TNG – Q3/2022: Doanh thu tăng trưởng tốt, chi phí tài chính tiếp tục bào mòn lợi nhuận
08-11-2022
: TNG
: Dệt may
: Hoài Trịnh
Tags: Cập nhật KQKD TNG
- TNG ghi nhận doanh thu Q3 tăng trưởng tích cực so với mặt bằng chung của ngành. Doanh thu thuần đạt 2.021 tỷ đồng (+2% QoQ, +29% YoY). LNST sau lợi ích CĐTS đạt 106 tỷ đồng (+22% QoQ, 25% YoY. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng 48% YoY lên 68 tỷ đồng, tiếp tục ăn mòn vào lợi nhuận. Lũy kế 9T/2022, doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS đạt lần lượt 5,262 tỷ đồng (+29%YoY) và 231 tỷ đồng (+37% YoY), hoàn thành 88%/83% kế hoạch đề ra.
- Doanh nghiệp đã nhận đủ đơn hàng cho Q4 tới, đây là điểm sáng trong khi ngành dệt may nửa cuối năm đang gặp nhiều khó khăn. Trong Q4/2022, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và LNST sau lợi ích CĐTS lần lượt đạt 1.493 tỷ đồng (+2%QoQ, 133% YoY) và 70 tỷ đồng (+ 14% QoQ, 154% YoY), dựa trên triển vọng đơn hàng tích cực. Cho năm 2022, chúng tôi kỳ vọng doanh thu và LNST đạt lần lượt 6.756 tỷ đồng (+ 24% YoY) và 301 tỷ VND (+ 29% YoY). EPS tương ứng là 3.042 đồng.
- Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 20.700 đồng/cổ phiếu cho tầm nhìn một năm, (điều chỉnh giảm từ 27.600 đồng/cp) từ việc điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận của năm 2023 do lo ngại rủi ro lạm phát sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sức mua người tiêu dùng tại thị trường xuất khẩu. Đồng thời, chúng tôi hạ mức P/E mục tiêu hạ xuống 6.7x, thấp hơn so với mức 7.2x P/E giao dịch trung bình 10 năm của TNG trong bối cảnh lãi suất chiết khấu nhiều biến động. Với kỳ vọng mức cổ tức tiền mặt bao gồm 800 đồng/cổ phiếu trong 12 tháng tới, tương đương mức sinh lời kỳ vọng 46%.
QNS – Biên gộp đang dần cải thiện
07-11-2022
: QNS
: Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
: Loan Nguyễn
Tags: QNS
- Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần và LNST sau CĐTS lần lượt đạt 6.311 tỷ đồng và 858 tỷ đồng, lần lượt là tăng 9,3% YoY và giảm 1,4% YoY. Nhìn chung, kết quả phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi.
- Chúng tôi hiện dự báo doanh thu và LNST sau CĐTS của cả năm 2022 lần lượt đạt 8.064 tỷ đồng (+10% YoY) và 1.267 tỷ VND (+1% YoY). Doanh thu và LNST sau CĐTS năm 2023 được chúng tôi dự báo lần lượt đạt 8.730 tỷ đồng (+10% YoY) và 1.443 tỷ đồng (+14% YoY).
- Chúng tôi điều chỉnh giảm giá cổ phiếu 5% xuống còn 47.700 đồng/cổ phiếu chủ yếu do tỷ lệ chiết khấu tăng (chi phí vốn chủ sở hữu). Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với QNS với tỷ suất sinh lời kỳ vọng 23%, bao gồm tỷ suất cổ tức tiền mặt 7%. Ở mức giá hiện tại, QNS đang giao dịch với P/E 2022 là 10 lần, với EPS 2022 tương ứng 4.119 đồng.
DBD – Tăng trưởng lợi nhuận nhờ mảng kinh doanh cốt lõi
04-11-2022
: DBD
: Dược phẩm
: Quân Cao
Tags: DBD
- KQKD Q3/2022 của DBD ghi nhận doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 394 tỷ đồng (-29% YoY) và 54 tỷ đồng (+31% YoY). Lũy kế 9T2022, doanh thu thuần và LNTT lần lượt đạt 1.090 tỷ đồng (-6% YoY) và 207 tỷ đồng (+23% YoY), tương ứng hoàn thành 67% và 90% kế hoạch năm . Doanh thu thuần và LNTT lũy kế 9T2022 lần lượt hoàn thành 74% và 78% dự phóng của chúng tôi.
- Doanh thu giảm mạnh trong Q3/2022 do doanh thu thiết bị vật tư y tế giảm -99% YoY, chỉ đạt 2 tỷ đồng, từ mức nền cao của Q3/2021. Doanh thu mảng dược phẩm Q3/2022 đạt 400 tỷ đồng (+19% YoY), chiếm tỷ trọng 96% tổng doanh thu. Lũy kế 9T2022 đạt 1.040 tỷ đồng (+21% YoY), chiếm tỷ trọng 91% tổng doanh thu. Hai kênh bán hàng chính là kênh ETC và OTC lần lượt ghi nhận doanh thu 567 tỷ đồng (+26% YoY) và 428 tỷ đồng (+5% YoY).
