Ngành dược – Bộ Y tế ban hành chính sách định hướng phát triển kênh ETC
24-03-2023
: IMP, DBD
: Dược phẩm
: Quân Cao
Tags:
- Bộ Y tế ban hành văn bản pháp luật giúp khơi thông tình trạng thiếu thuốc và tạo điều kiện hỗ trợ trên kênh ETC tăng trưởng trong dài hạn.
- Thị phần kênh OTC có thể bị thu hẹp lại khi kênh ETC đang phần phục hồi kể từ cuối năm 2022. Hai tháng đầu năm, những chuỗi nhà thuốc bán lẻ như Pharmacy hay An Khang đang có xu hướng đóng một số cửa hàng hoạt động không hiệu quả.
- Những doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có định hướng phát triển dài hạn trên kênh ETC như DBD với mảng thuốc điều trị ung thư và IMP với mảng thuốc kháng sinh sẽ được hưởng lợi nhờ vào những chính sách hỗ trợ của Bộ Y tế.
Một số doanh nghiệp tiêu dùng được kỳ vọng có tăng trưởng lợi nhuận dương trong Q1/2023
23-03-2023
: PNJ, QNS, FMC
: Bán lẻ, Bán lẻ thực phẩm và hàng thiết yếu, Thủy sản
: Loan Nguyễn
Tags: Dự phóng KQKD quý
- Trong bối cảnh kinh tế mà nhiều doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng về lợi nhuận như hiện tại, chúng tôi nhận thấy một số doanh nghiệp riêng trong ngành tiêu dùng thuộc danh sách theo dõi của chúng tôi sẽ có khả năng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương trong Q1/2023, bao gồm QNS, FMC và PNJ. Đồng thời, những doanh nghiệp được lựa chọn này cũng sẽ có khả năng tiếp tục duy trì quỹ đạo tăng trưởng trong cả năm 2023.
- Chúng tôi kỳ vọng hiệu quả tài chính vượt trội trong Q1 của các công ty này sẽ là tia hy vọng trong bối cảnh thị trường chứng khoán đầy thách thức hiện nay, qua đó giảm thiểu rủi ro giảm giá đối với các cổ phiếu này. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư có thể duy trì việc nắm giữ nếu đã sở hữu những cổ phiếu này, hoặc có thể xem xét các cơ hội đầu tư ngắn hạn ở mức giá chiết khấu. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy đây là những cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc, có thể được cân nhắc cho mục tiêu nắm giữ dài hạn tại các vùng mua có chiết khấu sâu.
- Báo cáo này bao gồm dự phóng kinh doanh Q1/2023 mới nhất cho các công ty nói trên.
PVT – Kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng Q1/2023 nhưng sẽ là thách thức cho cả năm
22-03-2023
: PVT
: Dầu khí
: Xuân Vũ
Tags: Vận tải dầu khí Giá cước tăng Mở rộng đội tàu
- PVT ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong Q4/2022 với doanh thu đạt 2.439 tỷ đồng, tăng 17,2% và LNST cổ đông công ty mẹ đạt 207 tỷ đồng, tăng 5,1%. Cho cả năm 2022, PVT ghi nhận kết quả tích cực nhờ doanh thu hoạt động cốt lõi (mảng vận tải) tăng trưởng 30,7% so với 2021 và 292 tỷ đồng lợi nhuận đột biến từ thanh lý tàu Athena (205 tỷ đồng), Sông Hậu Eagle. LNST cổ đông công ty mẹ trong cả năm 2022 đạt 861 tỷ đồng, tăng trưởng 30,4%.
- Công ty tiếp tục mở rộng đội tàu trong năm 2023 và đồng thời được hưởng lợi từ xu hướng tăng giá cước của tàu dầu thô, tàu dầu sản phẩm từ giữa 2022 đến hiện tại. Trong năm 2023, PVT có kế hoạch đầu tư 18 tàu với tổng giá trị 250tr USD. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng PVT trên thực tế chỉ đầu tư 5 - 7 tàu cho năm 2023. Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế có thể là một yếu tố làm thay đổi xu hướng giá cước hiện tại.
