GMD – Chưa đủ hấp dẫn khi dư địa tăng trưởng bị thu hẹp
27-12-2022
: GMD
: Cảng biển
: Cao Ngọc Quân
Tags: GMD Cảng biển
- Các cảng chính của GMD tại khu vực Hải Phòng và Cái Mép – Thị Vải duy trì hiệu suất hoạt động ổn định trong bối cảnh XNK dự báo sẽ tăng trưởng chậm. Dự phóng sản lượng container cho năm 2023F tại khu vực Hải Phòng và Gemalink (GML) lần lượt đạt 1,2 triệu TEU (+4% YoY) và 1,4 triệu TEU (+13% YoY).
- Trong dài hạn, GMD có thêm dư địa để tăng trưởng nhờ mở rộng hai cảng Nam Đình Vũ và Gemalink. Tuy nhiên sẽ gặp nhiều thử thách ở phía trước khi cạnh tranh ngày càng gay gắt tại khi vực Hải Phòng và GML giai đoạn 2 vẫn đang trong thời gian xin cấp phép xây dựng.
- GMD giao dịch tại mức định giá P/E 2023F là 13,3x, thấp hơn 32% so với TB 5Y là 17,6x. Mức định giá đã chiết khấu khá nhiều, phù hợp cho NĐT ưa thích nắm giữ trong trung dài hạn. Chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY cổ phiếu GMD với giá mục tiêu 53.300 đồng/cổ phiếu.
Cập nhật thị trường tiền tệ tháng 12/2022
26-12-2022
: VCB
: Vĩ mô
: Hà My Trần
Tags: Vĩ mô
- Tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 ước đạt 14%.
- Thanh khoản hệ thống ngân hàng đang tốt hơn.
- Kỳ vọng thanh khoản của hệ thống ngân hàng cải thiện trong năm 2023.
Ngành bán lẻ - Khó khăn ngắn hạn mang lại cơ hội đầu tư dài hạn hấp dẫn
23-12-2022
: PNJ, MWG, FPT
: Bán lẻ
: Loan Nguyễn
Tags: Bán lẻ
- Sự giảm tốc của nền kinh tế đặt áp lực lên ngành bán lẻ.
- Tác động phân hóa giữa các nhà bán lẻ hiện đại.
- Định giá ở mức hấp dẫn nhưng cần chọn thời điểm đầu tư phù hợp.
SIP – Duy trì đà tăng trưởng đều đặn
22-12-2022
: SIP
: BĐS KCN
: Lê Tự Quốc Hưng
Tags: SIP BĐS KCN Cập nhật KQKD
- Trong 9 tháng đầu năm 2022, SIP ghi nhận doanh thu đạt 4.595 tỷ đồng, tăng 11% svck và hoàn thành 88,3% kế hoạch năm. Trong khi đó, LNST cổ đông công ty mẹ đạt 678 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, mảng kinh doanh điện nước có sự tăng trưởng khả quan, doanh thu đạt 3.809 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ.
- Trong báo cáo này, chúng tôi cập nhật bổ sung các thông tin đánh giá triển vọng đầu tư đối với SIP , bao gồm (1) khả năng cao KCN Long Đức GĐ 2 - dự án nổi bật tiếp theo của SIP, bên cạnh quỹ đất thương phẩm còn lại tại các khu công nghiệp hiện hữu còn rất lớn (~1.000 ha), (2) mảng bất động sản khu dân cư vẫn còn nhiều dư địa tiềm năng phát triển, (3) lợi nhuận từ mảng kinh doanh điện nước hấp dẫn và tăng trưởng theo tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp của SIP, và (4) kế hoạch phát triển mảng cho thuê NXXS đầy tiềm năng và tham vọng.
- Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực trong dài hạn đối với SIP dựa vào triển vọng đầu tư kể trên.Bên cạnh đó, tình hình tài chính ổn định sẽ giúp cho SIP duy trì mức cổ tức tiền mặt hằng năm ít nhất là 2.000 đồng/cổ phiếu. Trong kịch bản cơ sở, doanh thu 2023 ước đạt 6.785 tỷ đồng và LNST ước đạt 1.132 tỷ đồng.
VCB – Triển vọng tăng trưởng lành mạnh
21-12-2022
: VCB
: Ngân hàng
: Thảo Nguyễn
Tags: VCB
- LNTT đạt 7,6 nghìn tỷ đồng trong Q3/22 (+32% yoy), chủ yếu đến từ việc mở rộng tài sản sinh lãi và cải thiện tỷ lệ NIM. Thu nhập lãi thuần và tổng thu nhập hoạt động lần lượt ghi nhận 13,7 nghìn tỷ đồng và 16,7 nghìn tỷ đồng.
