imageimage

PC1 – 2022 sẽ là nền tảng cho tăng trưởng trong 2023

image
image24-11-2022
: PC1
: Năng lượng
: Thảo Nguyễn
Tags:  PC1

  • Trong Q3/2022, PC1 đạt doanh thu và LNST của cổ đông công ty mẹ lần lượt là 3.006 tỷ VND (tương đương 123,3 triệu USD) và 66 tỷ VND (tương đương 2,7 triệu USD), -4% YoY và -54% YoY. Trong 9T/2022, PC1 đạt 262 tỷ VND (tương đương 10,7 triệu USD) về lợi nhuận ròng, -10% YoY. Theo ước tính của chúng tôi, DT/LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2022 sẽ là 8.162 tỷ VND/201 tỷ VND (tương đương 333 triệu/8,2 triệu USD), -17%/-71% YoY, đồng nghĩa với việc Q4/2022 sẽ lỗ.
  • Lỗ tỷ giá nặng trong năm 2022 sẽ là nền tảng cho tăng trưởng trong năm 2023. Đáng chú ý, phần lớn chi phí tài chính năm 2022 là lỗ chưa thực hiện trong khi dòng doanh thu điện được tính theo USD nên một phần chi phí này sẽ được bù đắp trong các năm tới. Thu nhập năm 2023 được dự báo sẽ tăng hơn gấp đôi so với năm 2022.
  • Hiện tại, PC1 đang giao dịch ở mức P/B và P/E lần lượt là 0,9x và 10,8x, thấp hơn trung bình 5 năm. Bất chấp rủi ro tăng lãi suất và VND mất giá trong năm 2023, chúng tôi dự báo rủi ro sẽ thấp hơn so với năm 2022. Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu cho PC1 xuống 26.000 đồng để phản ánh (1) việc tăng lãi suất và (2) thu nhập thấp hơn trong năm 2022 và 2023. So với giá đóng cửa ngày 24/11/2022, cổ phiếu này có mức tăng giá 63% nên nhà đầu tư có thể MUA và nắm giữ lâu dài.

image
imageimageimage 48

LHG – Kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận vượt trội vào năm 2025

image
image23-11-2022
: LHG
: BĐS KCN
: Hưng Lê
Tags:

  • Trong Q3/2022, tổng doanh thu đạt 178 tỷ đồng (+242% YoY) và LNST đạt 82 tỷ đồng (+310% YoY). Kết quả tăng trưởng mạnh mẽ là do mức nền cơ sở thấp của Q3 2021. Trong 9T2022, doanh thu của LHG giảm 27% YoY còn 525 tỷ đồng và LNST giảm 37% YoY xuống còn 172 tỷ đồng.
  • Một số điểm đáng chú ý sau đại hội cổ đông bất thường 11/2022 gồm (1) LHG có thể không đạt kế hoạch doanh thu năm 2022; (2) AFC hoặc A&C sẽ là đơn vị kiểm toán BCTC năm 2022; và (3) Lợi nhuận của LHG sẽ tăng trong năm 2025 khi các dự án mới gồm Long Hậu 3 giai đoạn 2, An Định và dự án đô thị Long Hậu 3 có thể được thương mại hóa.
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì triển vọng dài hạn tích cực đối với LHG vì (1) diện tích sẵn sàng cho thuê (~30 ha) tại Long Hậu 3 giai đoạn 1 đủ để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận của công ty đến năm 2025, (2) ngắn hạn hưởng lợi từ việc đồng VND mất giá sâu do định giá bằng USD, (3) Tổng diện tích nxxs ~10 ha mang lại nguồn thu nhập ổn định cho LHG.
  • Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu xuống 36.000 đồng/cổ phiếu do (1) tính đến rủi ro thanh khoản bằng cách chiết khấu 20% NAV do LHG bị giới hạn thời gian giao dịch; (2) chưa tính 20 ha cuối cùng chưa GPMB tại Long Hậu 3 giai đoạn 1; và (3) tạm thời không tính An Định và LH 3.2 cho đến khi được phê duyệt chủ trương đầu tư. Kết hợp mức cổ tức tiền mặt hàng năm là 1.700 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời kỳ vọng sẽ là +98,4% (so với giá đóng cửa ngày 22/11/2022).

