GMD – Hoạt động cảng biển Q4-FY22 kém khởi sắc và kế hoạch đầu tư cảng trong năm 2023
09-03-2023
: GMD
: Cảng biển
: Cao Ngọc Quân
Tags:
- KQKD Q4/2022 của GMD ghi nhận doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ lần lượt là 1.066 tỷ đồng (+8% QoQ, +3% YoY) và 189 tỷ đồng (-23% QoQ, 0% YoY). Lũy kế 2022, doanh thu thuần và LNST cổ đông công ty mẹ đạt 3.916 tỷ đồng (+22% YoY) và 995 tỷ đồng (+65% YoY). EPS của năm 2022 tương ứng 3.302 VNĐ (+65% YoY).
- GMD đã ghi nhận khoản đặt cọc 1.000 tỷ trong Q4/2022 cho việc thoái vốn tại Nam Hải ĐÌnh Vũ (NHĐV) và kỳ vọng có thể hoàn tất thương vụ trong Q1/2023. Nguồn tiền thu được sẽ được phục vụ cho mục đích đầu tư mở rộng hai cảng Nam Đình Vũ (NĐV) giai đoạn 3 và Gemalink (GML) giai đoạn 2.
PHR – Chưa thể kỳ vọng sự khởi sắc từ mảng kinh doanh chính
08-03-2023
: PHR
: BĐS KCN
: Hưng Lê
Tags:
- Trong 4Q2022, tổng doanh thu của PHR đạt 577 tỷ đồng (-13% YoY), và LNST tăng vọt lên 528 tỷ đồng (+168% YoY). Lũy kế cả năm 2022, doanh thu của PHR đạt 1.710 tỷ đồng giảm 12% so với cùng kỳ, LNST tăng 85% so với cùng kỳ lên 881 tỷ đồng. Sự tăng trưởng chủ yếu đến từ khoản thu nhập từ việc đến bù đất trong thương vụ với VSIP.
- Phần thu nhập đền bù từ thương vụ với VSIP sẽ tiếp tục là điểm tựa lợi nhuận của PHR trong năm 2023 trong bối cảnh (1) mảng kinh doanh cao su phục hồi chậm hơn kỳ vọng khi tác động của việc Trung Quốc mở cửa đang diễn ra chậm. Bù lại, giá cả vật tư đầu vào dự báo hạ nhiệt sẽ hỗ trợ phần nào cho biên lợi nhuận gộp của mảng kinh doanh này, (2) Mảng chế biến gỗ chưa có tín hiệu phục hồi từ nhu cầu tiêu thụ, và (3) mảng kinh doanh đất KCN dự kiến sẽ đi ngang khi PHR ghi nhận diện tích thuê tương đương với năm 2022. Theo đó, doanh thu ước đạt 1.749 tỷ đồng (+2,4%YoY) và LNST ước đạt 528 tỷ đồng (- 40,4% YoY). EPS 2023 ước tính đạt 3.899 đồng.
- Giá mục tiêu được điều chỉnh giảm 34,7% xuống 41.000 đồng/CP so với định giá gần nhất do tạm thời chưa đưa các dự án KCN gồm Tân Lập I, Tân Bình mở rộng vì triển vọng được chấp thuận chủ trương đầu tư và quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025 còn chưa rõ ràng. Kết hợp mức cổ tức tiền mặt dự kiến 12 tháng tới là 4.000 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời kỳ vọng là +10,7% (dựa trên giá đóng cửa tại ngày 07/03/2023).
PNJ - KQKD T1/2023 - Kiên cường trước thử thách
07-03-2023
: PNJ
: Bán lẻ
: Loan Nguyễn
Tags: Bán lẻ trang sức Cập nhật KQKD tháng
- Năm 2022, doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 33.876 tỷ đồng (+73% YoY) và 1.807 tỷ đồng (+76% YoY). Tháng 1/2023, công ty ghi nhận doanh thu thuần 4.129 tỷ đồng (+19% YoY) và LNST đạt 302 tỷ đồng (+12% YoY), một phần nhờ Tết Nguyên đán sắp đến sớm hơn thường lệ, giúp tiêu thụ vàng miếng tăng, trong khi doanh số bán lẻ đi ngang so với cùng kỳ.