- Dự phóng doanh thu thuần và LNST năm 2022F lần lượt đạt 1.469 tỷ đồng (-5,7% YoY) và 215 tỷ đồng (+16,8% YoY). Cho năm 2023F, doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 1.679 tỷ đồng (+15,5% YoY) và 264 tỷ đồng (+23% YoY). Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với DBD với giá mục tiêu là 52.200 đồng/cổ phiếu.
VNM – Giành lại thị phần nhờ sự thành công của các điều khoản thương mại mới
03-11-2022
: VNM
: Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
: An Nguyễn
Tags:
- Trong Quý 3/2022, Vinamilk đạt doanh thu và LNST của cổ đông công ty mẹ (LNSTCĐCTM) lần lượt là 16.079 tỷ đồng (684 triệu USD; +7,7% QoQ; và -0,7% YoY) và 2.298 tỷ đồng (98 triệu USD; +10,3% QoQ và -21,4% YoY). Tín hiệu tích cực từ việc này là tăng trưởng doanh thu nội địa hữu cơ đã phục hồi. VNM giành lại được thị phần ở tất cả các dòng sản phẩm chủ lực (trừ sữa bột công thức).
- Trong Quý 4/2022, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và LNSTCĐCTM của VNM lần lượt đạt 17.625 tỷ đồng (tương đương 750 triệu USD, +9,6% QoQ và +11,4% YoY) và 3.054 tỷ đồng (hoặc 130 triệu USD, +32,9% QoQ và +39,1% YoY). Biên lợi nhuận tốt hơn sẽ đến từ chi phí sữa bột nguyên liệu giảm do công ty đã chốt các hợp đồng nguyên liệu ở mức thấp hơn năm trước.
- Chúng tôi khuyến nghị duy trì giá mục tiêu 85.100 đồng. Cộng thêm cổ tức tiền mặt 4.000 đồng, lợi nhuận kỳ vọng trong 12 tháng là 13,8% so với giá đóng cửa vào ngày 02/11/2022. Mặc dù có triển vọng khả quan rằng doanh số bán hàng hữu cơ của VNM sẽ quay lại quỹ đạo tăng trưởng kể từ Q4 2022, giá cổ phiếu VNM cũng đã tăng +14,6% từ đầu tháng 10-2022, do đó chúng tôi hạ từ khuyến nghị MUA xuống TÍCH LŨY cổ phiếu này.
HDG – Mảng năng lượng dự báo tăng trưởng chậm lại từ Q4
02-11-2022
: HDG
: Bất động sản
: Anh Trần
Tags: HDG
- Trong quý 3/2022, doanh thu (+32% YoY) và LNST (+310% YoY) ghi nhận sự tăng trưởng khả quan. Động lực chính đến từ mảng năng lượng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao (doanh thu tăng +177% YoY) nhờ các nhà máy hoạt động ổn định và tình hình thủy văn thuận lợi.
- Trong Q4/2022, Rồng Việt ước tính doanh thu và LNST đạt mức lần lượt 1.023 tỷ đồng (+22% QoQ và -22% YoY) và 367 tỷ đồng (+8% QoQ và -40% YoY). Lũy kế cả năm 2022, chúng tôi ước tính doanh thu và LNST lần lượt ở mức 3.515 tỷ đồng, -7% yoy và 1.416 tỷ đồng, +5% yoy, tương ứng hoàn thành 95% và 105% kế hoạch năm. EPS ước đạt 4.870 đồng/CP.
- Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HDG cho mục tiêu nắm giữ trên 12 tháng, với giá mục tiêu điều chỉnh về mức 35.900 đồng/CP, TSSL +21% so với giá đóng của ngày 01/11/2022, giảm 11.900 đồng so với giá mục tiêu trong báo cáo chiến lược tháng 08/2022 do thay đổi điều chỉnh tăng tỷ suất chiết khấu phù hợp với xu hướng tăng của lãi suất thị trường.
Ngành phân bón – Lợi nhuận phân hóa trong Q3/2022 và kỳ vọng sản lượng tiêu thụ tốt trong Q4/2022
01-11-2022
: DCM, BFC, DPM
: Phân bón
: Vũ Trần
Tags:
- Giá phân Ure bắt đầu tăng trở lại từ tháng 8 sau khi ghi nhận giảm giá trong các tháng trước đó trong khi các giá các loại phân bón khác đi ngang.
- Kết quả kinh doanh Q3/2022 phân hóa với DPM, DCM tăng trưởng trong khi BFC giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận các công ty nhiều khả năng đạt đỉnh trong nửa đầu năm.
