DRC – Để lại khó khăn phía sau, hướng tới bức tranh kinh doanh sáng hơn trong Q4-2023 và 2024 28-12-2023: DRC : Xe hơi và phụ tùng : Hưng Nguyễn Tags:
Trong Q4-2023, chúng tôi kỳ vọng tỷ suất LN ròng của DRC sẽ không đổi ở mức 7,0% (+17 bps QoQ) do giá nguyên liệu thô giảm. Trong năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và LNST của DRC sẽ đạt 4.580 tỷ đồng (hoặc 192 triệu đô, -6,5% YoY) và 235 tỷ đồng (hoặc 9,8 triệu đô, -23,8% YoY), tương đương mức EPS là 1.857 đồng. Cho năm 2024, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần và LNST của công ty sẽ lần lượt đạt 5.276 tỷ đồng (hoặc 221 triệu đô, +15,2% YoY) và 277 tỷ đồng (hoặc 11,6 triệu đô, +17,9% YoY), tương đương mức EPS là 2.189 đồng, được thúc đẩy bởi (1) nâng công suất sản xuất từ nhà máy radial giai đoạn 3, (2) doanh số bán hàng tại Mỹ tăng do lốp Thái Lan có nguy cơ bị US ICT & DOC áp đặt thuế chống bán phá giá từ Q1-2024, (3 ) hoạt động đầu tư công và vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu sôi động hơn, (4) Biên LN gộp sẽ duy trì ở mức khả quan nhờ chấm dứt tình trạng thanh lý lượng hàng tồn kho mức cao của các doanh nghiệp Trung Quốc và các doanh nghiệp FDI cùng điều kiện thuận lợi hơn từ diễn biến giá nguyên vật liệu. Chúng tôi xác định giá mục tiêu 1 năm cho DRC là 25.300 đồng/cổ phiếu, dựa trên hai phương pháp: FCFF và P/E, với tỷ trọng tương ứng là 50% và 50%. Do đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc tích lũy cổ phiếu DRC khi thị trường có sự điều chỉnh mạnh ở mức giá hợp lý
Ngành cảng biển – Tin vui từ chính sách nhưng cần thêm thời gian cho làn sóng hồi phục nhu cầu giao thương hàng hóa trong năm 2024 27-12-2023: GMD, VSC : Cảng biển : Cao Ngọc Quân Tags:
Bộ GTVT đã công bố Thông tư 39/2023/TT-BGTVT cho phép nâng giá xếp dỡ container vào ngày 25/12/2023 và áp dụng kể từ ngày 15/02/2024. Lũy kế 11T2023, ước tính giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa container đường biển lần lượt đạt 181 tỷ USD (-5% YoY) và 121 tỷ USD (-15% YoY). Lũy kế 11T2023, tổng thông lượng container cả nước đạt 21,5 triệu TEU (-6% YoY). Trong đó, sản lượng contaienr khu vực Hải Phòng và Vũng Tàu lần lượt đạt 5,6 triệu TEU (-1% YoY) và 4,4 triệu TEU (-8%). Cho năm 2024, nhu cầu XNK chưa thể sớm hồi phục một cách mạnh mẽ khi các chỉ báo sớm chưa cho thấy những tín hiệu đủ sức thuyết phục.