- Chúng tôi dự báo PNJ sẽ lần lượt đạt 36 nghìn tỷ đồng (+6% YoY) và 2 nghìn tỷ đồng (+8% YoY) về doanh thu và LNST trong năm 2023. Tương ứng EPS 2023 sẽ là 5.942 đồng.
- Do lợi nhuận năm 2022 sát với dự báo của chúng tôi và triển vọng năm 2023 chưa có thay đổi nào mới, chúng tôi duy trì giá mục tiêu là 96.000 đồng (đã điều chỉnh cổ tức bằng cổ phiếu), tương ứng suất sinh lời kỳ vọng 22% so với giá đóng cửa ngày 06/03/2023.
Khó tăng trưởng tiêu thụ thép năm 2023 khi các nhà máy giảm huy động
06-03-2023
: HPG
: Nguyên vật liệu
: Trinh Nguyễn
Tags:
- Công suất huy động vẫn chưa phục hồi hoàn toàn ở hầu hết các nhóm ngành thép do nhiều phân khúc phụ thuộc vào xuất khẩu.
- Các nhà sản xuất thép thận trọng khi lập kế hoạch sản lượng cho năm 2023.
HND – Q4/2022 lợi nhuận dưới kỳ vọng, chờ đợi cơ hội phục hồi sau Q1/2023
03-03-2023
: HND
: Tiện ích công cộng
: Hoài Trịnh
Tags: HND Triển vọng 2023 Điện KQKD Q4
- Quý 4/2022, HND ghi nhận sản lượng điện đạt 1.106 triệu kWh (-30% QoQ, -29% YoY), thấp hơn kỳ vọng do tổ máy số 4 của nhà máy HP2 đại tu trong Q4. Dù sản lượng điện giảm mạnh QoQ và YoY, doanh thu ghi nhận 2.238 tỷ đồng (-27% QoQ, +1% YoY) do chi phí than đầu vào tăng dẫn đến giá bán điện trung bình tăng. Tuy nhiên, LNST ghi nhận lỗ 7,6 tỷ đồng (Q4/2021: 259,9 tỷ đồng), chủ yếu do sản lượng điện phát thấp không đủ bù chi phí cố định và không có lợi nhuận trên thị trường điện.
- Trong Q1/2023, chúng tôi dự đoán HND sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận âm svck do (1) sản lượng hợp đồng Qc khiêm tốn và (2) chi phí than trộn đầu vào vẫn neo ở mức cao sẽ cản trở doanh nghiệp có lợi nhuận trên thị trường điện. Tuy nhiên, cho cả năm 2023, chúng tôi dự đoán lợi nhuận sẽ cải thiện hơn svck dựa trên các giả định (1) chi phí lãy vay và khấu hao giảm mạnh svck, (2) sản lượng điện hợp đồng trên thị trường điện tích cực hơn từ Q2, và (3) từ nửa sau 2023 kỳ vọng HND có thêm lợi nhuận trên CGM khi thủy điện dần ra khỏi pha thuận lợi, dù giả định giá than vẫn neo ở mức cao.
- Chúng tôi đưa ra khuyến nghị TÍCH LŨY với giá mục tiêu 15.600 đồng/cổ phiếu cho tầm nhìn một năm (điều chỉnh giảm 8% từ giá 16.900 đồng/cổ phiếu) do điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận. Với kỳ vọng mức cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/cổ phiếu trong 12 tháng tới, tương đương mức sinh lời kỳ vọng 19% dựa trên giá đóng cửa ngày 03/03/2023.
