN lần lượt lên sàn thu hút sự chú ý của nhà đầu tư, nhiều công ty con, công ty liên doanh liên kết trực thuộc SAB bắt đầu có kế hoạch niêm yết trong thời gian tới. Trong phạm vi bản tin hôm nay, RongViet Research đưa ra một số đánh giá nhanh về hoạt động của ba công ty bia thuộc hệ thống sản xuất của SABECO đang có kế hoạch niêm yết lên sàn UPCoM trong cuối năm 2016 và đầu năm 2017.
TCM là một trong số ít các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam sở hữu chuỗi cung ứng sản phẩm từ sợi cho đến hàng may mặc. Tuy nhiên. ở thời điểm hiện tại, PE của Công ty chỉ đang trong khoảng từ 6 đến 7, khá thấp so với mức PE trong quá khứ. Nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư không còn hứng thú với cổ phiếu này như trước đây là do: (1) khả năng cao TPP sẽ không được thông qua, (2) lực cầu sản phẩm may mặc đang ở mức rất thấp và (3) hoạt động kém hiệu quả của mảng sợi và nhà máy Vĩnh Long. Tuy nhiên, với những nỗ lực của Công ty trong việc tái cấu trúc hoạt động sản xuất doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy TCM sẽ có một năm 2017 tươi sáng hơn.
GTN là một doanh nghiệp đã và đang gây chú ý trong thời gian gần đây với chiến lược thâu tóm các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đồ uống và nông nghiệp sau đó sẽ tái cấu trúc lại doanh nghiệp đồng thời xây dựng hệ thống bán hàng, thương hiệu có giá trị cao hơn.
Hôm nay, CTCP Đầu tư Xây dựng 3-2 (HSX: C32) vừa công bố Kết quả ước thực hiện năm 2016 và Kế hoạch kinh doanh cho năm 2017 có phần thấp hơn so với năm trước. Theo đó, doanh thu và LNST của năm 2016 lần lượt ước đạt 523 và 97,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 6,2% và 3,8% so với năm 2015. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ lĩnh vực xây lắp (giảm khoảng 32 tỷ đồng) do các rào cản về năng lực cũng như mối quan hệ.
Ngày mai, cổ phiếu của Tổng Công ty Viglacera – CTCP (VGC) sẽ chính thức giao dịch trên sàn HNX với giá tham chiếu là 15.600 đồng/cp. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-30% so với giá tham chiếu.
Như đã phân tích trong Báo cáo lần đầu về cổ phiếu VGC phát hành ngày 14/12/2016, chúng tôi đánh giá cáo tiềm năng phát triển của Công ty này bởi (1) năng lực sản xuất lớn và ổn định ở mảng VLXD, (2) việc mở rộng năng lực sản xuất lĩnh vực VLXD sẽ là động lực tăng trưởng chính cho VGC, (3) quỹ đất phát triển KCN lớn ở vị trí thuận lợi và (4) kỳ vọng hiệu quả kinh doanh cải thiện khi tỷ lệ sở hữu của nhà nước giảm dần.