image
imageimageimage 41

Triển vọng nhu cầu thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam báo hiệu nửa đầu 2023 kém tích cực

image
image22-11-2022
: STK
: Dệt may
: Hoài Trịnh
Tags:  Triển vọng ngành

  • Chúng tôi nhận thấy triển vọng đơn kém khả quan của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh sức tiêu dùng suy yếu từ tác động của lạm phát tại thị trường xuất khẩu trong nửa đầu năm 2023.
  • Doanh số bán lẻ các sản phẩm hàng may mặc tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam cũng bắt đầu có dấu hiệu kém khả quan với mức tăng trưởng âm trong tháng 10/2022. Trong Q3/2022, các sản phẩm quần áo may mặc trong nhóm sản phẩm bán lẻ phi thực phẩm ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất ở Anh. Theo quan điểm của chúng tôi, khách hàng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ khó tăng trưởng doanh số trong  bối cảnh thị trường tiêu thụ đang suy yếu.
  • Trong khi nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chậm lại, hàng tồn kho các sản phẩm may mặc của các nhà bán lẻ và các nhãn hàng tiếp tục ở mức cao sẽ làm xấu đi triển vọng đơn hàng dệt may của Việt Nam trong nửa đầu năm tới.

image
imageimageimage 15

NKG – Giai đoạn khó khăn vẫn chưa đến hồi kết nhưng định giá đã hấp dẫn

image
image21-11-2022
: NKG
: Nguyên vật liệu
: Tâm Phạm
Tags:

  • Nhu cầu giảm và giá đầu vào tăng cao đã ăn mòn lợi nhuận trong 9T2022. Doanh thu đạt 18.771 tỷ đồng (-3% YoY), trong khi LNST giảm 84% YoY xuống 290 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp 9T2022 giảm xuống 9% (9T2021: 16,6%), riêng trong Q3 là -3,6%.
  • Trong Q4 2022, mức tiêu thụ sẽ kém hơn Q3. Doanh thu phần lớn sẽ dựa vào thị trường trong nước với biên lợi nhuận gộp nội địa ít âm hơn biên lợi nhuận xuất khẩu. Tồn kho giá cao, giá bán giảm kết hợp với dự phòng giảm giá hàng tồn kho có thể khiến biên LN gộp Q4 giảm xuống -27,4%. Doanh thu và lỗ Q4 dự phóng lần lượt là 2.630 tỷ đồng (-70% YoY) và –865 tỷ đồng. Tổng hợp, doanh thu năm 2022 có thể giảm 24% YoY về 21.398 tỷ đồng và lỗ ròng -575 tỷ đồng.
  • Lạm phát dịu bớt từ giữa năm 2023 sẽ khuyến khích nhu cầu tôn mạ toàn cầu, hỗ trợ sản lượng xuất khẩu. Một sự bật tăng mạnh trong xuất khẩu khó có thể xảy ra do các chính sách thương mại tại các thị trường lớn ngày càng thách thức đối với các nhà sản xuất Việt Nam. Thị trường trong nước sẽ là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023. Biên lợi nhuận gộp dự báo đạt 5,5%, nhích nhẹ so với mức 4,5% của năm 2022. Doanh thu và LNST 2023 lần lượt là 21.455 tỷ đồng (+0,3% YoY) và 147 tỷ đồng.
  • Áp dụng kết hợp ba phương pháp định giá gồm chiết khấu dòng tiền FCFF, P/E và P/B, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu cho NKG là 11.800 đồng/cổ phiếu, tương đương khuyến nghị MUA với tỷ suất sinh lời dự kiến 30% tính theo giá đóng cửa ngày 18/11/2022. Với mức P/B hiện tại là 0,42 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm là 0,87 lần, mức định giá hiện tại có vẻ hấp dẫn để đầu tư dài hạn vào NKG. Giá trị sổ sánh/ cổ phần dự phóng cho năm 2022 và 2023 là 18.044 đồng/cổ phiếu và 18.588 đồng/cổ phiếu, tương đương P/B cuối năm 2022 và 2023 lần lượt là 0,50 và 0,49.

