VSC – KQKD Q4/2022 không khởi sắc và câu chuyện M&A công ty trong ngành cảng biển
21-02-2023
: VSC
: Cảng biển
: Quân Cao
Tags:
- KQKD Q4/2022 của VSC ghi nhận doanh thu thuần và LNST cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 520 tỷ đồng (+3% YoY, +2% QoQ) và 53,4 tỷ đồng (-42% YoY, -34% QoQ). Lũy kế năm 2022, doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ ghi nhận đạt 2.007 tỷ đồng (+6% YoY) và 314 tỷ đồng (-10% YoY), EPS năm 2022 đạt 2.451 đồng (-45% YoY).
- VSC đang trong giai đoạn thực hiện thương vụ M&A. Chúng tôi cho rằng, công ty mục tiêu của VSC là CTCP cảng Nam Hải Đình Vũ, đang sở hữu cảng Nam Hải Đình Vũ (NHĐV) tại Hải Phòng bởi vì GMD đã công bố quyết định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại NHĐV và ghi nhận khoản đặt cọc 1.000 tỷ đồng trong Q4/2022. Quý 4/2022, VSC cùng với Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đoàn Huy đặt cọc 1.000 tỷ đồng để mua lại cảng mục tiêu, trong đó VSC đóng góp 300 tỷ đồng. Theo dự thảo về phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành, giá trị cho thương vụ này dự kiến khoảng 2.250 tỷ đồng. Trong đó, 1.200 tỷ đồng còn lại được VSC dự kiến huy động thông qua đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 và giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu.
- Triển vọng của ngành cảng biển cho năm 2023 là tương đối khó khăn do tốc độ tăng trưởng GDP của các đối tác thương mại chính như Mỹ, EU được dự báo sẽ chậm lại và lạm phát vẫn duy trì ở mức cao . Trên thực tế, chỉ số PMI tại Việt Nam cũng chưa cho thấy tín hiệu tích cực trong những tháng gần đây.
- Chúng tôi đang thực hiện đánh giá đầy đủ hơn về tiềm năng từ thương vụ M&A cảng NHĐV và dự phóng cho năm 2023. Hiện tại, cổ phiếu VSC đang được giao dịch tại mức định giá P/B là 1,4x, tương đương với mức trung bình 5 năm là 1,4x, và P/E trượt 12 tháng là 12,2x, và đang cao hơn 33% so với mức trung bình 5 năm là 9,2x.
Tăng giá nguyên liệu ngành thép và lạm phát chi phí đẩy
20-02-2023
: HPG, HSG, NKG
: Nguyên vật liệu
: Trinh Nguyễn
Tags: NKG HPG HSG
- Giá than luyện cốc đang trong đà tăng do nguồn cung năm 2023 dự kiến giảm
- Giá quặng sắt tăng do tin tức từ thị trường Trung Quốc và yếu tố mùa vụ
- Giá phế cao, gây khó khăn cho các lò hồ quang điện
Khó khăn chưa hết, nhưng triển vọng dần khả quan hơn
17-02-2023
: STK
: Dệt may
: Hoài Trịnh
Tags: Dệt may STK KQKD Q4-2022
- Quý 4/2022, STK ghi nhận doanh thu thuần Q4/22 đạt 430 tỷ đồng (16% QoQ; -13% YoY). LNST sau lợi ích CĐTS đạt 43 tỷ đồng (-14% QoQ; -43% YoY), chủ yếu do (1) sản lượng sợi trung bình giảm mạnh và (2) chi phí thuế TNDN Q4/2022 cao hơn svck do Q4/2021 STK được hồi tố thuế TNDN ưu đãi. Nhìn chung, doanh thu thuần và LNST cả 2022 của STK lần lượt đạt 2.115 tỷ đồng (+3,5% YoY) và 240 tỷ đồng (-13,7% YoY), hoàn thành 97% và 98% dự báo của chúng tôi.
- Trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh của STK sẽ dần hồi phục, đặc biệt là trong nửa cuối năm. Do nhu cầu vẫn thấp trong nửa đầu năm 2023, chúng tôi hạ dự báo doanh thu thuần và LNST của 2023, lần lượt đạt 2.232 tỷ đồng (+5,4 % YoY) và 259 tỷ đồng (+7,6% YoY). EPS 2023 tương ứng là 3.154 đồng.
- STK hiện đang giao dịch với mức P/E dự phóng 2023 là 9,2 lần. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị TÍCH LŨY với giá mục tiêu 32.500 đồng/cổ phiếu cho tầm nhìn một năm. Với kỳ vọng mức cổ tức tiền mặt 1.500 đồng/cổ phiếu trong 12 tháng tới, tương đương mức sinh lời kỳ vọng 12% dựa trên giá đóng cửa ngày 17/02/2023.