FPT – Lợi nhuận Q4-2022 bất ngờ giảm tốc nhưng triển vọng tăng trưởng 2023 không bị ảnh hưởng
02-03-2023
: FPT
: Công nghệ
: Tùng Đỗ
Tags:
- Doanh thu Q4-2022 đạt 13 nghìn tỷ đồng (+22% YoY), với sự dẫn dắt từ khối Công nghệ và Giáo dục, đầu từ khác. Tuy nhiên, LNST chỉ tăng 4% YoY, đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, do biên LN thu hẹp ở các khối chính sau khi Tập đoàn ghi nhận các CP hoạt động cao (lương thưởng cho nhân viên, CP dự phòng và lỗ tỷ giá) và LN từ các công ty liên kết giảm 64% YoY.
- Cả năm 2022, doanh thu và LNST ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 23% YoY và 22% YoY. Cho năm 2023, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và LNTT lần lượt là 19% YoY và 18% YoY. Hiện tại, dự phóng doanh thu/LNTT 2023F tăng trưởng 18% YoY/22% YoY.
- GMT hiện tại là 100.500 đồng, phản ánh tổng mức sinh lời kỳ vọng là 28% tính tại ngày 02/03/2023), tương đương với mức P/E 2023F/24F là 16,8x/13,7x.
Biên lợi nhuận ngành Thực phẩm & Đồ uống Việt Nam được dự báo sẽ giảm bớt áp lực kể từ 2H2023
02-03-2023
: VNM
: Bán lẻ
: An Nguyen
Tags:
- Ngày 27/02/2023, chỉ số giá hàng hóa của các mặt hàng nông nghiệp & chăn nuôi là 103,4 USD (+0,4 %MoM; -1,5 %YoY), được dẫn dắt bởi chi phí sản xuất giảm và nhu cầu toàn cầu yếu, giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty F&B Việt Nam. Chúng tôi dự đoán hiệu quả cải thiện biên lợi nhuận sẽ rõ rệt hơn kể từ 2H2023 do hầu hết các nhà sản xuất thực phẩm & đồ uống đều đã chốt hợp đồng nguyên liệu vào đầu năm 2022 và Q4/2022, dẫn đến tồn kho giá cao trong 1H2023.
- Chúng tôi kỳ vọng rằng ngành thực phẩm & đồ uống Việt Nam cũng tiết kiệm được thêm chi phí thông qua việc giảm chi phí logistic do nhu cầu trì trệ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chậm lại. Vào ngày 24/02/2023, chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (BDI) là 883 điểm (+22,5% MoM; -59,6% YoY).
- Các công ty thực phẩm & đồ uống Việt Nam cũng được hưởng lợi từ doanh thu cao hơn, được hỗ trợ bởi doanh số bán hàng ổn định và giá bán trung bình (ASP) cao hơn. Theo Kantar Worldpanel, năm 2022, giá bán bình quân của ngành hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam tăng trưởng theo từng quý. Chúng tôi tin rằng hiệu ứng này sẽ khiến ASP năm 2023 của những sản phẩm này được giao dịch ở mức cao hơn so với năm trước. Nhờ đó, lợi nhuận ròng của các công ty F&B Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan trong năm 2023.
PVS – Cơ hội khi chuyển dịch sang mảng điện gió ngoài khơi
28-02-2023
: PVS
: Dầu khí
: Xuân Vũ
Tags: Điện gió ngoài khơi Sư Tử Trắng Lô B
- Trong năm 2022, lợi nhuận của PVS dù tăng trưởng nhưng chủ yếu do nền thấp của năm ngoái. Hoạt động nhìn chung vẫn chưa có nhiều đột biến khi mảng xây lắp (M&C) chưa có nhiều hợp đồng lớn để ghi nhận và biên gộp mảng tiếp tục duy trì mức thấp ~ 1,4%. Kết thúc năm 2022, doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 16.419 tỷ đồng (tăng 15,5%) và 773 tỷ đồng (tăng 28,5%).
