TCB – Kỳ vọng hồi phục từ nửa sau 2023

09-05-2023
: TCB
: Ngân hàng
: Thảo Nguyễn
Tags: Cập nhật KQKD Q1/23
- Trong Q1/2023, LNTT của TCB đạt 5,6 nghìn tỷ đồng, -17% YoY và +18% QoQ, tiếp tục bị ảnh hưởng bởi thu nhập lãi thuần (-4% QoQ và -20% YoY) trong khi chi phí tín dụng cho thấy dấu hiệu giảm nhẹ so với quý trước. Tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt đạt 9% YTD và 11% YTD. CASA tiếp tục giảm mạnh xuống 32% trong Q1/2023 từ mức 51% vào cuối năm 2021. CASA bán lẻ và doanh nghiệp đều giảm 6% theo quý trong khi tiền gửi có kỳ hạn tăng 17% theo quý, dẫn đến chi phí huy động tăng 69 bps theo quý.
- Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp 0,85% trong Q1/23 so với 0,91% trong Q4/22, nhưng vẫn cao hơn 18 bps so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tín dụng biên (TTM) ghi nhận khoảng 0,54% trong Q1/23, tăng từ mức 0,45% của quý trước nhưng thấp hơn Q1/22 và giai đoạn trước. Do đó, tỷ lệ bao phủ đã giảm dần so với mức năm 2021 và 2022 xuống còn 134% trong Q1/23, nhưng vẫn nằm trong các vị trí hàng đầu của ngành.
- NIM và thu nhập lãi được kỳ vọng sẽ cho thấy chuyển biến tích cực hơn dần về cuối năm khi lãi suất huy động của ngân hàng bắt đầu có xu hướng giảm từ cuối tháng 3. Lợi nhuận trước thuế và giá trị sổ sách năm 2023 được dự phóng lần lượt là 26.633 tỷ đồng (+4.2% YoY) và 38.068 đồng. Chúng tôi cho rằng định giá hiện tại đang phản ánh những rủi ro của TCB liên quan đến TPDN và triển vọng kinh doanh năm 2023 kém khả quan của ngân hàng, với mức PB hiện tại là 0.9x. Giá mục tiêu hiện tại là 33.000 đồng và chúng tôi sẽ cân nhắc điều chỉnh tăng giá mục tiêu sau khi nhận thấy tín hiệu tích cực từ bức tranh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nhà đầu tư ưa thích cổ phiếu ngân hàng có thể cân nhắc tích lũy TCB cho dài hạn khi thị trường có những nhịp điều chỉnh mạnh.

MSN – Tiêu dùng thấp hơn kỳ vọng gây áp lực lên kết quả kinh doanh năm 2023

08-05-2023
: MSN, MCH, MSR, MML
: Bán lẻ, Bán lẻ thực phẩm và hàng thiết yếu, Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
: An Nguyễn
Tags:
- Q1 2022, Tập đoàn Masan (HSX: MSN) ghi nhận doanh thu thuần đạt 18.706 tỷ đồng (-9,3% QoQ; +2,8% YoY) và lợi nhuận thuần sau phân bổ CĐTS đạt 215 tỷ đồng (-73,3% QoQ; -86,5% YoY). Lợi nhuận tăng trưởng âm hai con số ở mức cao là do tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/Doanh thu cao hơn; đóng góp lợi nhuận của Techcombank thấp hơn; và sự gia tăng của chi phí lãi vay.
- Vì kết quả kinh doanh Q1 2023 thấp hơn nhiều so với dự báo của chúng tôi nên chúng tôi điều chỉnh giảm dự phóng kết quả kinh doanh năm 2023. Dự phóng doanh thu, LNST trước và sau phân bổ CĐTS năm 2023 lần lượt là 78.348 tỷ đồng (+2,8% YoY), 2.413 tỷ đồng (-49,2% YoY) và 1.372 tỷ đồng (-61,5% YoY). EPS ước tính là 963 đồng (-61,5% YoY).
- Dựa trên định giá SoTP, chúng tôi hạ mức giá mục tiêu của MSN xuống 85.000 đồng/cổ phiếu từ mức 101.400 đồng/cổ phiếu trong dự báo trước đây của chúng tôi vào tháng 03/2023. Chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY cổ phiếu MSN để đầu tư dài hạn với tổng lợi nhuận kỳ vọng trong 12 tháng tới là +14,7% so với giá đóng cửa 74.100 đồng ngày 08/05/2023.