- Dù tiếp tục mở rộng đội tàu và được hưởng lợi từ xu hướng tăng giá cước trong năm 2023, chúng tôi cho rằng lợi nhuận của PVT sẽ khó tăng trưởng do nền cao của năm 2022 với sự đóng góp 292 tỷ đồng từ thanh lý tài sản. Tuy nhiên, hoạt động cốt lõi vẫn ghi nhận tăng trưởng và P/E 2023 của PVT vẫn khá rẻ ~ 8,8x, theo dự phóng của chúng tôi. Trước mắt, chúng tôi tin rằng lợi nhuận Q1/2023 của PVT sẽ tích cực với mức tăng có thể từ 30%-40%. Do đó chúng tôi tiếp tục khuyến nghị MUA với cổ phiếu PVT với giá mục tiêu 23.700 đồng/cp. Cho cả năm 2023, doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ được dư phóng lần lượt là 9.215 tỷ đồng và 792 tỷ đồng. EPS 2023 vào khoảng 2.300 đồng.
KBC –Kỳ vọng mảng khu công nghiệp bứt phá nhờ những hợp đồng lớn
21-03-2023
: KBC
: BĐS KCN
: Hưng Lê
Tags: KBC
- Nếu không tính khoản giảm trừ doanh thu, tổng doanh thu các mảng kinh doanh chính của KBC trong quý 4/2022 đạt 115 tỷ đồng giảm 90% YoY và LNST-CĐCTM lỗ 482 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, KBC ghi nhận tổng doanh thu 958 tỷ đồng (-77% yoY) và LNST -CĐCTM đạt 1.552 tỷ đồng (+98%). Lợi nhuận chủ yếu được dẫn dắt bởi lợi nhuận tăng thêm (2,2 nghìn tỷ đồng) từ đánh giá lại khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư Sài Gòn-Đà Nẵng sau khi nâng tỷ lệ sở hữu lên 48%.
- Dựa vào tổng diện tích cho thuê đã kí (chính thức + MOUs), chúng tôi nhận thấy KQKD của KBC trong năm 2023 sẽ tạo ra sự đột phá so với năm 2022 (sau khi loại trừ khoản lợi ích từ việc đánh giá lại tài sản). Trong kịch bản tích cực này, doanh thu và LNST-CĐCTM ước tính lần lượt là 6.383 tỷ đồng(+567%YoY) và 2.570 tỷ đồng (+66%YoY-EPS tương ứng là 3.348 đồng/CP). Ngoài ra, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh còn là điểm tựa vững chắc cho kế hoạch tài chính khi KBC đối mặt với áp lực thanh toán các khoản trái phiếu đến hạn trong năm 2023.
- Về dài hạn, thời điểm phê duyệt quy hoạch chung của Thành Phố Hải Phòng kỳ vọng sẽ rơi vào tháng 9/2023. Trường hợp quy hoạch được chấp thuận sẽ là chìa khóa mở ra nút thắt tiến độ và giá trị của các dự án BĐS của KBC tại Hải Phòng trong thời gian tới. Bệnh cạnh đó, mặc dù quỹ đất thương phẩm hiện tại không nhiều. Do đó, các dự án KCN Tân Tập, KCN Lộc Giang, các cụm công nghiệp Phước Vĩnh Đông ở Long An, và các cụm công nghiệp ở Hưng Yên đang được đẩy nhanh tiến độ GPMB và đầu tư xây dựng để đưa vào khai thác trong giai đoạn 2024 – 2025, điều này sẽ đảm bảo cho kế hoạch kinh doanh của KBC trong dài hạn.
- Dựa trên phương pháp định giá tổng thành phần (SOTP), chúng tôi giữ nguyên giá mục tiêu lên 25.000 đồng. Kết hợp với mức trả cổ tức bằng tiền kì vọng là 2.000 đồng/cổ phiếu trong năm 2023 sau khi được Đại hội đồng Cổ đông thông qua ở kì ĐHCĐ bất thường 2022, tổng mức sinh lời kỳ vọng mười hai tháng tới sẽ là +19,8% (dựa trên giá đóng cửa ngày 20/03/2023).