- PVS đang dần chuyển dịch lĩnh vực kinh doanh sang mảng điện gió ngoài khơi dựa vào lợi thế về cơ sở vật chất cũng như sự hỗ trợ từ chính phủ. Trong 1 năm trở lại đây, công ty đã ký MOU với nhiều đối tác để hợp tác phát triển các dự án trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm hiện tại, PVS đã trúng gói thầu xây dựng 32 chân đế cho dự án điện gió ngoài khơi của Orsted Taiwan Limited với tổng giá trị 300 triệu USD. Trước đó, PVS cũng đã trúng gói thầu thực hiện 2 trạm biến áp ngoài khơi của dự án Hải Long với giá trị 50 triệu USD.
- Với các dự án dầu khí trong nước, chúng tôi cũng kỳ vọng việc đẩy nhanh tiến độ các dự án sẽ mang lại thêm nhiều backlog mới cho PVS trong quá trình tìm kiếm các hợp đồng điện gió ngoài khơi khi chuyển dịch dần sang mảng năng lượng tái tạo.
- Dù ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực nhưng PVS vẫn đang thiếu các hợp đồng lớn để lợi nhuận bứt phá trong năm nay. Cho năm 2023, chúng tôi dự phóng doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 18.524 tỷ đồng và 808 tỷ đồng, cao hơn so với dự phóng trước đó (15.875 tỷ đồng và 631 tỷ đồng). Do đó chúng tôi điều chỉnh nâng giá mục tiêu PVS từ 21.500 đồng/cp lên 23.800 đồng/cp và khuyến nghị TRUNG LẬP với cổ phiếu.
Cập nhật thị trường tiền tệ tháng 02/2023
27-02-2023
: VDS
: Vĩ mô
: Hà My Trần
Tags: Vĩ mô Thị trường tiền tệ
- Thanh khoản dư thừa, NHNN hút ròng mạnh trong tháng 02/2023.
- Lãi suất huy động giảm trên diện rộng.
- “Hâm nóng” thị trường bất động sản?!
ACB – Tăng trưởng bền vững từ nền tảng cao
24-02-2023
: ACB
: Ngân hàng
: Thảo Nguyễn
Tags: ACB Ngân hàng KQKD Q4
- LNTT Q4 đạt 3,6 nghìn tỷ đồng, (+19% YoY) được thúc đẩy bởi cả thu nhập lãi (35% YoY), thu nhập ngoài lãi (+24% YoY) và sự sụt giảm trong chi phí dự phòng (-52% YoY). Tuy nhiên, trên cơ sở so sánh theo quý, LNTT giảm 20% do chi phí hoạt động tăng 61% QoQ. CIR tăng lên 40,3% trong Q4/22, chủ yếu do khoản chi 1.000 tỷ đồng cho quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
- Chất lượng tài sản được cải thiện cả trên cơ sở quý và năm. Tỷ lệ nợ xấu là 0,74% trong Q4/22, giảm từ mức 1,01% trong Q3 và 0,8% vào cuối năm 2021. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 159,3% so với Q3/22 (137,8%) nhưng giảm từ mức 209,4% vào cuối năm 2021.
- Cách tiếp cận thận trọng của ngân hàng đối với các khoản nợ liên quan đến Covid-19 vào năm 2021 đã hỗ trợ cho KQKD năm 2022. Chi phí dự phòng thấp trong năm 2022 chủ yếu là do hoàn nhập dự phòng các khoản nợ cơ cấu liên quan đến Covid. Cùng với việc thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi lần lượt tăng 24% YoY và 14% YoY, LNTT đạt 17.114 tỷ đồng vào năm 2022, +43% YoY, phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi về tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm 2022.
- Dự phóng LNTT cho năm 2023-2024 lần lượt là 20.431 tỷ đồng (+19%) và 24.314 tỷ đồng (+19%). Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu tương ứng ước tính là 18.453 đồng và 22.253 đồng. Giá mục tiêu mới nhất của chúng tôi là 30.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức sinh lời 21% so với giá đóng cửa ngày 22/02/2023 và khuyến nghị MUA.