PVP – Giá cước tăng là động lực cho tăng trưởng lợi nhuận mảng vận tải dầu thô

05-05-2023
: PVP
: Dầu khí
: Xuân Vũ
Tags: Cập nhật KQKD Giá cước tăng định giá hấp dẫn
- CTCP Vận tải dầu khí Thái Bình Dương (PVP) hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải dầu thô và cho thuê FSO. Ngoài ra, PVP còn vận hành thương mại 2 tàu PVT Hera và PVT Mercury cho công ty mẹ PVTrans (PVT).
- Nhờ cuộc chiến Nga – Ukraine, giá cước vận tải dầu thô tăng mạnh từ nửa cuối năm 2022. Theo đó, giá cước cho thuê tàu Apollo liên tục tăng từ mức 10.000 USD/ngày lên mức 30.000 USD/ngày ở thời điểm hiện tại. Trong tháng 5 này, PVP sẽ ký hợp đồng mới cho tàu Apollo với mức cước trung bình 37.000 USD/ngày – 40.000 USD/ngày.
- Bên cạnh mảng vận tải dầu thô được hưởng lợi từ giá cước tăng, PVP còn duy trì đươc dòng tiền ổn định từ việc cho thuê tàu trần FSO Đại Hùng Queen. Hợp đồng của FSO Đại Hùng Queen đã được ký mới từ cuối 2022 với các điều khoản được giữ nguyên.
- LNST 2023 có thể đạt 210 tỷ đồng, tương đương với 2022 cho dù năm 2022 có lợi nhuận đột biến từ bán tàu Athena. Theo đó EPS 2023 vào khoảng 2.120 đồng. Cổ phiếu PVP hiện đang được giao dịch ở mức P/E 2023 ~ 5,8x, khá hấp dẫn so với các công ty cùng ngành. Trong dài hạn, điều đáng chú ý của PVP đến từ (1) mở rộng đội tàu (2) chính sách cổ tức tiền mặt ổn định ở mức 1.000 đồng/cp ~ tỷ suất cổ tức 8,2%. Do đó, chúng tôi cho rằng đây là cổ phiếu có thể tích lũy ở mức giá hiện tại.

ELC – KQKD Q1-2023: Lợi nhuận thấp khi chưa đến thời điểm ghi nhận dự án lớn

04-05-2023
: ELC
: Dịch vụ viễn thông
: Tùng Đỗ
Tags: ELC
- Doanh thu Q1-2023 đạt 86 tỷ đồng (-58% YoY) và LNST cổ đông công ty mẹ đạt 4 tỷ đòng (-67% YoY), chỉ hoàn thành lần lượt 10% và 6% KH kinh doanh của năm 2023.
- Cho năm 2023, ELC đặt KH doanh thu là 850 tỷ đồng (-2% YoY), thấp hơn mức dự phóng là 1.100 tỷ đồng, trong khi KH LNST là 56 tỷ đồng (+51% YoY), tương đối phù hợp với dự phóng là 54 tỷ đồng. Chúng tôi kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận sẽ vào khoảng Q2-Q3/2023 khi Công ty bàn giao dự án Giao thông minh cho tuyến cao tốc Nha Trang – Cam Lâm (dự kiến thông xe tháng 5/2023).
- Dự phóng và giá mục tiêu hiện đang đươc xem xét lại.

