imageimage

GEG – Lợi nhuận gấp đôi cùng kỳ

image
image05-05-2022
: GEG
: Tiện ích công cộng
: Nguyễn Ngọc Thảo
Tags:

  • Trong quý 1, doanh thu và LNST đạt lần lượt 570 tỷ và 142 tỷ, +87% YoY và +119% YoY. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với cùng kỳ là nhờ vào đóng góp của các dự án điện gió.
  • Năm 2022, doanh nghiệp đặt ra kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 2.073 tỷ đồng, +37% YoY và 345 tỷ đồng -7% YoY. Thủy điện/ Điện mặt trời và điện gió đóng góp lần lượt 25%/40%/35$ trong tổng doanh thu. Chúng tôi thấy rằng doanh nghiệp khá thận trọng khi đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi trong khi dự phóng của chúng tôi, lợi nhuận trước thuế đạt 433 tỷ, +20% YoY nhờ vào việc hoạt động cả năng của ba dự án điện gió.
  • Lợi nhuận của doanh nghiệp những năm sau sẽ tăng đều nhờ vào việc lãi vay giảm dần khi doanh nghiệp trả nợ đều đặn, dẫn đến biên lợi nhuận ròng sẽ cao dần. Sắp tới, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ thị trường điện gió để tiếp tục mở rộng danh mục năng lượng tái tạo, nâng cao công suất.
  • Giá mục tiêu gần nhất của chúng tôi là 25.000 đồng, tương ứng với tỷ suất sinh lời khoảng 14% so với giá đóng cửa ngày 5/5/2022, do đó chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY cổ phiếu. Chúng tôi sẽ cập nhật giá mục tiêu mới trong báo cáo tiếp theo.

image
imageimageimage 114

BMP - Cập nhật ĐHCĐ 2022: Sự phục hồi chắc chắn

image
image04-05-2022
: BMP
: Nguyên vật liệu
: Tam Pham
Tags:

  • Sản lượng tiêu thụ giảm -11,4% YoY và -12,5% QoQ xuống 22.635 tấn trong quý 1/2022 do kỳ nghỉ Tết kéo dài hơn và các hoạt động xây dựng phục hồi chậm trong khi giá vật liệu xây dựng đạt mức cao mới.
  • Giá bán bình quân tăng cùng với giá đầu vào giảm đã thúc đẩy biên lợi nhuận gộp Q1 tăng. Tỷ suất lợi nhuận gộp phục hồi nhanh chóng từ mức đáy 4,5% trong Q3/2021 lên 23,6% trong Q1/2022.
  • Sản lượng tiêu thụ có thể không đạt được mục tiêu tăng trưởng 10% của công ty do giá vật liệu xây dựng tăng đang gây áp lực lên nhu cầu xây dựng. Giá bán cũng có dư địa tăng không đáng kể sau khi đã tăng mạnh trong suốt năm 2021. Tuy nhiên, chúng tôi duy trì quan điểm tích cực về khả năng phục hồi sản lượng tiêu thụ và tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2022 của công ty từ mức thấp kỷ lục 2021. Dự phóng của chúng tôi đang được điều chỉnh nhằm phản ánh những thay đổi gần đây trong tiêu thụ và giá đầu vào nhưng chúng tôi kỳ vọng điều này sẽ không thay đổi giá mục tiêu đáng kể so với giá mục tiêu hiện tại là 68.700 đồng/cổ phiếu.

image
imageimageimage 56

Mức độ biến động toàn cầu sẽ duy trì ở mức cao

image
image29-04-2022
:
: Vĩ mô
: Bernard Lapointe
Tags:

Trong Báo cáo Chiến lược Đầu tư năm 2022 của chúng tôi, chúng tôi đã nêu quan điểm năm 2022, “kỳ vọng sự biến động sẽ tiếp tục tăng và sẽ tiếp tục sự chuyển dịch từ các tài sản rủi ro sang các tài sản an toàn hơn”.