DRC – Chi phí đầu vào đắt đỏ vẫn là trở ngại
16-02-2023
: DRC
: Xe hơi và phụ tùng
: An Nguyễn
Tags:
- Trong Q4 2022, CTCP Cao su Đà Nẵng (HSX: DRC) công bố doanh thu thuần 1.114 tỷ đồng (~ 47 triệu USD; -17,6% QoQ; -16,4% YoY), do tiêu thụ lốp xe trong nước thấp hơn và hiệu ứng nền KQKD Q4 2021 cao. Chi phí đầu vào cao hơn và tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thấp hơn đã tạo ra lợi nhuận ròng 82 tỷ đồng (~ 3 triệu USD, +6,2% QoQ; -6,3% YoY).
- Được hỗ trợ bởi KQKD tăng trưởng trong 9T2022, DRC có kết quả kinh doanh năm 2022 khả quan với doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 4.899 tỷ đồng (+12% YoY) và 308 tỷ đồng (+6% YoY). Động lực tăng trưởng chính là tăng trưởng doanh thu xuất khẩu cao ở mức hai chữ số (+25% YoY). EPS năm 2022 đạt 2.337 đồng (+6,0% YoY).
- Trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu đắt đỏ và nhu cầu tiêu thụ lốp xe yếu tại thị trường trong nước, chúng tôi dự báo kết quả kinh doanh năm 2023 sẽ tăng trưởng ở mức một chữ số, kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 5.233 tỷ đồng (~ 223 triệu USD, +6,8 % YoY) và 331 tỷ đồng (~ 14 triệu USD, +7% YoY), tương đương EPS là 2.509 đồng (+7,4% YoY).
Cập nhật thương mại tháng 01/2023: những tia hy vọng mới
15-02-2023
: VDS
: Vĩ mô
: Hà My
Tags: Thương mại
- Thương mại tháng 01/2023 sụt giảm mạnh nhưng không quá nghiêm trọng.
- Xuất khẩu sang thị trường EU đang giữ vững tăng trưởng.
- Kinh tế thế giới đầu năm với nhiều điểm sáng
SCS – Mạnh tay tiết giảm chi phí giúp lợi nhuận tích cực hơn kỳ vọng
14-02-2023
: SCS
: Logistics, Dịch vụ phi hàng không
: Tùng Đỗ
Tags: SCS
- Sản lượng hàng hóa giảm 32% YoY (quốc tế giảm 32% YoY, nội địa giảm 6% YoY) trong Q4-2022 đã khiến doanh thu giảm 26% YoY. Xu hướng suy yếu trong Q4 phù hợp với dự báo của chúng tôi khi sản lượng/doanh thu cả năm hoàn thành 101%/99% dự phóng.
- CP giá vốn và CP quản lý đã được cắt giảm đáng kể, lần lượt giảm 56% YoY và 63% YoY. Qua đó, LNST Q4-2022 đi ngang so với cùng kỳ, và LNST cả năm tăng 15% YoY và vượt 12% dự phóng.
- Triển vọng của dòng thương mại giữa Việt Nam và các đối tác chính tương đối ảm đạm, dẫn tới sự tăng trưởng chậm của của SCS trong năm 2023F. Doanh thu và LNST dự báo lần lượt đạt 900 tỷ đồng (+5% YoY) và 655 tỷ đồng (+1% YoY), tương ứng với mức EPS 2023F là 6.300 đồng.
- SCS đang được giao dịch tại mức P/E 2023F là 11,6x. Duy trì khuyến nghị TÍCH LŨY với GMT là 80.000 đồng.
Ngành bán lẻ – Nhìn lại Q4/2022: Một quý ảm đạm cho các công ty bán lẻ
13-02-2023
: MWG, PNJ, FRT, DGW, PET
: Bán lẻ, Bán lẻ thiết bị công nghệ, Bán lẻ thực phẩm và hàng thiết yếu
: Loan Nguyễn
Tags:
- Tác động lan tỏa của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với ngành bán lẻ bắt đầu ảnh hưởng nặng nề đến kết quả kinh doanh của các công ty bán lẻ trong Q4/2022 do nhu cầu tiêu dùng kém trong bối cảnh thu nhập khả dụng bị siết chặt. Diễn biến tiêu cực này nhiều khả năng sẽ còn kéo dài đến nửa đầu năm 2023.
- Chúng tôi dự báo thị trường bán lẻ sẽ dần nhộn nhịp trở lại vào nửa cuối năm 2023 và sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn vào năm 2024. Điều này có nghĩa là KQKD của các công ty bán lẻ có thể dần trở lại đường đua trong nửa cuối năm 2023.