Sự đa dạng hóa trong kế hoạch kinh doanh năm 2023 của các nhà sản xuất lốp xe Việt Nam

28-04-2023
: DRC, CSM, SRC
: Xe hơi và phụ tùng
: An Nguyễn
Tags:
- Từ tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023 của các doanh nghiệp sản xuất lốp xe Việt Nam, chúng tôi nhận thấy một bức tranh đa dạng trong các chỉ tiêu kinh doanh. Mặc dù tiêu thụ lốp xe ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu được dự báo sẽ yếu trong năm 2023, chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp này vẫn tiếp tục đầu tư vào hoạt động mở rộng sản xuất.
- Chúng tôi cho rằng có một sự tác động trái chiều đến tỷ suất lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất lốp Việt Nam trong năm 2023, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Ở khía cạnh tích cực, chi phí nguyên vật liệu được dự đoán sẽ giảm trong năm 2023. Ở khía cạnh tiêu cực, chúng tôi nhận thấy tín hiệu giảm giá bán đầu ra, dẫn đến rủi ro biên lợi nhuận gộp giảm.
- Trong bối cảnh chi phí logistic giảm kể từ đầu năm 2023, chúng tôi cho rằng đây là yếu tố đóng góp tích cực cho lợi nhuận của các nhà sản xuất lốp xe Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tác động tích cực này sẽ không mạnh do chi phí logictis chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của các công ty này.

VHC - Triển vọng nửa cuối 2023 sẽ sáng hơn

27-04-2023
: VHC
: Thủy sản
: Loan Nguyễn
Tags:
- VHC báo cáo kết quả kinh doanh Q1/2023 yếu kém, với doanh thu là 2,2 nghìn tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ. LNST giảm 60% YoY trong Q1/2023 xuống còn 219 tỷ đồng.
- Chúng tôi kỳ vọng điểm rơi phục hồi KQKD của VHC là vào nửa cuối năm 2023 với các yếu tố hỗ trợ: (1) thị trường Mỹ phục hồi; (2) các đơn đặt hàng phục hồi từ thị trường Trung Quốc sau khi mở cửa trở lại. Nhìn chung, trong năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và LNST đạt 10,6 nghìn tỷ đồng (-20% YoY) và 1,3 nghìn tỷ đồng (-34% YoY). EPS 2023 là 7.134 đồng (-34% YoY).
- Sử dụng phương pháp định giá kết hợp giữa FCFF và SoTP theo tỷ lệ 50:50, chúng tôi đưa ra giá trị hợp lý là 57.500 đồng, tương ứng với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng là +1% bao gồm tỷ suất cổ tức bằng tiền mặt là 4%. Chúng tôi khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu này.

SCS - Cập nhật KQKD Q1-2023: Sản lượng hàng XNK giảm xuống mức thấp kỷ lục

26-04-2023
: SCS
: Logistics
: Tùng Đỗ
Tags:
- Doanh thu Q1-2023 giảm -34% YoY và LNST giảm -40% YoY khi sản lượng hàng XNK xuống mức thấp nhất kể từ khi niêm yết.
- Trong năm nay, SCS đặt KH khá thấp, chủ yếu do lo ngại về dòng chảy thương mại kém, với thông lượng hàng XNK và LNTT đều giảm 11% YoY. Doanh thu/LNTT quý này hoàn thành 19%/21% KH năm 2023.
- Cho năm 2023, doanh thu và LNST dự phóng lần lượt đạt 740 tỷ đồng (-13% YoY) và 525 tỷ đồng (-19% YoY), tương ứng với mức EPS 2023F là 5.215 đồng. SCS đang được giao dịch tại mức P/E 2023F là 13.6x. Duy trì khuyến nghị TÍCH LŨY với GMT là 69.300 đồng.
Cập nhật thị trường tiền tệ tháng 04/2023

25-04-2023
: VDS
: Vĩ mô
: Hà My Trần
Tags:
- NHNN tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống.
- Tín dụng đang phục hồi.
- Nhận định về thông tư 02-03/2023 của NHNN.
Ngành thép Quý I/2023: Hồi phục chậm hơn kỳ vọng

24-04-2023
: HSG, HPG, NKG
: Nguyên vật liệu
: Trinh Nguyễn
Tags: Thép
- Tín hiệu hồi phục sản lượng chưa rõ ràng.
- Xuất khẩu tôn mạ là điểm sáng hiếm hoi.
- Mùa công bố KQKD Quý 1/2023 bắt đầu, SMC có lợi nhuận ròng dương trở lại.
Đồng USD vẫn thống trị