Thủy sản – Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi từ Q2/2023
23-02-2023
: VHC, ANV, IDI
: Thủy sản
: Loan Nguyễn
Tags: Cập nhật ngành Trung Quốc mở cửa
- Xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục ở mức thấp, bắt nguồn từ nền cao của năm 2022, nhu cầu thấp và dư thừa tồn kho của các nhà bán lẻ.
- Ngược lại, Trung Quốc là lại đang là điểm sáng xuất khẩu, với nhu cầu về thủy hải sản tăng sau khi mở cửa trở lại. Mặc dù mức độ tác động của sự kiện này vẫn chưa rõ ràng, có một số dấu hiệu cho thấy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có thể dần dần cải thiện từ quý 2/2023.
- Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng yếu tố tích cực này sẽ giúp hạn chế mức giảm mạnh về KQKD của các nhà xuất khẩu này trên mức nền cao cùng kỳ, hơn là kỳ vọng một sóng tăng mới của ngành. Vì vậy, chúng tôi cho rằng vẫn sẽ có những cơ hội đầu tư ngắn hạn dựa trên tin tức tích cực và có sự chọn lọc doanh nghiệp, hơn là nắm giữ dài hạn đối với ngành này trong năm 2023.
IDC – Tiếp tục chuyển mình tăng tốc
22-02-2023
: IDC
: BĐS KCN
: Hưng Lê
Tags: BĐS KCN IDC
- Quý 4 năm 2022, IDC công bố doanh thu tăng 11% YoY lên 1.208 tỷ đồng, và LNST đạt 202 tỷ đồng so với mức 1 tỷ đồng của Q4/2021. KQKD có sự tăng trưởng là nhờ vào mức nền thấp của quý 4 năm 2021. Tính chung cả năm 2022, IDC ghi nhận 8.242 tỷ đồng doanh thu, tăng 92% YoY. LNST đạt 2.286 tỷ đồng, tăng 826% YoY. Trong đó mảng kinh doanh điện và cho thuê KCN dẫn dắt sự tăng trưởng.
- Trong năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu và LNST lần lượt ở mức 7.387 tỷ đồng (-10%) và 1.888 tỷ đồng (-17%), EPS tương ứng 5.721 đồng. KQKD năm 2023 dự báo giảm so với năm 2022 chủ yếu do doanh nghiệp có thể không hạch toán một lần doanh thu cho thuê đất KCN như năm 2022. Loại trừ sự đột biến này, doanh thu và LNST năm 2023 của các mảng kinh doanh chính dự báo tăng trưởng ~ 20,3% và ~12,9% YoY.
- Trong ngắn hạn, mảng bất động sản có thể ghi nhận doanh thu đột biến khi IDC chuyển nhương 21.870 m2 dự án KDC Phường 6, Tân An, Long An cho Aeon mall. Thương vụ dự kiến thu về khoảng 400 tỷ đồng LNST sau khi hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng trong năm 2023. Tuy nhiên, P/B có điều chỉnh đối với khoản thanh thu chưa thực hiện của IDC hiện tại là 1,7 cao hơn trung bình ngành là 1,26. Chúng tôi tin rằng kỳ vọng lợi nhuận về thương vụ trên cũng đã một phần phản ánh vào giá cổ phiếu.
- Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực trong dài hạn đối với IDICO (HNX: IDC) nhờ vào (1) quỹ đất thương phẩm sẵn sàng cho thuê còn lại lớn (751 ha) đảm bảo cho kế hoạch kinh doanh ít nhất thêm 5 năm, (2) các dự án mới trong mảng năng lượng đem đến động lực tăng trưởng cho IDC , và (3) vòng quay tài sản cải thiện đáng kể từ 2020 khi IDC đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Bên cạnh đó, IDC kế có hoạch chi trả cổ tức tiền mặt trong 12 tháng tới ở mức không thấp hơn 4.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức tỷ suất cổ tức ~9,5% tại mức giá đóng cửa ngày 21/02/2023.