- Ngân hàng đã sử dụng gần hết hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp trong 9T22 để đạt mức tăng trưởng 17,3% ytd. Đã có một sự chênh lệch nhất định giữa tăng trưởng tín dụng và huy động của toàn hệ thống khi tăng trưởng huy động chỉ đạt 5,4% ytd tính đến Q3/22. Tỷ lệ CASA giảm xuống 33,8% sau khi đạt mức cao nhất lịch sử là 34,5% trong Q2, nhưng vẫn là một con số khả quan.
- Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 0,8% trong Q3/22 trong khi tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng duy trì xu hướng giảm và đạt mức thấp do hiệu ứng của việc TT 03/2021 về cơ cấu nợ liên quan đến Covid-19 hết hạn. Tỷ lệ bao phủ duy trì ở mức cao nhất so với hệ thống là 401,8%. Ngoài ra, VCB đã cho thấy triển vọng tăng trưởng tương đối lành mạnh trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản gặp nhiều bất ổn gần đây nhờ vào chính sách phân bổ tài sản nghiêm ngặt của ngân hàng.
- Chúng tôi đã điều chỉnh dự báo năm 2022 và 2023 để phản ánh (1) khả năng phát hành riêng lẻ bị trì hoãn do điều kiện thị trường không thuận lợi và (2) Hạn mức tín dụng cao để bù đắp cho mức giảm của NIM do gói hỗ trợ lãi suất. Nhìn chung, tổng thu nhập hoạt động được dự báo sẽ tăng khoảng 9%, nhờ mức tăng trưởng 9.5%/11% của thu nhập lãi thuần/thu nhập phí. Chi phí tín dụng biên sẽ được cắt giảm phần nào nhờ bộ đệm dự phòng cao hàng đầu trong ngành. Do đó, LNTT được dự báo sẽ tăng nhẹ với mức một chữ số vào năm 2023. Giá mục tiêu được điều chỉnh giảm xuống 90.200 đồng/cổ phiếu do việc phát hành riêng lẻ bị trì hoãn và giảm dự phóng lợi nhuận trong năm 2022 và 2023. Tại thời điểm ngày 21/12/2022, cổ phiếu có tiềm năng sinh lời 14%, do đó, nhà đầu tư có thể TÍCH LŨY cổ phiếu này.
HSG – Kỳ vọng biên lợi nhuận bật tăng trong nửa cuối niên độ 2022-2023
20-12-2022
: HSG
: Nguyên vật liệu
: Tâm Phạm
Tags: HSG
- Lợi nhuận giảm trong bối cảnh nhu cầu thấp và hàng tồn kho giá cao trong niên độ tài chính 2021-2022 (FY21-22). Biên lợi nhuận gộp giảm từ 18,1% xuống còn 9,9%. Doanh thu đạt 49.711 tỷ đồng, tăng 2% YoY trong khi LNST cổ đông công ty mẹ chỉ đạt 251 tỷ đồng, giảm mạnh 94% YoY.
- Trong FY22-23, chúng tôi kỳ vọng doanh thu nội địa sẽ dẫn dắt tăng trưởng và biên lợi nhuận hồi phục. Biên lợi nhuận gộp dự kiến sẽ trở lại mức dương từ Q2 và phục hồi tốt hơn trong nửa cuối năm nhờ nhu cầu tăng trở lại ở các thị trường phương Tây trong khi áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc và Ấn Độ giảm bớt. Biên lợi nhuận gộp cả năm có thể tăng lên 12,4%. Doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ có thể đạt 34.513 tỷ đồng (-31%) và 427 tỷ đồng (+70%).
- Áp dụng kết hợp các phương pháp định giá FCFF, P/E và P/B, mức giá mục tiêu cho cổ phiếu HSG là 14.400 đồng/cp, cao hơn 5% so với mức giá đóng cửa ngày 19/12/2022. Do đó chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY. Hiện cổ phiếu đang được giao dịch ở mức P/E 31,7x và P/B là 0,8x. EPS và giá trị sổ sách cho của FY22-23 lần lượt là 663 đồng/cp và 18.021 đồng/cp, tương ứng với mức P/E và P/B trượt FY22-23 là 20,7x và 0,8x.
NLG – Khả năng hoàn thành kế hoạch 2022 phụ thuộc vào nhiều biến số
19-12-2022
: NLG
: Bất động sản
: Anh Trần
Tags:
- Trong buổi gặp gỡ Nam Long Day, NLG đặt kế hoạch ghi nhận tích cực doanh thu (3.327-4.441 tỷ đồng), LNST cổ đông mẹ (786-1086 tỷ đồng) và giá trị pre-sales trong Q4/2022 (2.383 tỷ đồng). KQKD này sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng mở bán dự án đất nền Cần Thơ và việc chuyển nhượng dự án Paragon Đại Phước có kịp tiến độ trong tháng cuối năm 2022.