Cập nhật thị trường tiền tệ tháng 12/2023 26-12-2023: VDS : Vĩ mô : Hà My Tags: Thị trường tiền tệ
Tín dụng tăng tốc trong các tháng cuối năm. Lãi suất huy động giảm về mức thấp kỷ lục. Tăng trưởng cung tiền năm 2023 có hồi phục nhưng vẫn chậm
STK – Kỳ vọng quá trình phục hồi chậm lại 25-12-2023: STK : Dệt may : Hoài Trịnh Tags:
Ngành ngân hàng – Trên con đường gập ghềnh hồi phục 22-12-2023: BID, CTG, ACB, VCB, VIB, MBB : Ngân hàng : Đặng Chính Tags:
Trong Q3/23, tăng trưởng lợi nhuận giảm trên diện rộng đã được chứng kiến ở hầu hết các ngân hàng, với tăng trưởng thu nhập của ngành (được tính toán dựa trên 27 ngân hàng niêm yết) ghi nhận đi ngang. Trong các nhóm, nhóm quốc doanh có kết quả tích cực nhất, với mức tăng trưởng trung bình 8% YoY nhờ tăng trưởng của VCB và CTG khi hai ngân hàng kiểm soát được chi phí dự phòng rủi ro, trong khi các ngân hàng nhóm 1 chứng kiến sự sụt giảm mạnh về NIM và các ngân hàng nhóm 2 đối diện với áp lực trích lập ở mức cao. Nợ xấu của ngành ngân hàng tiếp tục tăng lên mức 2,24% (+16 bps so với quý trước). Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa các nhóm ngân hàng khi (1) nhóm quốc doanh có dấu hiệu giảm dần lượng nợ xấu hình thành trong khi (2) sự suy giảm chất lượng tài sản của các ngân hàng TMCP vẫn chưa dừng lại trong bối cảnh nhóm khách hàng trung bình và thấp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dấu hiệu chậm lại của kinh tế . Tổng dư nợ (gốc, lãi) được tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đã tăng mạnh từ mức 96 nghìn tỷ cuối tháng 7 lên mức 158,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 1,24% tỷ trọng tín dụng) tại ngày 31/10. Chúng tôi cũng kỳ vọng vào triển vọng khả quan hơn của NIM, được hỗ trợ bởi các tín hiệu cắt giảm lãi suất gần đây với việc lãi suất tiền gửi niêm yết toàn ngành đã giảm từ tháng Ba, giảm về mức thấp hơn sau đai dịch. Động thái này được kỳ vọng sẽ chính thức giảm áp lực lên chi phí huy động khi các khoản tiền huy động ở mức cao trong Quý 4/2022 chính thức đáo hạn, tạo tiền đề thuận lợi NIM cân bằng và hoàn tất quá trình tạo đáy. Mặc dù vậy, sự khả năng phục hồi của NIM cần xét về nhiều yếu tố. Sau khi một số nút thắt liên quan đến bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp được giải tỏa để bảo vệ hệ thống ngân hàng, giá cổ phiếu ngân hàng đã bật tăng trở lại mức bình quân 10 năm. Tuy nhiên, sự giảm tốc trong bức tranh KQKD năm 2023 đã làm giá cổ phiếu ngân hàng trở lại mức thấp hơn 1 độ lệch chuẩn . Do đó mặc dù khó khăn phía trước vẫn còn hiện hữu, chúng tôi nhận định đây là mức định giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn tích lũy một vài cổ phiếu ngân hàng có chất lượng tài sản ở mức tốt để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn nhằm đón đầu sự hồi phục
MWG – Hướng đến năm sau ít căng thẳng hơn 21-12-2023: MWG : Bán lẻ : An Nguyen Tags:
Quý 3/2023, MWG ghi nhận doanh thu thuần 30.288 tỷ đồng (tương đương 1.252 triệu USD; +2,8% QoQ; -5,4% YoY). Biên gộp phục hồi theo quý ở mức khiêm tốn nhờ biên gộp của TGDĐ/DMX được cải thiện đến từ áp lực của việc giảm hàng tồn kho Điện thoại/Điện máy (ICT/CE) đã dịu đi. Biên ròng của MWG được cải thiện cùng chiều với biên gộp nhưng vẫn ở mức thấp. Theo đó, lợi nhuận ròng quý 3/2023 đạt 39 tỷ đồng (tương đương 1,6 triệu USD, +129% QoQ; -96% YoY). Chúng tôi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ (LNST CĐCTM) năm 2023 sẽ đạt 122.595 tỷ đồng (hoặc 5.066 triệu USD, -8,1% YoY) và 422 tỷ đồng (hoặc 17 triệu USD, -89,7% YoY). EPS tương đương là 288 đồng. Năm 2023 là một năm xui xẻo đối với