- Ngoại trừ PNJ, các công ty bán lẻ niêm yết còn lại nằm trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi đều tăng trưởng âm so với cùng kỳ trong Q4/2022.
PVD – Xu hướng tăng giá thuê giàn hỗ trợ triển vọng lợi nhuận
10-02-2023
: PVD
: Dầu khí
: Xuân Vũ
Tags: Thị trường khoan Cập nhật KQKD Q4 Giá thuê giàn tích cực
- PVD công bố kết quả kinh doanh tích cực trong quý 4 so với các 3 quý trước đó cho dù đã ghi nhận 30 tỷ đồng dự phòng từ Kris Energy và chi phí tài chính tăng mạnh theo đà tăng của lãi suất. Cụ thể, công ty ghi nhận LNST cổ đông công ty mẹ đạt 54 tỷ đồng so với mức lỗ trong cả 3 quý đầu năm.
- PVD hiện đã hoàn thành ký hợp đồng cho các giàn khoan tự nâng trong năm 2023 với mức giá cho thuê giàn trung bình tối thiểu 75.000 USD/ngày. Với mức giá này, chúng tôi cho rằng PVD sẽ có lợi nhuận từ hoạt động cốt lõi sau nhiều năm.
- Hiện công ty đang tích cực tìm kiếm hợp đồng mới cho năm 2024. Chúng tôi tin rằng việc tìm kiếm các hợp đồng cho năm 2024 ở thời điểm hiện tại sẽ giúp cho PVD có được mức giá cho thuê giàn tốt hơn so với mức trung bình của năm 2023. Hiện giá cho thuê giàn tại khu vực Đông Nam Á đã đạt mức 120.000 USD/ngày và dự báo sẽ có thể đạt 160.000 USD/ngày vào năm 2024.
- Cho năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 6.834 tỷ đồng và 344 tỷ đồng, cao hơn so với dự phóng trước đó. Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA và nâng giá mục tiêu của PVD từ 21.500 đồng/cp lên 26.800 đồng/cp nhằm phản ánh triển vọng tích cực của PVD trong năm 2024 với một mức giá cho thuê giàn tiệm cận với khu vực.
TCB – Lợi nhuận tăng trưởng âm trong Q4/22
09-02-2023
: TCB
: Ngân hàng
: Thảo Nguyễn
Tags: Cập nhật KQKD quý 4 Triển vọng 2023 TCB
- Trong Q4, LNTT của TCB đạt 4,7 nghìn tỷ đồng, -23% YoY và -33% QoQ, do (1) Tổng thu nhập hoạt động giảm và (2) chi phí hoạt động và chi phí dự phòng đều tăng.
- Tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt đạt 12,5% YTD và 12,6% YTD. Tỷ lệ CASA và tiền gửi có kỳ hạn đã thay đổi mạnh kể từ Q4, trong đó tỷ lệ CASA giảm và tiền gửi có kỳ hạn tăng, khiến NIM giảm 42 bps xuống 5,29% vào năm 2022.
- Trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng tín dụng và tiền gửi sẽ tăng trưởng lần lượt là 13,2% và 12,2%. Chi phí vốn sẽ tiếp tục cao trong các quý đầu năm, do đó NIM của TCB sẽ không cải thiện cho đến Q3/2023. Với những khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện tại, phí liên quan đến phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu của TCB sẽ chịu áp lực giảm cho đến khi thị trường trái phiếu có dấu hiệu hồi phục trong đợt phát hành mới. Tuy nhiên, NFI có thể tăng trưởng bền vững nhờ hoạt động thư tín dụng và các hoạt động thanh toán. Do đó, chúng tôi kỳ vọng tổng thu nhập hoạt động và LNTT sẽ tăng trưởng lần lượt là 6% và 3% YoY. LNST của cổ đông công ty mẹ được dự báo là 21 nghìn tỷ đồng (3%) và EPS tương ứng là 5.852 đồng.
- Giá mục tiêu hiện tại của chúng tôi là 33.000 đồng, tương ứng tỷ suất sinh lời 19% so với giá đóng cửa ngày 09/02/2023. Tuy nhiên, những lợi thế của TCB trong quá khứ như chi phí huy động vốn thấp hay vai trò nhà tạo lập thị trường trái phiếu vẫn đang trong giai đoạn thử thách và sẽ khiến thu nhập của ngân hàng chậm lại vào năm 2023. Do đó, tâm lý thị trường đối với cổ phiếu tạm thời kém tích cực hơn so với trước đây. Chúng tôi cho rằng ngay khi những điểm nghẽn nêu trên được tháo gỡ, TCB với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ sẽ nhanh chóng phục hồi. Nhà đầu tư cần quan sát kỹ diễn biến tích cực của các sự kiện liên quan để quyết định đầu tư.