Động thái này đã xảy ra. Chỉ số VIX - một thước đo phổ biến về kỳ vọng biến động của thị trường chứng khoán Mỹ dựa trên các hợp đồng quyền chọn của Chỉ số S&P 500 (Hình 1) - đã chạm mức 32 và trên mức này ba lần trong năm 2022. Tại mức trên 23 (đường màu xanh), đường trung bình động hàm mũ 200 ngày đang ở mức cao nhất kể từ tháng 3/2021.

image
imageimageimage 84

Ngành ngân hàng – Cập nhật sơ lược kết quả kinh doanh Q1/2022

image
image28-04-2022
:
: Ngân hàng
: Thành Nguyễn Ngọc
Tags:

  • Sự phân hoá mạnh mẽ trong tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng đã công bố KQKD Q1/2022 phù hợp với dự báo của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong Q2/2022, trước khi các ngân hàng được hưởng lợi từ nền so sánh thấp và hạn mức tăng trưởng tín dụng được nâng trong nửa cuối năm 2022.
  • Lãi suất huy động niêm yết tại các ngân hàng tư nhân đang tăng lên. Điều này cũng được phản ánh qua việc lãi suất huy động bình quân tăng trong Q1/2022 so với Q4/2021. Trong khi đó, các ngân hàng quốc doanh vẫn duy trì mức lãi suất kể từ giữa năm 2021. Chúng tôi chứng kiến ​​tốc độ tăng lãi suất huy động đang chững lại tại các ngân hàng tư nhân hàng đầu, do đó, kỳ vọng lãi suất huy động niêm yết tương đối ổn định trong Q2/2022. Lãi suất vẫn sẽ tăng từ mức hiện nay trong giai đoạn cuối năm.

image
imageimageimage 118

TNG – KQKD Q1/2022 và cập nhật ĐHCĐ 2022

image
image27-04-2022
: TNG
: Dệt may
: Loan Nguyễn
Tags:

  • Trong Q1/2022, TNG đạt doanh thu và LNST lần lượt là 1.260 tỷ đồng (+38% YoY) và 38 tỷ đồng (+74% YoY). Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi cải thiện năng suất lao động và nhu cầu tăng lên của khách hàng đối với các sản phẩm may mặc, đặc biệt là từ Decathlon.
  • TNG đặt kế hoạch năm 2022 với doanh thu và LNST lần lượt là 6.000 tỷ (+10% YoY) và 280 tỷ (+21% YoY). Kế hoạch này không bao gồm đóng góp từ bất động sản. Khu công nghiệp Sơn Cẩm có thể bắt đầu đóng góp vào lợi nhuận của TNG trong nửa cuối năm 2022.
  • Chiến lược giai đoạn 2022 - 2025: (1) tăng thêm 33% để đạt 383 dây chuyền may mặc năm 2025, thúc đẩy doanh thu năm 2025 vượt 10.000 tỷ đồng; (2) mở rộng đơn đặt hàng từ các khách hàng hiện tại (đặc biệt là Decathlon và Columbia); (3) tiếp tục phát triển các dự án bất động sản nhà ở.

image
imageimageimage 124

Một số điểm chính về thị trường tiền tệ trong tháng 4/2022

image
image26-04-2022
:
: Vĩ mô
: Ha My
Tags:

  • Nhu cầu tín dụng sẽ duy trì ở mức cao.
  • Lãi suất huy động có dấu hiệu tăng trên diện rộng.
  • Thanh khoản tiền VND bớt eo hẹp, nhu cầu USD gia tăng.

Nhu cầu tín dụng sẽ duy trì ở mức cao

Theo thống kê của NHNN, tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 2/2022 đạt xấp xỉ 2,7% so với đầu năm, chỉ tăng nhẹ so với mức tăng 2,5% của tháng 1/2022. Như vậy, tăng trưởng tín dụng tháng 2 không thay đổi nhiều so với tháng trước, phù hợp với quy luật nhiều năm khi nhu cầu vay vốn chững lại trong giai đoạn Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, tín dụng đã tăng tốc đáng kể trong tháng 3 và tháng 4, theo ước tính của NHNN, đến hết tháng 3/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 5,0% và tính đến 19/4 ước đạt 6,4%. Song song với diễn biến trên, dư nợ tín dụng của riêng TP.HCM tính đến cuối tháng 4/2022 đạt 3 triệu tỷ đồng (tương đương 27% dư nợ toàn hệ thống), ghi nhận mức tăng trưởng khá cao khoảng 7% so với đầu năm.