MWG. Hàng tồn kho ICT/CE chi phí cao, nhu cầu thấp và chi phí bất thường từ các dự án tái cấu trúc BHX khiến lợi nhuận ròng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013 đến nay. Chúng tôi dự phóng doanh thu trung bình tháng mỗi cửa hàng trong năm 2024 của chuỗi TGDĐ/DMX và BHX sẽ lần lượt là 2,1 tỷ đồng (+4% YoY) và 1,8 tỷ đồng (+17% YoY). Trong khi đó, chúng tôi giả định số lượng cửa hàng TGDĐ/ĐMX và BHX vào năm 2024 lần lượt là 3.144 và 1.706. Tóm lại, chúng tôi dự báo doanh thu và LNST CĐCTM năm 2024 lần lượt là 132.323 tỷ đồng (hoặc 5.468 triệu USD, +7,9% YoY) và 1.278 tỷ đồng (hoặc 53 triệu USD, +203% YoY). EPS tương đương là 873 đồng. Dựa trên mô hình định giá từng phần (SoTP), chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu (TP) xuống còn 51.500 đồng từ mức giá mục tiêu là 57.600 đồng vào tháng 7/2023. Giá mục tiêu mới của chúng tôi được hỗ trợ bởi các giả định (1) LNST CĐCTM sẽ tăng trưởng ở mức ba chữ số vào năm 2024, (2) chuỗi BHX đã tìm ra mô hình hoạt động hiệu quả cái sẽ hỗ trợ cho CAGR giai đoạn 2023-2027 của lợi nhuận ròng của MWG đạt +70% và (3) lợi nhuận kỳ vọng 12 tháng là +20,6% so với giá đóng cửa ngày 21/12/2023, chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu MWG để nắm giữ lâu dài.
PVT – Giá cước tăng hỗ trợ KQKD 20-12-2023: PVT : Dầu khí : Ngân Lê Tags:
PVT công bố KQKD Q3/2023 với doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ (CĐCTM) lần lượt là 2.551 tỷ đồng (+9% YoY) và 249 tỷ đồng (-8% YoY). Với giá cước vẫn duy trì ở mức cao so với cùng kỳ năm ngoái, chúng tôi kỳ vọng LNST CĐCTM Q4/2023 sẽ tăng trưởng 17% YoY, đạt 242 tỷ đồng. Theo đó, LNST CĐCTM năm 2023 đạt 982 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng 14% YoY. EPS tương ứng là 2,853 đồng. Giả định giá cước vận chuyển tiếp tục tăng trong năm 2024 và đội tàu được mở rộng thêm, chúng tôi duy trì quan điểm tích cực cho cổ phiếu PVT vì lợi nhuận dự kiến sẽ tăng trưởng 12% YoY vào năm 2024 lên 1.099 tỷ đồng. EPS tương ứng là 3.190 đồng. Tuy nhiên, vì giá cổ phiếu hiện tại đã phần nào phản ánh triển vọng tăng trưởng, nên chúng tôi đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu là 28.800 đồng.
HDG – Hoạt động kinh doanh kì vọng phục hồi từ 2024 19-12-2023: HDG : Bất động sản, Tiện ích công cộng : Đỗ Thạch Lam Tags: HDG
Trong quý 3/2023, do ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng El Nino tới điều kiện thủy văn và sản lượng các nhà máy thủy điện (sản lượng thủy điện trong quý 3 đạt 288 triệu Kwh, -29%YoY), doanh thu từ các nhà máy điện giảm 30%YoY. Công ty không ghi nhận doanh thu từ BĐS dân dụng, do dự án Charm Villas đã bàn giao toàn bộ các sản phẩm ở giai đoạn trước, trong khi giai đoạn 03 chưa tiến hành mở bán. Và trong 9 tháng đầu năm 2023, LNST của công ty mẹ đạt 423 tỷ đồng (-52%YoY), tương đương ~48% kế hoạch kinh doanh của công ty Trong quý 4/2023, chúng tôi dự kiến sản lượng điện quý 4 có thể hồi phục về mức 413 triệu Kwh (+16%QoQ, với sản lượng thủy điện tăng 20%QoQ), do quý 4 thường là giai đoạn cao điểm huy động của các nhà máy thủy điện miền Trung. Qua đó doanh thu của HDG có thể đạt 667 tỷ đồng (-42%YoY, +45%QoQ), và LNST của công ty mẹ đạt 217 tỷ đồng (-13%YoY, +157%QoQ). Cho cả năm 2023, LNST công ty mẹ đạt 639 tỷ đồng (-42%YoY, đạt 66% kế hoạch kinh doanh của công ty). EPS tương ứng là 2.091 đồng. Cho năm 2024, chúng tôi kì vọng rằng sản lượng các nhà máy thủy điện sẽ có sự cải thiện (đặc biệt từ nửa cuối năm 2024 – giai đoạn cao điểm của các nhà máy thủy điện của HDG, đồng thời xác suất El Nino sẽ giảm và thay thế bằng pha Trung