Sản xuất – tiêu thụ thép 2 tháng đầu năm 2023: Hồi phục chậm
20-03-2023
: HPG, NKG, HSG
: Nguyên vật liệu
: Trinh Nguyễn
Tags: NKG HPG HSG
- Tiêu thụ thép thô vượt sản xuất, tồn kho giảm mạnh.
- Nhu cầu thép hạ nguồn chưa cải thiện rõ rệt, các nhà sản xuất trông chờ vào chính sách vĩ mô
ANV – Tìm kiếm cơ hội từ bối cảnh Trung Quốc mở cửa
17-03-2023
: ANV
: Thủy sản
: Loan Nguyễn
Tags: Triển vọng 2023 Trung Quốc mở cửa
- Trong bối cảnh triển vọng của ngành xuất khẩu ảm đạm như thời điểm hiện tại, ANV, một cổ phiếu đại diện cho chủ đề đầu tư Trung Quốc mở cửa, đang có những biến chuyển tích cực hơn so với bối cảnh hiện tại của ngành, nhờ vào sự phục hồi của các đơn đặt hàng trên thị trường Trung Quốc - trước đây là thị trường chính của công ty, nhưng đã gặp sự suy giảm đáng kể trong suốt ba năm đại dịch COVID. Trong 2 tháng đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu của ANV duy trì ở mức ổn định so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá bán giảm 10% YoY và giảm 30% so với mức đỉnh trong Q2-FY22.
- Mặc dù có lợi từ việc giảm chi phí vận chuyển và sản lượng xuất khẩu ổn định, nhưng chỉ để bù đắp cho chi phí tài chính tăng và giá bán giảm. Điều này đặt ra thách thức cho lợi nhuận của ANV trong năm 2023 so với mức nền cao kỷ lục cùng kỳ.
- Dù cần đánh giá kỹ hơn để đưa ra dự phóng và định giá chi tiết cho ANV, chúng tôi giữ quan điểm rằng ANV phù hợp hơn để giao dịch ngắn hạn tại một mức giá chiết khấu sâu, hơn là nắm giữ dài hạn do những bất ổn xung quanh triển vọng của ngành xuất khẩu và kết quả kinh doanh của ANV. Cổ phiếu hiện đang giao dịch mức P/E 5,8x, so với mức 6,2x của giai đoạn 2018-2019 – giai đoạn chu kỳ tăng của ngành cá tra tương tự với bối cảnh hiện tại.
VNM - Chi phí đầu vào cao vẫn là rào cản đối với việc cải thiện biên lợi nhuận
16-03-2023
: VNM
: Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
: An Nguyen
Tags: Cập nhật kết quả kinh doanh Hàng tiêu dùng
- Trong Q4 2022, CTCP Sữa Việt Nam (HSX: VNM) công
bố doanh thu thuần 15.069 tỷ đồng (~ 647 triệu USD; -6,3 QoQ; -4,7% YoY), trong
đó, cả kênh nội địa và xuất khẩu đều giảm. Do chi phí đầu vào tăng mạnh, biên
lợi nhuận ròng giảm xuống mức thấp nhất (12,4%) trong thập kỷ qua, tương đương
với 1.869 tỷ đồng (~ 79 triệu USD; -18,7% QoQ; -15,5% YoY).
- Năm 2022, tổng doanh thu đạt 59.957 tỷ đồng (~
2,540 triệu USD; -1,6% YoY) và LNST đạt 8.516 tỷ đồng (~ 360 triệu USD, -19,2%
YoY), hoàn thành lần lượt 94% và 88% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trong môi
trường lạm phát tăng. Kết quả năm 2022 thấp hơn kỳ vọng, do đó chúng tôi giảm
dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2023 lần lượt xuống 62.532 tỷ đồng (~
2,661 triệu USD, +4,3% YoY) và 9.263 tỷ đồng (~ 394 triệu USD, +8,8% YoY). EPS
tương đương là 3.989 đồng (+9,8% YoY).