21-04-2023
: VDS
: Vĩ mô
: Bernard Lapointe
Tags:
- Đồng đô la Mỹ từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trên thị trường toàn cầu.
- Đồng đô la Mỹ tiếp tục sứ mệnh này ngay cả khi nền kinh tế Mỹ đã giảm đáng kể đóng góp vào sản lượng sản xuất toàn cầu trong hai thập kỷ qua.

CẬP NHẬT ĐHCĐ CTCP LONG HẬU – CHẬM RÃI, ỔN ĐỊNH & BỀN VỮNG

21-04-2023
: LHG
: BĐS KCN
: Hưng Lê
Tags:
- Long Hậu đặt kế hoạch kinh doanh cho năm 2023 với doanh thu dự kiến là 902,1 tỷ đồng, tăng 28,5% so với sô thực hiện năm trước và lợi nhuận sau thuế dự kiến là 127,05 tỷ đồng, giảm 37,7%. Đối với kế hoạch chi đầu tư, Long Hậu tiếp tục có kế hoạch đầy tham vọng với tổng vốn đầu tư lên đến 1.853,3 tỷ đồng (+23.1% YoY).
- Về dài hạn, tiến độ của các dự án bất động sản đang chậm lại do bị ảnh hưởng bởi quy hoạch chung của tỉnh, Nghị định 35 và chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Trong khi đó, LHG đang đẩy nhanh các dự án RBFs ở cả KCN Long Hậu 3.1 và CNC Đà Nẵng.
- Chúng tôi dự phóng tổng doanh thu sẽ đạt 126 tỷ đồng (+15% YoY) và LNST-CĐTS là ~ 45 tỷ đồng (-6% YoY) cho quý đầu tiên của năm 2023. Trong khi đó, doanh thu và LNST của năm 2023 lần lượt ước đạt 694 tỷ đồng (+10%YoY) và 288 tỷ đồng (+40%YoY).
- Dựa trên phương pháp định giá tổng thành phần (SOTP), chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA và giữ nguyên giá mục tiêu 33.000 đồng/ CP. Kết hợp mức cổ tức tiền mặt hàng năm là 1.900 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời kỳ vọng sẽ là + 38.7% (dựa trên giá đóng cửa ngày 07/02/2023).

Ngành cảng biển – Khó khăn hiện rõ và chưa có tín hiệu tin cậy cho sự hồi phục trong ngắn hạn

20-04-2023
: GMD, VSC
: Cảng biển
: Cao Ngọc Quân
Tags: Cảng biển
- Tổng kim ngạch XNK hàng hóa container đường biển Q1/2023 ước tính đạt 74 tỷ USD (-12% YoY) trong đó, giá thị xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt là 43 tỷ USD (-10% YoY) và 31 tỷ USD (-15% YoY). Dòng chảy thương mại suy yếu đã dẫn tới sự sụt giảm về thông lượng container cả nước. Theo số thống kê của Cục Hàng Hải trong Q1/2023, tổng thông lượng container cả nước đạt 5,18 triệu TEU (-15% YoY) trong đó thông lượng xuất khẩu, nhập khẩu và nội địa lần lượt là 1,76 triệu TEU (-8% YoY), 1,78 triệu TEU (-18% YoY) và 1,69 triệu TEU (-17% YoY).
- Các doanh nghiệp XNK vẫn chưa sẵn sàng cho việc nhập khẩu để tích trữ hàng tồn kho làm nguyên liệu sản xuất khi giá trị nhập khẩu giảm sâu hơn giá trị xuất khẩu, đồng thời chỉ số PMI cũng ở dưới mức 50 trong phần lớn thời gian của hai quý gần nhất. Dòng chảy thương mại vẫn chưa phát đi những tín hiệu khởi sắc để giúp hoạt động cảng biển có thể sớm phục hồi trong ngắn hạn.