tính/La Nina). Đối với mảng BĐS, với kì vọng thị trường có thể phục hồi trong năm 2024, công ty bắt đầu triển khai các dự án trọng điểm, gồm: 1/~110 căn thấp tầng của giai đoạn 3 – dự án Charm Villas, 2/ Dự án chung cư Green Lane (quận 8, Tp.HCM). Về lợi nhuận sau thuế, chúng tôi ước tính LNST công ty mẹ năm 2024 là 765 tỷ đồng (+20%YoY). EPS tương ứng năm 2024 là 2.500 đồng. Sử dụng phương pháp định giá SoTP (Sum-of-the-parts), chúng tôi duy trì mức giá mục tiêu là 30.900 đồng/cổ phiếu (+11% so với giá đóng cửa ngày 19/12/2023), tương đương với khuyến nghị TÍCH LŨY dành cho CTCP Tập đoàn Hà Đô. Chúng tôi ưa thích tài sản của công ty với các nhà máy điện và quỹ đất có tiềm năng cao, và với kì vọng kết quả kinh doanh có thể phục hội trong năm 2024, nhà đầu tư có thể tích lũy cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư dài hạn.
Thương mại 2023: chậm rãi đi lên từ đáy 18-12-2023: VDS : Vĩ mô : Hà My Tags:
Xuất khẩu và nhập khẩu năm 2023 ước giảm lần lượt 5% và 10% so với cùng kỳ. Nông nghiệp là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu năm 2023. Trung Quốc là đối tác đóng góp tích cực nhất vào tăng trưởng thương mại cả năm
BID – Nợ xấu nội bảng được kiểm soát 15-12-2023: BID : Ngân hàng : Chính Đặng Tags:
Trong quý 3/23, LNTT của BID là 5,9 nghìn tỷ (-12% yoy). Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, LNTT của BID là 19,7 nghìn tỷ (+11% yoy) và hoàn thành được 78% kế hoạch lợi nhuận cho năm 2023 của Ngân hàng. Trong 9T2023, tăng trưởng tín dụng đạt 8,3% YTD, là mức tương đối cao so với mặt bằng chung các ngân hàng quốc doanh, chủ yếu đến từ danh mục cho vay khách hàng trong khi số dư trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận giảm -33% YTD (đóng góp 0,5% tín dụng so với mức 0,8% cuối năm 2022). BID cũng cho thấy tỷ trọng đóng góp của khối khách hàng cá nhân tăng trở lại mức 44% sau khi giảm nhẹ về mức 43% trong Quý 2. Chi phí huy động (quy năm) trong quý 3 đã giảm 32 bps phản ánh các đợt giảm lãi suất trên toàn hệ thống. Trong khi đó, với việc lợi suất tài sản giảm 33 bps dẫn đến mức sụt giảm nhẹ đối với NIM ở mức 2bps so với giai đoạn Quý 2/2023. Có thể thấy, trong ngắn hạn, việc lãi suất huy động giảm nhanh và mạnh đang là yếu tố tác động tích cực nhất đến NIM. Chúng tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp diễn trong quý 4/2023, giúp NIM cân bằng và hoàn tất quá trình tạo đáy. Chất lượng tài sản của BID tiếp tục ở mức ổn định khi tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng hợp nhất duy trì đi ngang so với quý trước khoảng 1,59%, tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm 30 bps so với quý trước. Cho Q4/2023, chúng tôi kỳ vọng tổng thu nhập hoạt động sẽ phục hồi trở lại (+12% YoY) so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng hồi phục dần về phía cuối năm đạt (+12,5% YTD) và NIM (TTM) được kỳ vọng duy trì ở mức 2,66%. Trong trung hạn, chúng tôi cho rằng BID vẫn có khả năng duy trì nợ xấu nội bảng theo mục tiêu đặt ra. Do đó, chúng tôi ước tínhVới việc chất lượng tài sản tiếp tục được kiểm soát, chi phí dự phòng rủi ro được ước tính ssẽ duy trì ở mức tương đương mức trích lập của Q3/2023 khoảng 5,6 nghìn tỷ đồng, để tạo cơ sở cho việc xử lý nợ xấu trong những tháng cuối năm. LNTT Q4/2023 theo đó ước đạt 6,1 nghìn tỷ (+14% yoy). Lũy kế cả năm 2023, LNTT dự báo đạt 25,9 nghìn tỷ (+12,5% YoY). LNST và EPS tương ứng lần lượt là 20,4 nghìn tỷ và 3.218 VND. Giá mục tiêu của chúng tôi cho BID là 43,500 VND/cp tương đương với PBR mục tiêu ở mức 2,1, mức sinh lời 5% so với giá đóng cửa ngày 15/12/2023.