image
imageimageimage 5

MCM – Động lực tăng trưởng tiềm năng của Vinamilk

image
image18-11-2022
: MCM
: Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
: An Nguyễn
Tags:  MCM

  • Quý 3/2022, MCM ghi nhận tăng trưởng doanh thu thuần khoảng 4,7% YoY, tương đương 832 tỷ đồng, nhờ đa dạng hoá danh mục sản phẩm. Chi phí BH&QLDN tăng 18,5% YoY nhưng giảm 4,5% QoQ, chứng minh khả năng tối ưu hoá chi phí vận hành của Moc Chau Milk. Kết quả là LNST trong Quý 3/2022 đạt 99 tỷ đồng (+10% QoQ, +4,2% YoY).
  • Mặc dù lạm phát tăng, doanh thu thuần luỹ kế 9 tháng của MCM đạt 2.346 tỷ đồng (+6,3% YoY), nhờ giá bán bình quân (ASP) tăng và sản lượng hàng bán cao hơn. Được hỗ trợ từ Vinamilk, lợi nhuận tăng nhanh hơn doanh thu. LNST 9T2022 đạt 274 tỷ đồng (+18,4% YoY). So với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2022, MCM lần lượt hoàn thành 75,1% và 79,7%.
  • Doanh thu thuần và LNST được kỳ vọng đạt lần lượt 3.171 tỷ đồng (+8,4% YoY) và 346 tỷ đồng (+8,5% YoY) năm 2022. Do thị phần sữa của VNM đang trên 55% nên rất khó để thúc đẩy doanh thu hữu cơ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, kết hợp với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các công ty con, VNM được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu một chữ số ở mức cao.

image
imageimageimage 3

Ngành cảng biển – Triển vọng kém khả quan vào cuối năm 2022

image
image17-11-2022
: SCS
: Cảng biển
: Quân Cao
Tags:  Triển vọng ngành

  • Chúng tôi ước tính tổng kim ngạch XNK hàng hóa theo phương thức container đường biển tăng trưởng +29% YoY, đạt 95 tỷ USD trong Q3-2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ước tính lần lượt đạt 54 tỷ USD (+36% YoY) và 41 tỷ USD (+22% YoY). Tốc độ tăng trưởng cao đạt nhờ mức nền thấp trong giai đoạn giãn cách xã hội Q3-2021.
  • Theo Cục hàng hải, sản lượng thông qua cảng biển Q3-2022 đạt 6,1 triệu TEU (+9% YoY, -7% QoQ). Lũy kế 9T2022, tổng sản lượng thông quan đạt khoảng 18,9 triệu TEU (+ 3% YoY). Một số cảng lớn thuộc khu vực Hồ Chí Minh và Vũng Tàu chứng kiến xu hướng giảm của thông lượng container theo tháng.

image
imageimageimage 19

Thị Trường Bất Động Sản – Giai đoạn khó khăn có thể kéo dài đến 2023

image
image16-11-2022
: DIG, KDH
: Bất động sản
: Anh Trần
Tags:  Triển vọng ngành