image
imageimageimage 110

MWG – Ghi chú ĐHCĐ 2022

image
image25-04-2022
: MWG
: Bán lẻ, Bán lẻ thiết bị công nghệ
: Tung Do
Tags:

  • Kế hoạch năm 2022: doanh thu và LNST tăng 14% ​​YoY/30% YoY lên 123 nghìn tỷ đồng/901 tỷ đồng. Kế hoạch này hàm ý biên lợi nhuận ròng sẽ được cải thiện trong năm 2022, điều mà chúng tôi cho rằng sẽ đến từ việc tối ưu hóa vận hành của các chuỗi chính, đặc biệt là Bách Hóa Xanh (BHX).
  • Đối với chuỗi TGDĐ & ĐMX, chúng tôi cho rằng động lực tăng trưởng chính sẽ đến từ khả năng gia tăng thị phần bán các sản phẩm Apple và điện máy khi chuỗi Topzone và chuỗi ĐMX tiếp tục mở rộng hơn nữa hệ thống cửa hàng của mình, trong bối cảnh sức mua giảm do lạm phát khiến dự báo tăng trưởng của thị trường điện tử, điện máy chỉ dừng lại ở mức một chữ số trong năm nay.
  • Về chuỗi BHX, năm 2022 sẽ là năm mà ban lãnh đạo thay đổi toàn diện về khâu vận hành (đảm bảo chất lượng hàng tươi sống, cải thiện không gian mua sắm, tối ưu hóa công nghệ dự báo hàng tồn kho), nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc nhanh chóng nhân rộng hệ thống cửa hàng trong những năm tiếp theo. ĐHCĐ cũng đã phê duyệt phương án phát hành riêng lẻ với tỷ lệ chào bán tối đa 20% nhằm huy động vốn đầu tư cho các hoạt động hậu cần (back-end).

image
imageimageimage 98

LHG – Kế hoạch kinh doanh thận trọng

image
image22-04-2022
: LHG
: Bất động sản
: Hoàng Minh Thắng
Tags:

  • Trong năm 2021, LHG ghi nhận doanh thu và LNST lần lượt 782 tỷ đồng (+16% yoy) và 295 tỷ đồng (+49% yoy), phù hợp với dự phóng của chúng tôi. Mảng KCN đem lại tăng trưởng tích cực cho LHG trong 6T đầu năm 2021, với diện tích cho thuê KCN đạt 12ha (+20% yoy) và giá thuê đạt $200/m2 (+5% yoy).
  • Năm 2022, nhu cầu cho thuê KCN sẽ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng mảng KCN, cũng như tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của LHG nói chung. Nhờ đó, doanh thu và LNST dự báo tăng trưởng cao trong năm 2022, ước đạt lần lượt 918 tỷ (+17%) và 373 tỷ đồng (+28%), EPS tương ứng là 7.016 đồng/cp.
  • Giá mục tiêu hiện tại của LHG là 67.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời 27,1% so với mức giá đóng cửa ngày 21/4/2022. Định giá forward P/E 2022 của là 7,6x và P/B là 1,6x, thấp hơn so với mức P/E và P/B của 2021 (9.7x và 1,8x).

image
imageimageimage 113

Dự báo triển vọng tích cực dành cho các nhà sản xuất FMCG của Việt Nam vào năm 2022

image
image21-04-2022
:
: Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
: An Nguyễn
Tags:

  • Các nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tiếp tục nắm bắt xu thế ngày càng tăng của tiêu dùng hàng FMCG bất chấp đại dịch Covid-19, đưa tới triển vọng tích cực cho tăng trưởng doanh thu năm 2022. Cụ thể, các nhà sản xuất FMCG trong nước như MSN, KDC, DBC hoặc Nova Consumer sẽ là một trong những người hưởng lợi nhiều nhất từ ​​xu hướng này, do 1) giá bán thấp hơn so với sản phẩm FMCG nhập khẩu; 2) quen thuộc hơn với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam; và 3) nguồn cung sản phẩm FMCG nhập khẩu thấp hơn do vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Tổng tăng trưởng doanh thu của các nhà sản xuất FMCG dự kiến ​​sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm vào Quý 3/2022. Nhờ sự mở rộng chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19, kênh tại chỗ dự kiến ​​sẽ chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022. Các hoạt động tại chỗ đã bị tạm ngừng hoạt động do đại dịch Covid-19 vào quý 3/2021, do đó doanh số bán hàng trong quý 3/2022 được kỳ vọng sẽ cho thấy mức tăng trưởng mạnh nhờ nền thấp. Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng doanh số bán hàng của các nhà sản xuất FMCG đạt mức cao năm 2022, sau đó bình thường hóa năm 2023.

image
imageimageimage 105

Chúng ta đang dần nhìn thấy chính sách áp chế tài chính

image
image20-04-2022
:
: Vĩ mô
: Bernard Lapointe
Tags:

  • Lãi suất và trái phiếu khu vực châu Á tiếp tục bị bán tháo, nguyên nhân đến từ cả áp lực từ quốc tế và sự thay đổi chính sách và vĩ mô trong nước.
  • Tại châu Á, lạm phát đang gia tăng và ở một số nền kinh tế, hiện đã vượt xa mức mục tiêu và dự báo của các ngân hàng trung ương.
  • Chúng ta đang ở trong giai đoạn biến động và gián đoạn kinh tế và xã hội trong ít nhất sáu tháng tới.

image
imageimageimage 105

Ghi chú ĐHCĐ FRT 2022 – Sự mở rộng “thần tốc” của chuỗi nhà thuốc Long Châu và sự phục hồi mảng ICT thúc đẩy lợi nhuận năm 2022

image
image19-04-2022
:
: Bán lẻ, Bán lẻ thiết bị công nghệ
: Tung Do
Tags:

  • ĐHCĐ đã phê duyệt kế hoạch năm 2022, trong đó mục tiêu doanh thu/LNST tăng 20% ​​YoY/30% YoY lên 27 nghìn tỷ đồng/720 tỷ đồng. Dự báo doanh thu thuần và LNTT năm 2022 hiện tại của chúng tôi cao hơn 6% so với kế hoạch trên,
  • Chính sách cổ tức tiền mặt được thông qua cho năm 2021 và 2022 lần lượt là 500 đồng/cổ phiếu và 1.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả tương ứng cho năm 2021 là 8,9%, trong khi tỷ lệ của năm 2022 là 20,7% LNST dự phóng của chúng tôi.
  • KQKD Q1-2022 sơ bộ khá vững chắc với doanh thu tăng hơn 65% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 5 lần lên xấp xỉ 150 tỷ đồng.

image
imageimageimage 105

Tăng trưởng xuất khẩu phân hóa trong Q1/2022

image
image18-04-2022
:
: Vĩ mô
: Ha My
Tags:

  • Cán cân thương mại thặng dư trở lại trong tháng 3/2022.
  • Tăng trưởng xuất khẩu có sự phân hóa trong các nhóm hàng và thị trường.
  • Nhập khẩu suy giảm ở nhóm hàng tiêu dùng và máy móc thiết bị.

Cán cân thương mại thặng dư trở lại trong tháng 3/2022

Trong tháng 3, xuất khẩu Việt Nam tiếp tục khởi sắc với mức tăng 17,0% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 15,5% trong tháng 2/2022. Trong đó, xuất khẩu khu vực FDI tiếp tục cải thiện với mức tăng trưởng 17,8% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng 14,9% của khu vực trong nước. So với hai tháng đầu năm, đà tăng trưởng xuất khẩu của khu vực trong nước cho thấy dấu hiệu chững lại trong tháng qua. Khác với hai tháng đầu năm, nhập khẩu trong tháng 3/2022 tăng chậm hơn xuất khẩu, tăng trưởng 14,6% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 22,3% trong tháng 2/2022. Xu hướng tăng chậm lại ở chiều nhập khẩu khá tương đồng đối với cả hai khu vực FDI và trong nước. Do đà tăng của nhập khẩu thu hẹp, cán cân thương mại ghi nhận mức thặng dư khoảng 2,0 tỷ USD trong tháng qua. Lũy kế từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cả nước tăng 13,4% so với cùng kỳ, nhập khẩu tăng 15,2%, thặng dư thương mại trong Q1/2022 ước đạt 1,5 tỷ USD, thấp hơn mức thặng dư 2,8 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.  