- Hiên tại, dự án Cần Thơ đang tiến hành ở bước chờ chấp thuận giao đất, cần phải tiếp tục hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và xây dựng hạ tầng cơ bản để đủ điều kiện mở bán chính thức. Trong khi đó, dự án Paragon Đại Phước đang trong giai đoạn điều chỉnh 1/500 để bổ sung tài liệu điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC). Tuy nhiên, trong bối cảnh Luật Đất Đai vẫn chưa được thống nhất, và nhiều hoạt động thanh tra đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chúng tôi cho rằng việc chuyển nhượng dự án có thể kéo dài sang 2023.
- Trên cơ sở này, chúng tôi dự phóng doanh thu và LNST cổ đông mẹ trong Q4/2022 ở mức 1.693 tỷ đồng (-62% yoy) và 126 tỷ đồng (-65% yoy). Tương đương ước tính doanh thu và LNST cổ đông mẹ cả năm 2022 về mức 4.403 tỷ đồng (-15% yoy) và 245 tỷ đồng (-77% yoy), EPS ước tính 640 đồng/CP.
- Năm 2023, ban lãnh đạo đặt mục tiêu pre-sales ban đầu trên 12.000 tỷ đồng sẽ là thách thức không nhỏ khi phần lớn phân khu mở bán mới trong năm sau đều tập trung tại vùng ven và đầu tư trong bối cảnh lãi suất cao.
- Theo tiến độ xây dựng, năm 2023 sẽ là điểm rơi bàn giao các dự án. Chúng tôi ước tính doanh thu và LNST sau cổ đông công ty mẹ lần lượt ở mức đạt 6.951 tỷ (+58% YoY) và 1.013 tỷ đồng (+314% YoY). Trong đó, lợi nhuận được đóng góp chủ yếu từ (1) 350 tỷ đồng từ việc thoái vốn dự án Paragon Đại Phước và (2) hoạt động bàn giao các dự án Mizuki, phân khu CC3, Southgate-GĐ1, Izumi-GĐ1A và đất nền dự án Cần Thơ.
- Chúng tôi duy trì khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu NLG cho mục tiêu nắm giữ trên 12 tháng, với giá mục tiêu 27.000 đồng/CP, thấp hơp 11% so với giá đóng của ngày 17/12/2022.
Động lực tăng trưởng suy yếu nhưng áp lực tỷ giá hạ nhiệt nhanh chóng
16-12-2022
: VDS
: Vĩ mô
: Hà My
Tags: Tỷ giá
- Diễn biến SXCN và thương mại, dịch vụ tháng 11/2022 sát với kỳ vọng.
- Thương mại chuyển sang tăng trưởng âm.
- Tỷ giá đảo chiều nhanh chóng từ đầu tháng 12
HAX – Biên lợi nhuận quay trở lại mức bình thường
15-12-2022
: HAX
: Xe hơi và phụ tùng
: An Nguyen
Tags: HAX Ô tô và phụ tùng Cập nhật kết quả kinh doanh
- Trong quý 3/2022, Haxaco công bố doanh thu thuần và lợi nhuận ròng đạt 1.970 tỷ đồng (tương đương 77 triệu USD; +27% QoQ; +178% YoY) và 57 tỷ đồng (tương đương 2 triệu USD; -29% QoQ). Có một số tín hiệu tiêu cực từ kết quả lợi nhuận quý 3/2022. Cụ thể, lợi nhuận tăng trưởng âm theo quý, tương đương biên lợi nhuận thấp hơn so với quý 2/2022.
- Trong 9T2022, doanh thu thuần hợp nhất và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 5.177 tỷ đồng (hoặc 203 triệu USD, +53% YoY) và 192 tỷ đồng (hoặc 8 triệu USD, +583% YoY), vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 14%. COVID-19 bùng nổ trong 9T2021, ảnh hưởng nặng đến hiệu suất kinh doanh, nhưng lại tạo ra mức nền thấp cho sự tăng trưởng mạnh mẽ năm 2022.
- Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, chúng tôi dự đoán doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2023 của HAX sẽ lần lượt đạt 7.172 tỷ đồng (tương đương 281 triệu USD, +6% YoY) và 253 tỷ đồng (tương đương 10 triệu USD, -10% YoY). Hơn 70% khách hàng của HAX mua xe trả góp, do đó, lãi suất cao hơn sẽ phần nào hạn chế nhu cầu vay để mua xe hạng sang của khách hàng.