  • Sau khi Việt Nam chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường từ năm 1986, thị trường bất động sản đã trải qua các đợt tăng trưởng mạnh cả về quy mô lẫn giá bán (1993-1996, 2007-2010) và các đợt sụt giảm ở những năm sau đó. Trong đó, các biến động của thị trường chủ yếu bị tác động bởi các thay đổi chính sách về đất đai và chính sách tiền tệ.
  • Chúng tôi cho rằng thị trường BĐS đã bước vào chu kỳ bùng nổ thứ ba (2018 – 2021) nhờ sự hồi phục của hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu, chính sách tiền tệ mở rộng và cơn bão Covid. Dù vậy, giai đoạn suy giảm có thể đang bắt đầu từ năm 2022, khi mà (1) Kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu tắc nghẽn và (2) Chính sách tín dụng chuyển dần sang hướng chặt chẽ, đặc biệt đối với lĩnh vực BĐS. Bên cạnh đó, số liệu của Bộ Xây Dựng cũng cho thấy các hoạt động triển khai BĐS nhà ở trong Q3/2022 hầu hết có dấu hiệu chậm lại đáng kể so với cùng kỳ. Số lượng các dự án được cấp phép và đủ điều kiện mở bán ghi nhận giảm 8% và 23% so với cùng kỳ.
  • Trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng các nút thắt về vĩ mô sẽ chưa được tháo gỡ. Ngoài ra, nếu so sánh với các chu kỳ trước, dự kiến phải mất từ hai đến ba năm để thị trường bất động sản có thể bắt đầu một nhịp hồi phục mới. Do vậy, 2023 có thể là năm tiếp theo nhiều thách thức cho ngành BĐS.

image
imageimageimage 14

Nhu cầu bên ngoài yếu đi rõ rệt trong tháng 10/2022

image
image15-11-2022
: VDS
: Vĩ mô
: Hà My
Tags:  Vĩ mô Thương mại

  • Tăng trưởng xuất khẩu suy yếu đáng kể trong khi nhập khẩu cải thiện nhẹ so với tháng trước.
  • Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 375-380 tỷ $, tương ứng tăng 12-13% so với cùng kỳ.
  • Kim ngạch nhập khẩu cả năm ước đạt 363-366 tỷ $, tương ứng tăng 9-10% so với cùng kỳ. 

image
imageimageimage 4

FPT - KQKD 9T-2022 tương đối ổn định bất chấp yếu tố vĩ mô bất ổn

image
image14-11-2022
: FPT
: Công nghệ
: Tùng Đỗ
Tags:  FPT Cập nhật KQKD

Trong Q3-2022, FPT đạt doanh thu thuần và LNST lần lượt là 11.149 tỷ đồng (+28% YoY) và 1.454 tỷ đồng (+29% YoY). Lũy kế 9T-2022, FPT ghi nhận doanh thu thuần và LNST lần lượt là 30.975 tỷ đồng (+24% YoY) và 3.943 tỷ đồng (+30% YoY). Kết quả này thấp hơn một chút so với kỳ vọng của chúng tôi.

Mảng DV CNTT nước ngoài duy trì mức tăng trưởng doanh thu và LNTT ở mức hai con số lần lượt là 30% YoY và 28% YoY.

  • Đáng chú ý, tăng trưởng doanh thu từ thị trường Nhật Bản trong Q3-2022 bắt đầu tăng tốc lên mức 19% YoY bất chấp việc đồng JPY giảm giá khoảng 18.5% YoY, hàm ý khối lượng sản phẩm CNTT bàn giao cho khách hàng Nhật Bản đã phục hồi ổn và tăng khoảng gần 40% YoY trong Q3-2022 so với tăng trưởng trên 20% của nửa đầu năm. Ngoài ra, tăng trưởng doanh thutừ các thị trường khác vẫn được duy trì tốt: Mỹ +33% YoY, EU +22% YoY và APAC +58% YoY. Loại trừ yếu tố tỷ giá, doanh thu lũy kế 9T-2022 của thị trường Nhật Bản +27% YoY, EU +10% YoY.
  • Tuy nhiên, doanh thu từ nhóm DV chuyển đổi số (DX) đã giảm 1% YoY trong Q3-2022. Nguyên nhân là do (1) nhu cầu từ các khách hàng làm game NFT suy giảm, kéo theo tăng trưởng âm của doanh thu dịch vụ có sử dụng công nghệ lõi Blockchain và (2) mức nền cao của cùng kỳ năm ngoái. Mặc khác, nhóm dịch vụ Cloud ghi nhận tăng trưởng lũy kế khá tích cực ở mức 54% YoY. FPT vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng lũy kế cả năm của nhóm dịch vụ DX ở mức 35-40% (lũy kế 9T-2022 +34% YoY).
  • Doanh thu ký mới đã bát đầu có sự giảm tốc nhẹ, tăng trưởng 15% YoY trong Q3-2022, so với mức 40% của 1H-2022. Trong đó, các khách hàng tại Mỹ gần đây đã có dấu hiệu giãn tiến độ đầu tư CNTT do tình hình vĩ mô kém khả quan. Bù lại, thị trường Nhật đã có dấu hiệu phục hồi về doanh thu ký mới với mức tăng 50% YoY trong hai tháng trở lại đây.