LHG – Thận trọng trước bối cảnh vĩ mô kém tích cực
08-02-2023
: LHG
: BĐS KCN
: Lê Tự Quốc Hưng
Tags:
- Trong quý 4 năm 2022, LHG công bố doanh thu tăng 61% YoY lên 103 tỷ đồng, và LNST đạt 30 tỷ đồng, tăng 20% YoY. KQKD có sự tăng trưởng tốt được dẫn dắt bởi doanh thu của mảng cho thuê đất KCN trên mức nền thấp ở quý 4 năm 2021 (không có doanh thu). Tính chung cả năm 2022, LHG ghi nhận 629 tỷ đồng doanh thu, giảm 20% YoY, thực hiện được 80% kế hoạch năm. LNST đạt 202 tỷ đồng, giảm 32% YoY. Nguyên do chủ yếu đến từ việc sụt giảm của mảng thuê đất khu công nghiệp.
- Trong kịch bản cơ sở của chúng tôi cho năm 2023, doanh thu ước tính đạt 815 tỷ đồng (+11%) và LNST sẽ đạt 341 tỷ đồng (71%).
- Dựa trên phương pháp định giá tổng thành phần (SOTP), chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA và hạ giá mục tiêu còn 33.000 đồng/ CP do (1) tạm thời chưa ghi nhận giá trị của 20 ha còn vướng GPMB tại KCN Long Hậu 3 GĐ1, (2) tạm thời chưa đưa 2 dự án KCN An Định và KCN Long Hậu 3 GĐ2 vào định giá và (3)Tăng tỷ lệ chiết khấu thanh khoản lên 20% do tình trạng hạn chế giao dịch có thể kéo dài đến 17/6/2023. Kết hợp mức cổ tức tiền mặt hàng năm là 1.700 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời kỳ vọng sẽ là + 58% (dựa trên giá đóng cửa ngày 07/02/2023).
HSG: Thử thách toàn diện cho cả đầu ra – đầu vào
07-02-2023
: HSG
: Nguyên vật liệu
: Trinh Nguyễn
Tags: HSG
- Khó khăn của HSG đã được chúng tôi đề cập trong các khuyến nghị trước đây, khi ngành thép mới bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái.
- Việc hoạt động ở cả thượng nguồn (sản xuất) và hạ nguồn (bán lẻ tới tay người tiêu dùng cuối) khiến HSG chịu ảnh hưởng gấp đôi từ giá nguyên liệu so với các doanh nghiệp cùng ngành.
- Triển vọng lợi nhuận tương lai sẽ phụ thuộc vào khả năng của HSG trong việc (1) linh động tối đa về chính sách mua nguyên liệu và tồn kho tại các cửa hàng và (2) tinh gọn lại chi phí bán hàng trong tình trạng thị trường được nhận định là khó khăn ít nhất đến hết 2023.
DBD – Doanh thu và lợi nhuận chưa thể nhảy vọt trong năm 2023
06-02-2023
: DBD
: Dược phẩm
: Cao Ngọc Quân
Tags: DBD Dược phẩm
- KQKD Q4/2022 ghi nhận doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 465 tỷ đồng (+15% YoY, +18% QoQ) và 79 tỷ đồng (+62% YoY, +47% QoQ). Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần và LNST năm 2022 lần lượt đạt 1.555 tỷ đồng (+0% YoY) và 244 tỷ đồng (+32% YoY), tương ứng hoàn thành 103% và 115% dự phóng của chúng tôi nhờ các sản phẩm chủ lực trên kênh ETC là thuốc ung thư, dung dịch thận và kháng sinh tăng trưởng tốt hơn so với kỳ vọng.
- Nhà máy sản xuất thuốc ung thư Nhơn Hội bị lùi thời gian đạt tiêu chuẩn EU – GMP do công ty cần thời gian để lắp đặt phòng kiểm nghiệm thuốc theo tiêu chuẩn EU – GMP tại nhà máy mới. Thời gian kỳ vọng đạt được tiêu chuẩn EU – GMP cho dây chuyền thuốc tiêm và thuốc viên lần lượt vào Q3/2024 và Q2/2025.
- Chúng tôi đang đánh giá đầy đủ hơn về mức dự phóng cho năm 2023. Hiện tại, do nhà máy sản xuất thuốc ung thư Nhơn Hội chưa thể đạt tiêu chuẩn EU – GMP trong năm 2023 nên chúng tôi điều chỉnh giảm mức dịnh giá P/E mục tiêu cho năm 2023 từ mức 20x về 16x, tương ứng với giá mục tiêu là 49.000 đồng/cổ phiếu.