MSH – Chuẩn bị cho những trở ngại phía trước
14-12-2022
: MSH
: Dệt may
: Hoài Trịnh
Tags: MSH
- MSH ghi nhận biên lợi nhuận gộp 9T/2022 giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm trở lại đây dù doanh thu vẫn tiếp tục tăng trưởng. Trong khi đó, doanh thu tài chính tăng 66% YoY trong 9T/2022, chủ yếu nhờ khoản lãi ròng tỷ giá và tiền gửi.
- Cho năm 2023, chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần và LNST sau lợi ích CĐTS lần lượt đạt 5.146 tỷ đồng (-3% YoY) và 361 tỷ đồng (+2% YoY), dựa trên các giả định (1) lượng đơn đặt hàng giảm nhẹ so với 2022, (2) chi phí nguyên vật liệu đầu vào hạ nhiệt và (3) tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng tăng lãi suất trong năm tới với lợi thế sở hữu lượng tiền gửi lớn.
- Chúng tôi duy trì khuyến nghị TÍCH LŨY với giá mục tiêu 40.000 đồng/cổ phiếu cho tầm nhìn một năm, (điều chỉnh giảm từ 48.200 đồng/cp), từ việc điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận của năm 2023 do lo ngại tình hình đơn đặt hàng bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Đồng thời, chúng tôi hạ mức P/E mục tiêu hạ xuống 7.0x, thấp hơn so với mức 7.51x P/E giao dịch trung bình kể từ khi niêm yết của MSH. Kỳ vọng mức cổ tức tiền mặt là 2.500 đồng/cổ phiếu trong 12 tháng tới, tương đương mức sinh lời kỳ vọng 14% dựa trên giá đóng cửa ngày 14/12/2022.
IMP – Triển vọng tăng trưởng thấp khiến định giá chưa thật sự hấp dẫn
13-12-2022
: IMP
: Dược phẩm
: Quân Cao
Tags: IMP
- KQKD Q3/2022 của IMP ghi nhận doanh thu thuần và LNTT lần lượt đạt 418 tỷ đồng (+63% YoY) và 72 tỷ đồng (+89% YoY). Lũy kế 9T2022, doanh thu thuần và LNTT lần lượt đạt 1.087 tỷ đồng (+25% YoY) và 197 tỷ đồng (+27% YoY), tương ứng hoàn thành 75% và 72% kế hoạch năm. Doanh thu thuần và LNTT lần lượt hoàn thành 70% và 71% dự phóng của chúng tôi.
- Nhà máy IMP 4 sẽ giúp IMP trở thành công ty nội địa đầu tiên tham gia đấu thầu cạnh tranh với các công ty sản xuát nước ngoài tại các gói thầu thuốc kháng sinh Non – Betalactam nhóm 1&2. Tuy nhiên, chúng tôi dự phóng doanh thu đóng góp từ IMP 4 chỉ đạt 83 tỷ đồng, tương đương 5% tỷ trọng kênh ETC trong năm 2023 do quy mô các hói thầu thuốc kháng sinh Non-Betalactam mà IMP 4 dự kiến sản xuất là tương đối nhỏ.
- Doanh thu thuần và LNST năm 2022F lần lượt đạt 1.546 tỷ đồng (+22% YoY) và 222 tỷ đồng (+17,6% YoY). Cho năm 2023F, doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 1.675 tỷ đồng (+8,3% YoY) và 240 tỷ đồng (+7,8% YoY). Với cổ phiếu IMP đang dược giao dịch với mức định giá P/E 2023F thấp hơn 13% so với mức trung bình 5Y là 22,3x tại 19,8x nhưng vẫn đang khá cao nếu xét theo tốc độ tăng trưởng kép 5Y của LNST là 7%.
- Chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY đối với IMP với giá mục tiêu 63.000 đồng/cổ phiếu.
Tác động của suy thoái kinh tế đến chi tiêu CNTT toàn cầu năm 2023 sẽ phân hóa giữa các lĩnh vực
12-12-2022
: FPT, CMG
: Công nghệ
: Tùng Đỗ
Tags: FPT CMG
- Chi tiêu cho CNTT đã từng có xu hướng giảm trong các lần suy thoái trước.
- Tuy nhiên, chi tiêu cho CNTT sẽ bền bỉ hơn so với các cuộc suy thoái trước đây do sự thay đổi cấu trúc về cơ cấu chi phí CNTT: dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng chậm lại thay vì giảm mạnh.
- Triển vọng của các lĩnh vực chi tiêu CNTT chính sẽ khác biệt đáng kể, trong đó nhu cầu về thiết bị (PC/máy tính xách tay/máy tính bảng/điện thoại thông minh) sẽ yếu hơn so với chi tiêu cho phần mềm và dịch vụ CNTT.
- Sự bền bỉ của thị trường dịch vụ CNTT sẽ hỗ trợ triển vọng của các công ty công nghệ Việt Nam trong năm 2023