image
imageimageimage 9

REE - Điều kiện thủy văn thuận lợi thúc đẩy lợi nhuận trong Q3/2022

image
image11-11-2022
: REE
: Năng lượng
: Thảo Nguyễn
Tags:  REE

  • Doanh thu và LNST công ty mẹ đạt 2.234 tỷ đồng (tương đương 91 triệu USD) và 680 tỷ đồng (tương đương 28 triệu USD). Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng lên 41% trong Q3/2022 từ mức 32% trong Q3/2021, chủ yếu nhờ mảng điện. Lợi nhuận mảng điện đã tăng gấp ba lần so với năm 2021, đóng góp 55% tổng LNST. Dịch vụ cho thuê văn phòng/dịch vụ M&E và lĩnh vực thương mại lần lượt tăng gấp đôi/gấp 10 lần so với năm ngoái, đóng góp lần lượt 26% và 6% vào tổng LNST. Mảng nước tăng bền vững 10%, chiếm 13% LNST.
  • Năm 2022, chúng tôi dự báo doanh thu và LNST của cổ đông công ty mẹ lần lượt là 8.486 tỷ đồng (tương đương 346 triệu USD) và 2.678 tỷ đồng (tương đương 109 triệu USD), + 46% YoY và + 44% YoY. REE tăng trưởng tốt trong năm 2022 nhờ (1) Các điều kiện thuận lợi thúc đẩy kết quả hoạt động thủy điện; (2) Đóng góp mới của ba nhà máy điện gió; (3) Sự phục hồi của mảng còn lại so với năm 2021. Chúng tôi dự báo doanh thu và LNST năm 2023 lần lượt là 8.237 tỷ đồng (hoặc 336 triệu USD) và 2.581 tỷ đồng (hoặc 105 triệu USD), -4% YoY và -3% YoY, tương ứng.
  • Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu xuống 79.000 đồng để phản ánh (1) WACC cao hơn và (2) lãi suất cao hơn trong bối cảnh lãi suất phi rủi ro tăng. Cùng với 1.000 đồng cổ tức trong 12 tháng tới, kỳ vọng mang lại tỷ suất sinh lợi 16% so với giá đóng cửa tại ngày 11 tháng 8 năm 2022. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị TÍCH LŨY đối với cổ phiếu này.

image
imageimageimage 9

DPR – Mảng thanh thanh lý cây đóng góp lớn vào tăng trưởng Q3, kế hoạch chuyển đổi đất vẫn là trọng tâm trong dài hạn

image
image10-11-2022
: DPR
: BĐS KCN
: Hưng Lê
Tags:

  • Kết quả kinh doanh Q3/2022, doanh thu đạt 340 tỷ đồng (+13% YoY), LNST cổ đông công ty mẹ đạt 85 tỷ đồng (+25% YoY). Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ mảng thanh lý cây cao su ghi nhận diện tích thanh lý và giá bán tăng. Trong khi mảng cao su tự nhiên đang bị ảnh hưởng trong bối cảnh giá bán đang điều chỉnh mạnh trên toàn cầu. Lũy kế 9 tháng, doanh thu đạt 841 tỷ đồng (+15,7% YoY), và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 139 tỷ đồng (+34,5% YoY).
  • Chúng tôi cho rằng DPR có thể hoàn thành kế hoạch doanh thu trong năm 2022 do mảng hoạt động kinh doanh chính không có nhiều sự biến động. Tuy nhiên, khả năng LNST dự báo sẽ khó hoàn thành kế hoạch do sự chậm tiến độ hoạt động  bàn giao đất so với dự kiến. Theo đó, doanh thu và LNST năm 2022 ước đạt lần lượt là 1.347 tỷ đồng (+11%YoY) và 472 tỷ đồng (10%YoY).
  • Theo kế hoạch, trong những năm sắp tới, PDR sẽ tiếp tục  chuyển đổi 4.000 ha đất cao su sang đất công nghiệp hoặc đô thị. Kế hoạch được phát triển trên cơ sở quy hoạch tổng thể của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025. Quỹ đất chuyển đổi của DPR được đánh giá khá tiềm năng và có nhiều lợi thế khi (1) tọa lạc ở vị trí thuận lợi tiếp giáp thủ phủ công nghiệp tỉnh Binh Dương, cơ sở hạ tầng liên kết vùng thuận tiện, trong khi quỹ đất công nghiệp ở Bình Dương hiện tại đang khá hạn chế;  (2) Việc giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án sẽ dễ dàng hơn so với việc thương lượng với nhiều hộ cá nhân riêng lẻ.
  • Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực trong dài hạn đối với cổ phiếu PDR. Giá mục tiêu được điều chỉnh giảm 8,7% xuống còn 66.300 đồng/CP so với định giá trong báo cáo chiến lược giữa năm do (1) điều chỉnh tăng suất chiết khấu phù hợp hơn với trong xu hướng lãi suất đang tăng nhanh thời gian gần đây, (2) giãn tiến độ bàn giao đất cho tỉnh Bình Phước, và (3) lùi tiến độ kinh doanh KCN Bắc Đồng Phú mở rộng sang năm 2025. Kết hợp mức cổ tức tiền mặt dự kiến 12 tháng tới là 3.000 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời kỳ vọng  +35% so với giá đóng cửa tại ngày 10/11/2022.

image
imageimageimage 23

ACB – Vững vàng trong cơn bão sắp đến

image
image09-11-2022
: ACB
: Ngân hàng
: Tâm Phạm
Tags:

  • Lợi nhuận Q3/2022 của ACB ghi nhận mức tăng trưởng 71% YoY nhờ sự tăng trưởng cao của thu nhập lãi thuần, thu nhập từ dịch vụ, chi phí hoạt động tăng chậm hơn và chi phí dự phòng giảm mạnh.
  • Chất lượng tài sản có suy giảm nhẹ do Thông tư 14 hết hiệu lực nhưng các khách hàng tái cơ cấu vẫn tiếp tục phục hồi và trích lập dự phòng vẫn ở mức cao. Hiệu quả hoạt động không bị ảnh hưởng do ngân hàng đã trích lập đầy đủ dự phòng cho các khoản vay được tái cơ cấu trong năm ngoái. Bên cạnh đó, ACB là một trong số ít ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi ít bị ảnh hưởng nhất bởi những điều chỉnh đang xảy ra trong lĩnh vực bất động sản và điều kiện kinh tế vĩ mô khắc nghiệt nhờ mức phơi nhiễm thấp với ngành này.
  • KQKD Q4 kỳ vọng sẽ tốt như Q3 và tăng trưởng cao so với nền thấp của Q4/2021. Với năm 2023, chúng tôi nhận thấy nhiều hạn chế hơn đối với động lực tăng trưởng của ngân hàng bao gồm tăng trưởng tín dụng thấp, lãi suất tăng nhanh, áp lực huy động cao và chi phí tín dụng cao hơn (so với mức nền thấp của năm 2022).
  • Chúng tôi dự báo LNTT giai đoạn 2022-2023 lần lượt là 18.113 tỷ đồng (+51%) và 19.958 tỷ đồng (+12%). Giá trị sổ sách tương ứng trên mỗi cổ phiếu ước tính là 18.586 đồng và 21.316 đồng. Chúng tôi giảm ROE giai đoạn 2022-2023, đồng thời nâng mức lãi suất chiết khấu và giảm P/B mục tiêu nhằm phản ánh môi trường chi phí vốn cao và tâm lý thị trường diễn biến xấu đi đối với hệ thống ngân hàng. Từ đó, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu mới là 29.200 đồng/cổ phiếu (điều chỉnh giảm 32% so với định giá trước đó). Dựa trên mức sinh lời kỳ vọng 7% dựa trên giá đóng cửa ngày 09/11/2022, chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY với ACB.