- Giá mục tiêu mới của chúng tôi cho VNM là 83.400 đồng, thấp hơn 11% so với giá mục tiêu gần nhất (93.800 đồng) vào tháng 1 năm 2023. Thêm vào đó, với cổ tức tiền mặt là 3.850 đồng, lợi nhuận dự kiến trong 12 tháng là 13% so với giá đóng cửa vào ngày 15/03/2022. Chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY cổ phiếu Vinamilk như một khoản đầu tư phòng thủ với tỷ suất cổ tức tiền mặt ổn định (~5%) và triển vọng tăng trưởng tích cực.
Nhận định về việc NHNN giảm lãi suất điều hành
15-03-2023
: VDS
: Vĩ mô
: My Trần
Tags: Lãi suất
- NHNN công bố giảm một số lãi suất điều hành.
- Mặt bằng lãi suất huy động hạ nhiệt.
- Hành động chính sách “thức thời và có cân nhắc” trong bối cảnh vĩ mô hiện tại
Ngành dệt may – Tiếp tục thận trọng dù có tín hiệu cải thiện từ thị trường xuất khẩu
14-03-2023
: STK, TNG, MSH, TCM
: Dệt may
: Hoài Trịnh
Tags:
- Trong hai tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ghi nhận 4.549 triệu USD (-19,6% svck) do tồn mức kho cao và nhu cầu yếu tại các thị trường xuất khẩu đã khiến các thương hiệu trở nên thận trọng hơn trong việc đặt hàng cho Q1/2023. Kim ngạch xuất khẩu sợi giảm mạnh, đạt 565 triệu USD (-38,4 % svck), chủ yếu do sản lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh (-42,6 % svck).
- Tính đến hiện tại, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu dệt may chính của Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ sẽ phục hồi sau đợt hàng tồn kho may mặc cao kỷ lục từ nửa cuối năm 2022. Trong khi đó, khối CAFTA-DR gia tăng thị phần xuất khẩu qua Hoa Kỳ trong Q4/2022. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng xu hướng gia tăng thị phần này sẽ không kéo dài.
- Chúng tôi cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại trong năm nay sẽ không tạo ra thách thức quá lớn với các doanh nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ khi mà thị trường này cho thấy xu hướng liên tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Mặc dù có một số tín hiệu khả qua hơn từ thị trường xuất khẩu, chúng tôi vẫn khuyến nghị các nhà đầu tư nên chờ đợi trong Q2/2023 (sau khi KQKD của các doanh nghiệp dệt may được phản ánh hết trong giá cổ phiếu) hoặc chờ thêm khi giá cổ phiếu điều chỉnh để mua vào với tỷ suất sinh lời tốt hơn.
Làn sóng sa thải trong ngành Công nghệ là một chỉ báo kém khả quan cho lĩnh vực DV CNTT trong năm 2023
13-03-2023
: FPT, CMG
: Công nghệ
: Tung Do
Tags: Thông tin ngành Ngành CNTT
- Tình trạng cắt giảm nhân sự hàng loạt trong lĩnh vực công nghệ đã xảy ra từ giữa năm 2022 và tiếp tục diễn ra vào đầu năm 2023, đặc biệt là tại Mỹ.
- Nguyên nhân đằng sau làn sóng sa thải hàng loạt trong lĩnh vực công nghệ đến từ bối cảnh vĩ mô kém khả quan (lo ngại kinh tế suy thoái, lạm phát cao, mặt bằng lãi suất cao hơn) và đặc biệt là do tình trạng tuyển dụng quá nhiều trong giai đoạn đại dịch.