Ngành thủy sản – Vượt qua khó khăn năm 2023 14-12-2023: VHC, FMC, ANV, IDI : Thủy sản : Hiển Lê Tags:
Sau khi sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023 do mức nền cao (tại thị trường TQ và Mỹ) của cùng kỳ năm 2022, giá trị xuất khẩu cá tra có xu hướng ổn định và cải thiện nhẹ so với cùng kỳ kể từ tháng 9/2023. Sự cải thiện này, theo quan sát của chúng tôi, chủ yếu nhờ sự phục hồi về sản lượng tiêu thụ tại trường Trung Quốc và Mỹ. Tình hình tiêu thụ tại thị trường châu Âu, trong khi đó, duy trì xu hướng khá ổn định. Chúng tôi kỳ vọng xu hướng tích cực nhẹ sẽ được duy trì trong quý cuối năm 2023. Mặc dù vậy, biên lợi nhuận gộp ngành cá tra Q4-2023 dự kiến khó cải thiện do giá bán trung bình được dự báo tiếp tục giảm trong khi giá nguyên liệu có thể tăng trở lại. Các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu cao ở EU sẽ có giá bán trung bình thấp hơn của các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu ở TQ và Mỹ. Thị trường tôm vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh nhờ sản phẩm chế biến sâu. Biên lợi nhuận gộp ngành tôm dự kiến cải thiện ở những doanh nghiệp thu hoạch tôm tự nuôi vào Q4-2023. Biên lợi nhuận ròng sẽ cải thiện ở những doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt chi phí vận chuyển.
Thị trường thiết bị gia dụng Việt Nam – Cạnh tranh gay gắt hơn trong bối cảnh bão hòa 13-12-2023: MWG, FRT, DGW : Bán lẻ : Hưng Nguyễn Tags:
Trong 9T-2023, tổng giá trị thị trường thiết bị gia dụng lớn và nhỏ tại Việt Nam giảm lần lượt -10,0% & -8,0% YoY. Trong đó, ngoại trừ mảng máy điều hòa (+5,8% YoY), các mảng còn lại đều ghi nhận mức tăng trưởng âm. Nguyên nhân chính đến từ giai đoạn suy thoái của thị trường bất động sản nhà ở và sự sụt giảm thu nhập khả dụng trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Mùa khuyến mãi hàng năm sẽ là động lực chính cho sự phục hồi của thị trường này trong Q4-2023, nhưng tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp này sẽ bị siết chặt bởi chiến lược giá thấp tiếp diễn & chính sách chiết khấu/khuyến mại nhằm kích cầu đi kèm giải quyết lượng hàng tồn kho khó bán. Trong 8 năm qua, ngày càng có nhiều thương hiệu/nhà phân phối/nhà bán lẻ gia nhập thị trường thiết bị gia dụng Việt Nam, trong khi một số phân khúc chủ chốt (điều hòa, tủ lạnh, máy giặt) đã dần bão hòa với tỷ lệ thâm nhập ngày càng cao, do đó, điều này có thể buộc họ phải cạnh tranh gay gắt hơn về giá cả/sự đổi mới công nghệ/tỷ lệ phủ sóng thị trường qua số cửa hàng/điểm bán. Chúng tôi tin rằng doanh thu của tất cả các công ty thiết bị gia dụng sẽ khó đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024