- Với vụ Đông Xuân sắp tới, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ ngành phân bón – đặc biệt là ở thị trường nội địa sẽ cải thiện hơn so với vụ thấp điểm trong Q3 vừa rồi. Sản lượng tiêu thụ nhìn chung vẫn sẽ phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất Ure.
ACV – Cập nhật KQKD Q3-2022: Tiếp nối đà phục hồi mạnh mẽ
31-10-2022
: ACV
: Hàng không
: Tùng Đỗ
Tags: Cập nhật KQKD ACV
- Tổng sản lượng hành khách ghi nhận mức cao nhất từ trước tới nay, đạt 30 triệu lượt trong Q3-2022 (quốc tế: 4 triệu lượt, nội địa: 26 triệu lượt) và tăng 8% so với Q2-2022.
- Doanh thu thuần cốt lõi (loại trừ doanh thu khai thác khu bay) đạt 3.605 tỷ đồng, tăng 24% QoQ và thấp hơn 21% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, LN từ HĐKD cốt lõi (EBIT loại trừ lợi nhuận từ khu bay) ghi nhận 1.697 tỷ đồng, tăng 74% QoQ và cũng đang thấp hơn khoảng 20% so với Q3-2019.
- Lũy kế 9T-2022, ACV ghi nhận doanh thu 8.209 tỷ đồng (+154% YoY) và LNST cổ đông công ty mẹ 5.164 tỷ đồng (31x YoY), sau khi loại trừ doanh thu và lợi nhuận từ khu bay.
TCB – Lợi nhuận tăng trưởng trong quý 3/2022
28-10-2022
: TCB
: Ngân hàng
: Thảo Nguyễn
Tags: TCB
- Lợi nhuận tăng trưởng trong quý 3/2022 được thúc đẩy bởi tài sản sinh lãi và thu nhập phí. Đến cuối quý 3/2022, cho vay khách hàng tăng 18,2% trong khi trái phiếu doanh nghiệp giảm 30%, dẫn đến tăng trưởng tín dụng ở mức 10,7%. Vè huy động vốn, TCB gặp khó khăn trong tăng cường huy động từ khách hàng nên huy động trên thị trường liên ngân hàng nhiều hơn.
- Trong những quý tiếp theo, chúng tôi cho rằng NIM của TCB sẽ tiếp tục giảm do sự gia tăng về chi phí vốn. Hiện tại, NPL bắt đầu tăng nhẹ do đã hết thời gian cơ cấu nợ, tuy nhiên TCB đã trích lập hết nợ cơ cấu. Do đó, lợi nhuận trong quý 3 vẫn tăng trưởng dù cho chất lượng tài sản suy giảm nhẹ. Trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng chất lượng tài sản của TCB có khả năng tiếp tục suy giảm do ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bất động sản, ngành nghề mà TCB phơi nhiễm cao.
- Trong ngắn hạn, ngành bất động sản được dự báo sẽ dần trầm lắng và có thể điều chỉnh do (1) Lãi suất tăng dần và (2) Sự hạn chế về về nguồn vốn từ ả vốn vay và trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng tôi đánh giá cao chiến lược và tệp khách hàng của TCB, do đó thời điểm này và trong tương lai gần sẽ là giai đoạn thử thách việc quản lý và chất lượng tài sản của ngân hàng. Do đó, nhà đầu tư cần quan sát những biến động và chính sách trên thị trường bất động sản. Chúng tôi hiện đang cập nhật dự phóng và định giá TCB và sẽ cập nhật giá mục tiêu trong báo cáo tiếp theo.
PHR – Điểm tựa từ thu nhập bồi thường chuyển đổi đất cao su
27-10-2022
: PHR
: BĐS KCN
: Hưng Lê
Tags: PHR
- Trong 9T2022, doanh thu PHR đạt 1.131 tỷ đồng (-11,6% svck), LNST đạt 495,36 tỷ đồng (+45,6% svck). Trong đó, doanh thu quý 3 của PHR đạt 522,75 tỷ đồng (+0,19% svck), LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 122 tỷ đồng (-15,86% svck). Nhìn chung, trong chín tháng, tình hình kinh doanh mảng cao su, xử lý gỗ và thanh lý cây cao su không được thuận lợi. Tuy nhiên, nhờ việc ghi nhận tiền đền bù thu hồi đất đã giúp LNST vẫn duy trì đà tăng trưởng.
- Chúng tôi kỳ vọng hoạt động kinh doanh của PHR vẫn sẽ khả quan nhờ vào: (1 ) những lợi ích mang lại trong thương vụ VSIP 3, (2) mảng cao su kỳ vọng phục hồi trong năm 2023 trên nền thấp của năm 2022 khi nhu cầu từ thị trương Trung Quốc hồi phục, (3) lợi ích trong dài hạn từ thu nhập đền bù bàn giao đất tại các dự án tiềm năng khác như Lai Hưng, dự án xử lý chất thải rắn.v.v.
- Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực trong dài hạn đối với PHR. Giá mục tiêu được điều chỉnh giảm 32,3% xuống 59.800 đồng/CP so với định giá gần nhất do (1) điều chỉnh tăng suất chiết khấu phù hợp hơn với trong xu hướng lãi suất đang tăng nhanh thời gian gần đây, (2) lùi tiến độ kinh doanh và tăng tỷ lệ chiết khấu cho việc được chấp thuận chủ trương đầu tư ở các KCN gồm Tân Lập I, Tân Bình mở rộng, (3) Điều chỉnh quy mô dự án VSIP 3 theo hướng thận trọng hơn. Kết hợp mức cổ tức tiền mặt dự kiến 12 tháng tới là 4.000 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời kỳ vọng là +70,1% (dựa trên giá đóng cửa tại ngày 26/10/2022).
VHC - Lợi nhuận Q3/2022 thấp hơn kỳ vọng do trích lập dự phòng hàng tồn kho lớn
26-10-2022
: VHC
: Thủy sản
: Loan Nguyễn
Tags: VHC Cập nhật KQKD
- Trong Q3-FY22, VHC ghi nhận doanh thu thuần và LNST sau CĐTS lần lượt 3.261 tỷ đồng (+46% n/n, -23% q/q) và 450 tỷ đồng (+76% n/n, -43% q/q). Trong khi kết quả doanh thu Q3 phù hợp với dự báo của chúng tôi, LNST sau CĐTS thấp hơn so với dự phóng, chủ yếu do công ty phải trích lập dự phòng hàng tồn kho 240 tỷ đồng trong Q3-FY22.
- Lũy kế 9T-FY2022, doanh thu thuần và LNST sau CĐTS lần lượt là 10.755 tỷ đồng (+69% n/n) và 1.787 tỷ đồng (+176% n/n), hoàn thành tương ứng 83% và 111% kế hoạch năm 2022 của VHC.
- Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng điều chỉnh giá mục tiêu của mình do kết quả Q3/2022 thấp hơn dự phóng, dù không quá lớn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng điều chỉnh lại dự phóng tăng trưởng lợi nhuận cho FY2023 trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và việc áp dụng một tỷ lệ chiết khấu cao hơn. Chúng tôi nhận thấy nhiều khả năng sẽ giảm giá mục tiêu xuống, dù cần thời gian để đánh giá thêm. Giá mục tiêu cũ của chúng tôi là 97.000 đồng/cổ phiếu.
Cập nhật biến động thị trường tiền tệ tháng 10/2022
25-10-2022
: VDS
: Vĩ mô
: Hà My
Tags: Thị trường tiền tệ
- Tiền đồng mất giá 4,1% từ đầu tháng 10 đến nay
- Áp lực mất giá tiền đồng là chủ quan hay khách quan?
- Thanh khoản trong hệ thống vẫn còn căng thẳng
- Triển vọng tỷ giá và lãi suất
STK- Q3/2022: Lỗ tỷ giá tiếp tục ảnh hưởng lợi nhuận
24-10-2022
: STK
: Dệt may
: Hoài Trịnh
Tags: Cập nhật KQKD STK
- Quý 3/2022, STK ghi nhận doanh thu đạt 515 tỷ dồng (-3% QoQ, +10% YoY so với mức nền thấp 2021). LNST sau lợi ích CĐTS đạt 50 tỷ đồng (-28%QoQ, -18%YoY), thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi, do ảnh hưởng của lỗ tỷ giá và lượng đơn đặt hàng thấp. Trong 9T/22, STK hoàn thành 65% kế hoạch doanh thu & lợi nhuận đề ra.
- Quý 4/2022, chúng tôi dự báo doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS lần lượt đạt 520 tỷ (+1%QoQ, -19% YoY), và 57 tỷ đồng, khi lượng đơn hàng suy giảm và tỷ giá USD/VND tiếp tục ảnh hưởng đến KQKQ. Cho năm 2022, chúng tôi kỳ vọng doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 2.205 tỷ đồng (+8% YoY) và 252 tỷ đồng (-9% YoY). EPS cả năm đạt 3.086 đồng.
- Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 38.500 đồng/cổ phiếu cho tầm nhìn một năm, (điều chỉnh giảm 8% từ giá 41.600 đồng/cổ phiếu) do dự phóng điều chỉnh giảm lợi nhuận. Với kỳ vọng mức cổ tức tiền mặt bao gồm 1.000 đồng/cổ phiếu trong 12 tháng tới, tương đường mức sinh lời kỳ vọng 27% dựa trên giá đóng cửa ngày 24/10/2022.