- Các công ty công nghệ B2B chuyên về phần mềm, cơ sở hạ tầng CNTT, dịch vụ CNTT, vốn liên quan tới quá trình Chuyển đổi số của các doanh nghiệp, gần đây cũng chứng kiến những đợt sa thải đáng chú ý, hàm ý xu hướng giảm tốc của Chuyển đổi số trong năm 2023 sẽ diễn ra rõ hơn.
- Chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp có thể sẽ ưa chuộng các nhà cung cấp DV CNTT giá rẻ hơn, như các doanh nghiệp của Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế suy thoái.
CTG – Tăng trưởng LNTT dự kiến chậm lại
10-03-2023
: CTG
: Ngân hàng
: Thảo Nguyễn
Tags: KQKD Q4/22 CTG
- LNTT đạt 5,3 nghìn tỷ đồng trong Q4/22 và 21,1 nghìn tỷ đồng trong năm 2022, tương ứng với mức tăng lần lượt là 45,4% YoY và 20% YoY. Tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 chủ yếu đến từ tăng trưởng thu nhập lãi (15% YoY) và thu nhập ngoài lãi (46% YoY) mặc dù chi phí dự phòng tăng mạnh (+31,5% YoY).
- Chất lượng tài sản cải thiện theo quý và theo năm, tuy nhiên chúng ta vẫn nên theo dõi chất lượng tài sản trong các quý tới. Về bộ đệm dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã giảm xuống 188,4% trong Q4/22 sau khi đạt đỉnh 222,4% trong Q3/22 và không thay đổi so với năm ngoái.
- Chúng tôi dự đoán NIM sẽ giảm khoảng 3 điểm cơ bản vào năm 2023 do lợi suất tài sản có thể không tăng kịp chi phí huy động. Cùng với tăng trưởng tín dụng 11%, chúng tôi kỳ vọng thu nhập lãi thuần (NII) sẽ tăng 11% YoY. Bancassurance tiếp tục thúc đẩy thu nhập dịch vụ (+12% YoY) nhưng (1) thu nhập từ thu hồi nợ xấu có thể giảm trong thời điểm khó khăn này và (2) thu nhập từ kinh doanh ngoại hối có thể không duy trì ở mức cao như năm 2022, dẫn đến thu nhập ngoài lãi giảm 2%. Do đó, Tổng thu nhập hoạt động (TOI) và LNTT được dự báo sẽ tăng lần lượt 8% YoY và 12% YoY. Chúng tôi kỳ vọng CTG sẽ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng từ năm 2024.
- Dự báo LNTT 2023-2024 lần lượt là 23.600 tỷ đồng (+12%) và 29.684 tỷ đồng (+26%). Giá trị sổ sách tương ứng sẽ lần lượt là 25.400 và 29.000. Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 11% lên 29.300 đồng để phản ánh sự gia tăng thu nhập trong trung hạn và đưa ra quan điểm TRUNG LẬP so với giá cổ phiếu này tại ngày 10/03/2023.
GMD – Hoạt động cảng biển Q4-FY22 kém khởi sắc và kế hoạch đầu tư cảng trong năm 2023
09-03-2023
: GMD
: Cảng biển
: Cao Ngọc Quân
Tags:
- KQKD Q4/2022 của GMD ghi nhận doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ lần lượt là 1.066 tỷ đồng (+8% QoQ, +3% YoY) và 189 tỷ đồng (-23% QoQ, 0% YoY). Lũy kế 2022, doanh thu thuần và LNST cổ đông công ty mẹ đạt 3.916 tỷ đồng (+22% YoY) và 995 tỷ đồng (+65% YoY). EPS của năm 2022 tương ứng 3.302 VNĐ (+65% YoY).
- GMD đã ghi nhận khoản đặt cọc 1.000 tỷ trong Q4/2022 cho việc thoái vốn tại Nam Hải ĐÌnh Vũ (NHĐV) và kỳ vọng có thể hoàn tất thương vụ trong Q1/2023. Nguồn tiền thu được sẽ được phục vụ cho mục đích đầu tư mở rộng hai cảng Nam Đình Vũ (NĐV) giai đoạn 3 và Gemalink (GML) giai đoạn 2.