image
imageimageimage 21

Tags

Cập nhật KQKDTriển vọng ngànhThị trường tiền tệChính sách tiền tệXuất khẩuThủy vănFEDLãi suấtLTGCMGTNHPNJKBCVSHKDHHNDVHCPHRACVTCBCập nhật ngànhBFCDPMDCMHDGVNMDBDQNSTNGACBREEFPTVĩ môThương mạiMCMNKGLHGPC1FMCELCThị trường Bất Động SảnSRCDRCCSMLốp cao suDược phẩmTRAHPGHSGSMCQTPPVDIMPMSHÔ tô và phụ tùngCập nhật kết quả kinh doanhTỷ giáNLGVCBSIPBĐS KCNBán lẻGMDCảng biểnMSNMCHMMLMSRdầu khíIDCPVTDệt mayTriển vọng 2023ĐHCĐ bất thườngKế hoạch kinh doanh tham vọngCập nhật KQKD 2023, Cổ tức hấp dẫnTrái phiếuVNZvận tải biểnHAHCập nhật ngành sữaGiá bột sữa nguyên liệumô hình định lượngbiên lợi nhuậnWMPCông ty sữa Việt NamNT2ĐiệnNikenFDIvay thế chấpKQKD Q4-2022Hàng khôngPPCVAMADoanh số bán xeCập nhật KQKD quý 4Thị trường khoanCập nhật KQKD Q4Giá thuê giàn tích cựcSCSVSCTrung Quốc mở cửaNgân hàngKQKD Q4Điện gió ngoài khơiSư Tử Trắng Lô BKQKD Q4/22ThépBán lẻ trang sức Cập nhật KQKD tháng CTGThông tin ngànhNgành CNTTHàng tiêu dùngVận tải dầu khíGiá cước tăngMở rộng đội tàuDự phóng KQKD quýĐịnh giáGhi chú ĐHCĐGiá phân giảmCập nhật KQKD 2023Cổ tức hấp dẫnVPBCập nhật KQKD Q4/22Kế hoạch 2023Cập nhật KQKD sơ bộĐHCĐ 2023OPEC+ cắt giảm sản lượngGiá dầu tích cựcđịnh giá hấp dẫnKQKD Cập nhật KQKD Q1/23ĐHCĐgiá thuê giàn tăng caoBĐSPháp lýDự ánBán hàngtiền tệKQKD Q1/2023Ngành đườnggiá phân bón giảmcổ tức cao vàngNgành tômtriển vọng 2H23NTCDự báo KQKDCập nhật KQKD 1Q23giá thức ăn chăn nuôiGiá lợn hơiNhu cầu phục hồiGiá đường tăngEl Ninongành thépđội tàu mở rộngngành hàng tiêu dùngngành sữatriển vọng 2H2023cập nhật KQKD Q2giá giàn duy trì mức caođền bù hợp đồngQ2 2023KQKD Q2/23KCNKQKD 2Q2023steelTriển vọng nửa cuối 2023Cập nhật HĐKDOPECNgadầu thôLuật KCNNgành KCNMercedes-BenzGDAlốp xe tảimùa mua sắmngành bán lẻvibQ3 2023NợBưu chínhVTP10T2023TRUNG LẬP2024thủy sảnMWG FRTNgành dầu khíDự phóng KQKDQ4-2023ANVTLGKQKD Q4/2023VDSCPILogisticstrang sứcKQKD Q1/2024Ngành dệt mayTCHGiá cổ phiếuĐại hội cổ đôngWCM1Q2024TV2Mỹ-TrungVATKQKD Q2/2024BMPVận tảiXăng dầuNghị định