image
imageimageimage 102

Tags

Cập nhật KQKDTriển vọng ngànhThị trường tiền tệChính sách tiền tệXuất khẩuThủy vănFEDLãi suấtCMGTNHPNJKBCVSHKDHHNDPHRACVHDGTCBDBDQNSTNGREEFPTVĩ môThương mạiMCMPC1VHCELCThị trường Bất Động SảnCập nhật ngànhSRCDRCCSMLốp cao suDược phẩmTRAHPGHSGSMCQTPPVDIMPMSHÔ tô và phụ tùngCập nhật kết quả kinh doanhTỷ giáVCBBán lẻGMDCảng biểnSIPBĐS KCNIDCdầu khíPVTDệt mayTriển vọng 2023ĐHCĐ bất thườngKế hoạch kinh doanh tham vọngCập nhật KQKD 2023, Cổ tức hấp dẫnTrái phiếuVNZvận tải biểnHAHNT2ĐiệnNikenFDIFMCvay thế chấpHàng khôngKQKD Q4-2022PPCCập nhật KQKD quý 4Thị trường khoanCập nhật KQKD Q4Giá thuê giàn tích cựcSCSTrung Quốc mở cửaNgân hàngKQKD Q4Điện gió ngoài khơiSư Tử Trắng Lô BCập nhật KQKD thángBán lẻ trang sức CTGKQKD Q4/22Thông tin ngànhNgành CNTTVận tải dầu khíGiá cước tăngMở rộng đội tàuDự phóng KQKD quýGhi chú ĐHCĐGiá phân giảmCập nhật KQKD 2023Cổ tức hấp dẫnVPBCập nhật KQKD Q4/22Kế hoạch 2023Cập nhật KQKD sơ bộĐHCĐ 2023OPEC+ cắt giảm sản lượngGiá dầu tích cựcThépđịnh giá hấp dẫnCập nhật KQKD Q1/23ĐHCĐgiá thuê giàn tăng caoBĐSPháp lýDự ánBán hàngtiền tệKQKD Q1/2023Ngành đườngĐịnh giáDoanh số bán xe2022VAMACập nhật ngành sữaGiá bột sữa nguyên liệuVNMmô hình định lượngbiên lợi nhuậnWMPCông ty sữa Việt NamMSNLTGHàng tiêu dùngvàngNgành tômtriển vọng 2H23Dự báo KQKDCập nhật KQKD 1Q23Giá lợn hơiNhu cầu phục hồigiá thức ăn chăn nuôiGiá đường tăngEl Ninongành thépđội tàu mở rộngngành hàng tiêu dùngngành sữagiá phân bón giảmcổ tức cao triển vọng 2H2023cập nhật KQKD Q2giá giàn duy trì mức caođền bù hợp đồngQ2 2023KCNKQKD 2Q2023steelBFCKQKD Q2/23Triển vọng nửa cuối 2023NLGCập nhật HĐKDOPECNgadầu thôLuật KCNNgành KCNKQKD Mercedes-BenzGDAlốp xe tảimùa mua sắmngành bán lẻNTCNợDCMQ3 2023Bưu chínhVTP10T2023PVSTRUNG LẬP2024thủy sảnNgành dầu khíDự phóng KQKDQ4-2023MSRTLGANVDPMKQKD Q4/2023CPILogisticsVDSFRTtrang sứcKQKD Q1/2024Ngành dệt mayTCHGiá cổ phiếuĐại hội cổ đôngMCHMMLWCM1Q2024TV2Mỹ-TrungVATKQKD Q2/2024vibMWG VSCBMP